Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

8 di tích chiến tranh ở Việt Nam nên một lần ghé qua

Nhà tù Hỏa Lò, địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương... đều là những điểm đến dọc chiều dài đất nước còn in dấu ấn của thời chiến tranh.
Xem thêm: 10 điểm đến khắp Việt Nam cho người hoài cổ
Nếu yêu thích lịch sử, muốn dành thời gian tìm hiểu những địa danh, thắng cảnh lịch sử nổi tiếng của nước ta, bạn hãy thử tới các địa danh này, nơi nhiều du khách quốc tế gợi ý.

1. Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội được Pháp xây dựng năm 1896 với tên gọi Maison Centrale là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Hơn 2.000 người đã bị giam giữ tại đây chỉ trong giai đoạn nửa đầu những năm 1950 với những điều kiện sinh hoạt tồi tệ.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hỏa Lò là nơi giam giữ phi công Mỹ bị phía Việt Nam bắt sống và được gọi một cách giễu cợt là “Ngục thất Hà Nội”. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Dougglas Peterson, và ứng viên tổng thống Mỹ năm 2008 John McCain là những tù nhân nổi tiếng tại đây.

2. Khu vực phi quân sự, miền Trung Việt Nam

Vùng phi quân sự chia cắt hai miền nam bắc Việt Nam là một trong những nơi giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến. Bạn có thể tham gia những tour du lịch từ Huế đến những địa danh như di dích Trường Bồ Đề và Nhà thờ Long Hưng cũng như một vài đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ.

Khu căn cứ quân sự Khe Sanh hiện nay là một bảo tàng, nơi tưởng niệm mà bạn sẽ bắt gặp trên đường đi. Những chiếc xe tăng cũ của Mỹ, đại bác, vỏ máy bay trực thăng… được trưng bày ngoài trời tại đây.

3. Cầu Hiền Lương


Cầu Hiền Lương (Quảng Trị) bắc qua sông Bến Hải chia cắt hai miền Nam Bắc của Việt Nam từ 1954 cho đến lúc thống nhất đất nước. Cây cầu chứng nhân lịch sử về những nỗ lực đến hy sinh cả tính mạng để dành độc lập. Ngày nay, cây cầu là đài tượng niệm cho sự thống nhất của dân tộc. Bạn chỉ có thể đi bộ trên cầu vào dịp 30/4 hằng năm, người dân hai bên bờ sông Bến Hải đều tổ chức kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước.

4. Đài tưởng niệm và bảo tàng cầu Hiền Lương

Nằm tại bờ phía Nam của cầu Hiền Lương (Quảng Trị) là một nhà bảo tàng nổi bật với 6 bia tưởng niệm và tượng người phụ nữ bồng con. Trong bảo tàng còn có tượng vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những gian trưng bày hình ảnh, di tích như mảnh vỡ máy bay, mảnh bom….

5. Địa đạo Vịnh Mốc

Làng Vịnh Mốc (Quảng Trị) vốn nằm trong vùng oanh tạc tự do trong cuộc chiến tranh lịch sử. Điều này khiến cho những người dân ở đây không thể nào sống theo cách thông thường được và họ quyết định định cư dưới lòng đất và xây dựng địa đạo Vịnh Mốc. Không chỉ là nơi để ở, địa đạo còn là nơi vận chuyển vũ khí và thiết bị từ đảo Cồn Cỏ.

6. Khu tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai

“Tìm và diệt” vốn là một nhiệm vụ phổ biến trong chiến tranh, và quân đội Mỹ đã đốt trụi toàn bộ ngôi làng và thảm sát tất cả người dân. Và địa danh gây được sự chú ý lớn của công chúng chính là Mỹ Lai (Quảng Ngãi), mặc dù vụ thảm sát không chỉ dừng tại đấy.

Khi đến đây, bạn sẽ thấy tượng đài một người phụ nữ giơ tay lên trời, bên cạnh là thi thể của người nhà. Bảo tàng ở đây cũng có những bức hình về vụ thảm sát và những di vật như trang phục… và tất cả đều đầy vết đạn.

7. Địa đạo Củ Chi


Đây không phải là nơi dành cho những người sợ không gian chật hẹp. Địa đạo Củ Chi (ngoại thành TP HCM) là nơi quan trọng đối với những chiến sĩ cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ nay đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng. Lối vào địa đạo được ngụy trang cẩn thận và rất khó bị phát hiện.

Đi xuống địa đạo và bạn sẽ ở trong một mạng lưới những đường đi hoàn toàn không có ánh sáng và nhỏ hẹp. Ngoài địa đạo, ở đây cũng là nơi tái tạo lại những chiếc bẫy thủ công như hầm chông và cửa sập.

8. Bảo tàng Di tích Chiến tranh

Nếu bạn muốn tìm hiểu cặn kẽ về cuộc chiến tại Việt Nam, hãy đến đây. Bảo tàng ở TP HCM này có khu trưng bày, các infographic về những liệt sĩ và những người mất tích trong chiến tranh. Gian nhà chính của bảo tàng là nơi trưng bày những tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Khoảng sân nhỏ tại đây có xe tăng và những khí tài quân sự khác.

(theo Whenonearth)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến