Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương tự túc giá rẻ

Chùa Hương là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc. Quần thể bao gồm nhiều ngôi chùa lớn nhỏ trải dài từ chân lên đến đỉnh núi Hương Tích. Là một điểm tham quan du lịch linh thiêng nên du khách đến cần phải chuẩn bị trang phục phù hợp và giữ trật tự cũng như thể hiện được sự tôn kính đối với thần linh, Phật giáo.


Chùa Hương thường xuyên diễn ra các ngày lễ hội. Du khách có thể khéo léo chọn ngay những ngày này để vừa được tham quan du lịch, vừa được mở rộng thêm sự hiểu biết về các nền văn hóa truyền thống dân tộc miền Bắc.

1. Nên du lịch chùa Hương vào thời gian nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm. Du khách phương xa đến đây rất nhiều vào dịp lễ này. Lễ hội kéo dài nên có rất nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa diễn ra sôi động, những ngày lễ chính có cúng tế rất hoành tráng. Tuy nhiên, đối với du khách không thích sự ồn ào, đông đúc, chen chút thì nên tránh khoảng thời gian này. Đến chùa Hương vào các thời gian khác thì thoải mái hơn, dễ dàng đi lại hơn. Mọi người muốn đến chùa để cúng kiếng, thắp hương và cầu nguyện thì có lẽ vào ngày nào cũng có thể đến và thể hiện lòng thành của mình, không nhất thiết phải chọn đúng vào ngày lễ, rằm,…

2. Phương tiện du lịch chùa Hương.

Từ Hà Nội, du khách muốn đến chùa Hương có thể bắt xe buýt đi là tiện lợi nhất. Có hai con đường đến chùa Hương, mỗi ngày có nhiều tuyến xe buýt chở khách đến chùa Hương.

Đi xe máy tới chùa Hương. Đoạn đường qua thị trấn Vân Đình có nhiều cảnh sát giao thông đứng canh nên du khách đi xe máy nên lưu ý về tốc độ cho phép và tuân thủ đúng luật gian thông đường bộ để không gặp phải rắc rối khi bị giao thông thăm hỏi nhé! Đối với du khách không rành đường thì nên mang theo bảng đồ du lịch hoặc điện thoại có chức phần mềm chỉ đường để tránh đi lạc, mất thời gian.

3. Khách sạn, nhà nghỉ tại chùa Hương.

Đa số du khách tham quan chùa Hương và về trong ngày. Ít ai ở lại qua đêm tại đây, hoặc du khách thường trở về trung tâm thành phố, thị trấn để nghỉ ngơi. Nhà nghỉ tại khu vực chùa Hương rất ít và cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu qua đêm của phật tư hành hương là chủ yếu. Mọi nhu cầu sinh hoạt đều được phục vụ ở mức bình thường, giá rất rẻ.

4. Địa điểm du lịch tại chùa hương.

Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới vớichùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Các tuyến tham quan tại chùa hương:

- Tuyến Hương Tích: đền Trình, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa giải oan, đền Trần Song, động Hương Tích.
- Tuyến Thanh Sơn: chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.
- Tuyến Long Vân : chùa Long Vân, động Long Vân, hang Sũng Sàm.
- Tuyến Tuyết Sơn: chùa Bảo Đài, động chùa Cá, động Tuyết Sơn.

Lưu ý khi du lịch chùa Hương :

Du khách nên chuẩn bị trước những lễ vật để cúng như hương, trầu cau, rượu, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền cúng,… Những món đồ tuy nhỏ nhoi, đơn giản nhưng vào mùa lễ hội du khách phải mua với giá rất cao tại đây đấy.
Đến nơi trang nghiêm lễ Phật, một lưu ý đặc biệt là mọi du khách phải chọn trang phục phù hợp, kín đáo, lịch sự. Hoàn toàn không được mặc áo quần ngắn và quá mỏng.

5. Ăn gì khi du lịch chùa Hương?

Chùa Hương nổi tiếng với nhiều đặc sản như: rau sắng, mơ, chè củ mài, rượu mơ, chè lam …

chùa Hương được trồng ở sườn núi, vào mùa lễ hội cũng là mùa mơ chín. Khách du lịch đến đây sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng mơ chín rộ rất đẹp. Qủa mơ chùa Hương nổi tiếng thơm ngon và chế biến ra nhiều món ngon, đặc sản giải nhiệt tốt nhất.

Chè củ mài có thành phần chính là củ mài và mật ông. Còn vấn đề củ mài là củ gì thì du khách hãy đến chùa Hương để tìm câu trả lời chính xác cho riêng mình nhé. Một loại củ đặc biệt có thể dùng để nấu chè, nấu canh, làm bánh.

Chè Lam có thành phần chính là nếp cái, bột quế, lạc tươi và củ gừng tươi. Món ăn nhẹ thanh mát cũng rất được lòng du khách phương xa. Đây cũng là món ngọt truyền thống mà người người, nhà nhà tại chùa Hương đều biết làm và ăn thường xuyên.

Rau sắng là một loại rau rừng có hương vị ngon ngọt đậm chất hoang dã của núi rừng. Rau sắng luộc ăn kèm với tôm, thịt hoặc xào với thịt bò thì hết sảy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến