Không chĩa đũa vào người khác khi ăn ở Trung Quốc hay chai rượu rỗng phải được đặt dưới sàn ở Nga... là những điều có thể bạn chưa biết.
Xem thêm: 9 điều cấm kỵ khi du lịch Hàn Quốc
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nguyên tắc ăn uống riêng biệt. Bạn nên nhập gia tùy tục để tránh gây những hiểu lầm đáng tiếc xoay quanh bàn ăn.
Trung Quốc: Nguyên tắc thứ nhất cần nhớ là đừng bao giờ chĩa đũa vào người đối diện, đó là biểu hiện của sự khiếm nhã. Nguyên tắc thứ hai đó là không bao giờ cắt sợi mì khi ăn. Họ quan niệm rằng sợi mì càng dài tượng trưng cho việc sống thọ, cắt mì đồng nghĩa với chết sớm.
Hàn Quốc: Người nhỏ trong nhà không được tự ý dùng bữa nếu người lớn chưa bắt đầu ăn.
Chile: Bạn đừng bao giờ dùng tay để ăn bất kỳ món nào ngay cả khi đó là pizza.
Italy: Khi bạn từ chối lần đầu lời mời dùng bữa của một người Italy, điều đó có thể vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, trong lời mời thứ hai, bạn nhất định phải nhận lời nếu không muốn tình cảm rạn nứt.
Pháp: Người Pháp ăn uống rất từ tốn, thậm chí là chậm chạp. Khi dùng bữa, bạn cũng đừng vội vàng ăn quá nhanh. Họ cho rằng những người ăn nhanh sở hữu tính cách không tốt. Bạn không nên bỏ lại thức ăn thừa, họ sẽ nghĩ rằng mình nấu ăn dở tệ.
Tanzania: Nếu được một gia đình Tanzania mời dùng tiệc tối, bạn nên đến trễ 20 phút thay vì đến sớm vì có thể khiến chủ nhà khó chịu.
Nga: Chỗ dành cho những chai rượu vodka rỗng là dưới sàn nhà, nếu đặt trên bàn là dấu hiệu của chuyện không hay sắp xảy ra. Họ cũng không dùng dao khi thưởng thức món ăn.
Ai Cập: Nếu món ăn bạn đang dùng có phần nhạt hơn so với khẩu vị quen thuộc, đừng rắc thêm muối vì đây là hành động có ý chê trách đầu bếp không nấu ăn ngon.
Kazakhstan: Trong một bữa ăn có phục vụ trà, tách của bạn thường sẽ chỉ được châm một nửa. Người Kazakhstan cho rằng nếu tách trà được châm đầy nghĩa là chủ nhà đang muốn tiễn khách.
Xem thêm: 9 điều cấm kỵ khi du lịch Hàn Quốc
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nguyên tắc ăn uống riêng biệt. Bạn nên nhập gia tùy tục để tránh gây những hiểu lầm đáng tiếc xoay quanh bàn ăn.
Trung Quốc: Nguyên tắc thứ nhất cần nhớ là đừng bao giờ chĩa đũa vào người đối diện, đó là biểu hiện của sự khiếm nhã. Nguyên tắc thứ hai đó là không bao giờ cắt sợi mì khi ăn. Họ quan niệm rằng sợi mì càng dài tượng trưng cho việc sống thọ, cắt mì đồng nghĩa với chết sớm.
Người Trung Quốc tin rằng sợi mì càng dài nghĩa là sống càng thọ. Cắt mì là điều không nên làm. Ảnh: Weirdhood.
Hàn Quốc: Người nhỏ trong nhà không được tự ý dùng bữa nếu người lớn chưa bắt đầu ăn.
Chile: Bạn đừng bao giờ dùng tay để ăn bất kỳ món nào ngay cả khi đó là pizza.
Italy: Khi bạn từ chối lần đầu lời mời dùng bữa của một người Italy, điều đó có thể vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, trong lời mời thứ hai, bạn nhất định phải nhận lời nếu không muốn tình cảm rạn nứt.
Pháp: Người Pháp ăn uống rất từ tốn, thậm chí là chậm chạp. Khi dùng bữa, bạn cũng đừng vội vàng ăn quá nhanh. Họ cho rằng những người ăn nhanh sở hữu tính cách không tốt. Bạn không nên bỏ lại thức ăn thừa, họ sẽ nghĩ rằng mình nấu ăn dở tệ.
Dùng bữa với người bạn Pháp, hãy ăn sạch sẽ chứ đừng để lại đồ thừa. Ảnh:Weirdhood.
Tanzania: Nếu được một gia đình Tanzania mời dùng tiệc tối, bạn nên đến trễ 20 phút thay vì đến sớm vì có thể khiến chủ nhà khó chịu.
Nga: Chỗ dành cho những chai rượu vodka rỗng là dưới sàn nhà, nếu đặt trên bàn là dấu hiệu của chuyện không hay sắp xảy ra. Họ cũng không dùng dao khi thưởng thức món ăn.
Ai Cập: Nếu món ăn bạn đang dùng có phần nhạt hơn so với khẩu vị quen thuộc, đừng rắc thêm muối vì đây là hành động có ý chê trách đầu bếp không nấu ăn ngon.
Rắc thêm muối vào món ăn sẽ khiến người Ai Cập nghĩ bạn chê họ nấu dở. Ảnh:Weirdhood.
Kazakhstan: Trong một bữa ăn có phục vụ trà, tách của bạn thường sẽ chỉ được châm một nửa. Người Kazakhstan cho rằng nếu tách trà được châm đầy nghĩa là chủ nhà đang muốn tiễn khách.
Tường Ý (theo Weirdhood)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét