Grand Bazaar ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ thường được xem là khu mua sắm lâu đời nhất trong lịch sử với trên 3.000 tiểu thương bán đủ mặt hàng.
Xem thêm: Những trải nghiệm không ngờ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Grand Bazaar được xây dựng từ giữa thế kỷ 15, vẫn hoạt động cho đến tận ngày nay, trở thành điểm du lịch thu hút khách nhất thế giới và số lượng người mua sắm hằng năm lên tới 91 triệu người. Chợ gồm rất nhiều sạp hàng chuyên bày bán các đồ thủ công như trang sức, đồ da, thảm trải sàn, vải dệt và đổ cổ.
Xem thêm: Những trải nghiệm không ngờ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Grand Bazaar được xây dựng từ giữa thế kỷ 15, vẫn hoạt động cho đến tận ngày nay, trở thành điểm du lịch thu hút khách nhất thế giới và số lượng người mua sắm hằng năm lên tới 91 triệu người. Chợ gồm rất nhiều sạp hàng chuyên bày bán các đồ thủ công như trang sức, đồ da, thảm trải sàn, vải dệt và đổ cổ.
Một góc chợ Grand Bazaar ở Istanbul
Trước khi tham quan Grand Bazaar, có một số cửa hàng du khách nhất thiết phải ghé vào qua lối Nuruosmaniye, ví dụ như cửa hàng của Sevan Bıçakçı, thợ thiết kế trang sức nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ, tọa lạc tại Kutlu Han.
Nổi lên với nghệ danh “Vua Nhẫn”, Bıçakçı sử dụng kỹ nghệ khảm mosaic vi mô để tạo ra những tác phẩm đáng kinh ngạc lấy cảm hứng từ chính Istanbul. Những tuyệt tác này đã làm say lòng không ít ngôi sao nổi tiếng và được bày bán tại những cửa hàng danh giá nhất thế giới như Barney’s, Stanley Korshak và Maxfield.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều cửa hang trang sức quý giá, đẹp như thế này trong chợ Grand Bazaar
Đến Grand Bazaar, bạn như choáng ngợp trước vô vàn những món đồ gốm xứ tinh xảo
Một nhà thiết kết trang sức đang lên của Thổ Nhĩ Kỳ, Arman Suciyan, người từng làm cộng sự của nghệ nhân trang sức người Anh Stephen Webster rất nhiều năm, cũng là người đoạt giải thưởng Elle Style Award 2013, cũng mở một cửa hàng ở Cam Han trên Fenari Sokak để trưng bày các tác phẩm kỳ bí, thoát tục của mình.
Cửa hàng Sofa Art & Antiques, nằm ngay trước sân Nuruosmaniya, là địa chỉ lý tưởng của những món đồ cổ, đồ nghệ thuật, bản in, thư pháp, các bức tiểu họa của người Ottoman, đồ điêu khắc, vải vóc, sách và rất nhiều món hàng khác.
Những chiếc bình cổ được chạm trổ rất tinh tế
Ngoài gốm xứ, đồ nghệ thuật, bản in, thư pháp, các bức tiểu họa cũng được bán khá nhiều
Khi đặt chân vào Grand Bazaar qua cổng Nuruosmaniye, bạn sẽ bắt gặp những con phố dài nhộn nhịp như Kalpakçılar chuyên bày bán đồ trang sức, hay chính xác hơn là vàng, giá thuê sạp ở đây có thể lên tới khoảng 80.000 đô la một năm. Những sạp hàng nhỏ xíu này không chỉ nổi tiếng với khách du lịch mà còn là nơi người Thổ Nhĩ Kỳ lui tới mua vòng tay hoặc các đồng vàng để tặng trong dịp đám cưới – một truyền thống vẫn còn lưu tới ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung tâm của chợ, İç Bedestan, là khu vực buôn bán lâu năm nhất của ngôi chợ này. Còn được gọi bằng cái tên Cevahir Bedestan, nơi đây tập trung những món hàng quý báu nhất của chợ trong suốt chiều dài lịch sử, cũng là nơi đấu giá các nô lệ mãi cho đến giữa thế kỷ 19. Ngày nay, hàng chục cửa hàng đồ cổ đã mọc lên ở đây và bày bán các chứng tích lịch sử Byzantine và Ottoman, cùng những mặt hàng thủ công truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các du khách có thể dành hàng giờ để trò chuyện cùng các chủ cửa hang để tìm hiểu về nghề truyền thống tại đây
Lồng đèn được thiết kế theo kiểu truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ
Bạn là tín đồ yêu lụa là, có thể ghé tham quan cửa hàng Cashmere
Đồ thủ công L’orient là một trong những cửa hàng bé nhỏ có chứa vô số đồ cổ, các kho báu văn hóa như bộ sưu tập rối Karagöz đầy đủ nhất của Thổ Nhĩ Kì, từng được đưa tin trên các báo New York Times và Herald Tribune.
Con đường Hahcilar song song đó là nơi bày bán rất nhiều món quà lưu niệm hay ho như tiệm Abdulla, cửa hàng chuyên bán các loại khăn tắm bông mềm mại, xà phòng tự nhiên, cọ tẩy da chết, v.v. Cửa hàng Cocoon là nơi chuyên cung cấp các loại mũ nỉ, phục sức Trung Á cổ, vải dệt, chưa kể đến gối, túi xách, giày và các quà tặng khác.
Cửa hàng bán vải vóc làm từ bông dệt bằng tay và các khuy trùm đầu, hàng ngày thu hút khoảng 250.000 người ghé tham quan
Quẹo sang đường Takkeciler, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tấm thảm giàu sức sáng tạo của cửa hàng Dhoku, nhà tiên phong trong sản xuất thảm Thổ Nhĩ Kì kết hợp truyền thống và hiện đại, với các mặt hàng từ thảm vá cổ điển đến thảm kilim hiện đại, rực rỡ. Cũng trên đường này, cửa hàng Yazzma chuyên bán các loại vải gia dụng để trải bàn, gối, và nhiều mặt hàng khác.
Từ đây, du khách có thể ghé qua đường Gani Celebi để đến với cửa hàng AK Gümüş, chuyên bày bán các tác phẩm nghệ thuật vùng Trung Á, vô số trang sức và nữ trang. Nếu đã mỏi mệt, không nên bỏ qua Havuzlu, một cửa hàng dành cho các thương nhân đã hoạt động từ năm 1960. Nơi đây có đầy đủ không gian trong nhà, ngoài trời, phục vụ bánh mì kẹp doner kebab và các món ăn gia đình.
Nhớ ghé các quầy hàng bán tranh nghệ thuật để thưởng thức
Đi về phía đường Yağlıkçılar, hãy vào thăm quan những cuộn vải chất lượng nhất từ khắp nơi trên thế giới ở Yazmacı Necdet Danış. Ngoài ra, ở đây còn bán khăn choàng, đồ khoác ngoài và quà tặng có liên quan đến chất liệu vải độc đáo của Thổ Nhĩ Kỳ. Cửa hàng giày dân gian Nesim trên cùng con đường chuyên bày bán đủ loại giày sandal da truyền thống, giày thể thao đầy đủ màu sắc. Gần đó là cửa hàng Army of Love, cũng là nơi gây bất ngờ nhất trong chợ, chuyên bày bán áo jacket quân đội cũ được thiết kế lại.
Tọa lạc ở Zincirli Han, Şişko Osman được nhiều người xem như quê hương của các loại thảm Thổ Nhĩ Kì. Sang phía đường Kurkçular, du khách có thể thỏa thích mua các loại đồ da, đặc biệt là áo khoác da tại cửa hàng Koç Deri.
Các mặt hàng thực phẩm khô cũng được bán ở đây
Dù vào thời điểm nào, chợ Grand Bazaar cũng không lúc nào vắng khách cả
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Mavi Köşe, một kho tàng những món đồ vô giá và lịch sử hoạt động lâu đời. Cửa hàng này đã hoạt động ròng rã nửa thế kỷ, cũng là nơi du khách có thể tìm thấy những món đồ cổ thú vị, độc nhất vô nhị.
Theo Dailysabah, Mymodernmet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét