Khi ăn một miếng măng cuốn nhồi thịt, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt, đắng của măng kết hợp với béo của thịt và mùi thơm nhẹ từ rau răm.
Xem thêm: Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Đặt chân đến Hà Giang và khám phá ẩm thực vùng miền, nhiều thực khách vẫn thường tìm thưởng thức món dân dã măng cuốn nhồi thịt.
Để làm món này không quá khó, nhưng quan trọng nhất là phải tìm được nguyên liệu măng vầu. Ở Hà Giang, măng vầu còn gọi là măng đắng, được hái vào khoảng tháng Chạp âm lịch vì khi ấy sẽ dễ chọn được những đọt măng non. Măng hái đầu mùa bao giờ cũng ngon hơn cuối mùa, từ hương vị đến độ giòn.
Người ta thường dùng măng để chế biến thành nhiều món như đem đi hầm xương đối với măng củ. Đối với măng cái (măng vầu đã lên tai xanh) thì phần thân sẽ xào tỏi, phần lớp ngoài đem đi cuốn thịt.
Măng mang về trước tiên sẽ được luộc chín, có nhà kỹ tính còn luộc 2-3 lần, ngâm muối để giảm bớt độ chua và mùi nồng của măng. Sau khi luộc thì vớt măng ra để nguội và đem cuốn.
Phần nhân làm bằng thịt gà được băm nhuyễn trộn với trứng, hành, rau răm và hạt tiêu. Bạn chỉ việc xúc nhân đổ lên lớp măng, cuốn đều tay cho chặt rồi cho vào nồi hấp. Đến khi măng mềm và chín là có thể lấy ra. Vị hơi ngọt pha với chút đắng của măng vầu kết hợp với thịt gà nhuyễn, béo, mùi thơm của rau răm tạo nên món ăn nhẹ nhàng nhưng khá ấn tượng.
Ngoài nguyên liệu thịt gà, nhiều người còn sử dụng thịt heo, nhưng chọn loại thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ để tăng thêm vị ngon. Thịt cũng được trộn với trứng và rau răm, khi nêm nếm không để nhân quá mặn vì như vậy khi cuốn lớp măng sẽ làm măng nhờn nhợn đắng.
Nước chấm cũng góp phần tạo nên linh hồn cho món ăn. Ngày trước người dân thường nấu nước mẻ, cho khoảng ba thìa mẻ vào chảo rán thật vàng rồi cho nước, gia vị vào là có chén nước chấm mang vị chua chua và thơm. Tuy nhiên bây giờ nhiều người dùng nước chấm tỏi ớt cho nhanh gọn.
Món này cũng thường được dùng để đãi khách quý vào dịp Tết. Chỉ cần một đĩa măng cuốn, cơm nếp chín và rổ rau cải non làm rau ghém là mâm cơm đã được xem là thịnh soạn. Bạn có thể thưởng thức món này ở các tỉnh miền núi phía bắc hay ngay tại Hà Nội ở trên đường Hoàng Ngân, Cầu Giấy. Một phần có giá khoảng 40.000 đến 50.000 đồng.
Xem thêm: Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Đặt chân đến Hà Giang và khám phá ẩm thực vùng miền, nhiều thực khách vẫn thường tìm thưởng thức món dân dã măng cuốn nhồi thịt.
Để làm món này không quá khó, nhưng quan trọng nhất là phải tìm được nguyên liệu măng vầu. Ở Hà Giang, măng vầu còn gọi là măng đắng, được hái vào khoảng tháng Chạp âm lịch vì khi ấy sẽ dễ chọn được những đọt măng non. Măng hái đầu mùa bao giờ cũng ngon hơn cuối mùa, từ hương vị đến độ giòn.
Người ta thường dùng măng để chế biến thành nhiều món như đem đi hầm xương đối với măng củ. Đối với măng cái (măng vầu đã lên tai xanh) thì phần thân sẽ xào tỏi, phần lớp ngoài đem đi cuốn thịt.
Măng cuốn nhồi thịt được trình bày bắt mắt khi hoàn thành. Ảnh: cafestyle
Măng mang về trước tiên sẽ được luộc chín, có nhà kỹ tính còn luộc 2-3 lần, ngâm muối để giảm bớt độ chua và mùi nồng của măng. Sau khi luộc thì vớt măng ra để nguội và đem cuốn.
Phần nhân làm bằng thịt gà được băm nhuyễn trộn với trứng, hành, rau răm và hạt tiêu. Bạn chỉ việc xúc nhân đổ lên lớp măng, cuốn đều tay cho chặt rồi cho vào nồi hấp. Đến khi măng mềm và chín là có thể lấy ra. Vị hơi ngọt pha với chút đắng của măng vầu kết hợp với thịt gà nhuyễn, béo, mùi thơm của rau răm tạo nên món ăn nhẹ nhàng nhưng khá ấn tượng.
Ngoài nguyên liệu thịt gà, nhiều người còn sử dụng thịt heo, nhưng chọn loại thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ để tăng thêm vị ngon. Thịt cũng được trộn với trứng và rau răm, khi nêm nếm không để nhân quá mặn vì như vậy khi cuốn lớp măng sẽ làm măng nhờn nhợn đắng.
Nước chấm cũng góp phần tạo nên linh hồn cho món ăn. Ngày trước người dân thường nấu nước mẻ, cho khoảng ba thìa mẻ vào chảo rán thật vàng rồi cho nước, gia vị vào là có chén nước chấm mang vị chua chua và thơm. Tuy nhiên bây giờ nhiều người dùng nước chấm tỏi ớt cho nhanh gọn.
Món này cũng thường được dùng để đãi khách quý vào dịp Tết. Chỉ cần một đĩa măng cuốn, cơm nếp chín và rổ rau cải non làm rau ghém là mâm cơm đã được xem là thịnh soạn. Bạn có thể thưởng thức món này ở các tỉnh miền núi phía bắc hay ngay tại Hà Nội ở trên đường Hoàng Ngân, Cầu Giấy. Một phần có giá khoảng 40.000 đến 50.000 đồng.
Lan Thoa (VnExpress)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét