Phần râu tượng Giza, bị rơi ra đã được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh, nhưng sự biến mất của phần đầu mũi vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải.
Xem thêm: Sự thật thú vị về tượng Nữ thần Tự do
Tượng nhân sư Giza là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của Ai Cập cũng như thế giới. Bức tượng đầu người mình sư tử này bảo vệ mặt trước của kim tự tháp Khafre. Nó được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại, và cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Ai Cập.
Xem thêm: Sự thật thú vị về tượng Nữ thần Tự do
Tượng nhân sư Giza là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của Ai Cập cũng như thế giới. Bức tượng đầu người mình sư tử này bảo vệ mặt trước của kim tự tháp Khafre. Nó được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại, và cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Ai Cập.
Quá trình xây dựng
Lý do thực sự đằng sau việc xây dựng tượng nhân sư Giza vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Nhiều người tin rằng nó được tạo nên để bảo vệ cao nguyênGiza, số khác lại cho rằng đây là bức chân dung của Pharaoh Khafre. Vì nó thẳng hàng với vị trí mặt trời mọc nên vào mỗi buổi sáng, vị vua Ai Cậpđều coi Giza như thần mặt trời và thờ lạy. Cũng chính bởi vậy nên người dân đặt tên cho bức tượng này là Hor-Em-Akhet (có nghĩ là "Horus củađường chân trời").
Tượng nhân sư Giza được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Ảnh: Guardians
Mặc dù nhiều tài liệu có liên quan đều khẳng định tượng nhân sư Gizađược Pharaoh Khafre xây dựng dựa trên hình tượng của chính mình,nhưng một số nhà nghiên cứu lại có giả thuyết khác. Họ cho rằng tượng đài khá giống với người anh trai của ngài là Djedefre và thậm chí còn cho dựng lại khuôn mặt của hai người để chứng minh cho lý thuyết của mình. Tuy nhiên, tất cả cũng vẫn chỉ là phỏng đoán.
Bí ẩn về chiếc mũi bị mất
Nguyên bản tượng nhân sư Giza được cho là có mũi và cả một bộ râu được gắn thêm vào sau khi bức tượng hoàn thành. Tuy nhiên, ngày nay cả phần mũi và râu của bức tượng đã biến mất và câu chuyện xung quanh điều này cũng là điều bí ẩn.Năm 1737, nhà thám hiểm người Đan Mạch Frederic Louis Norden đã phác họa một bản vẽ về tượng nhân sư và xuất bản vào năm 1755. Tuy nhiên, trong bản vẽ này bức tượng lại không có mũi, điều này rõ ràng là mâu thuẫn với truyền thuyết. Vậy thực sự điều gì đã xảy ra?
Một trong những giả thuyết phổ biến nhất là mũi của tượng nhân sư Gizađã bị phá hủy do đạn đại bác mà quân lính của Napoleon bắn trong trậnKim tự tháp. Theo một số dị bản khác thì việc này là do binh lính Anh, các chiến binh Mamluk gây ra. Nhưng các nhà nghiên cứu lại khẳng định hỏa lực thời đó không đủ mạnh để có thể bắn rụng được mũi của bức tượng. Vì vậy, chắc chắn phải có một lý do khác để lý giải bí ẩn này.
Một trong những bản phác họa tượng nhân sư đã được xuất bản. Ảnh: Datab
Vào thế kỷ 15, nhà sử học người Ả Rập Al-Maqrīzī đã viết rằng việc chiếc mũi bị mất là do sự phá hoại của Muhammad Sa'im al-Dahr, một người Hồi giáo mật tông đến từ Sa'id al-Su'ada. Năm 1378, khi chứng kiến việc những nông dân trong vùng cúng lễ vật cho bức tượng để cải thiện mùa màng, Sa'im al-Dahr đã rất phẫn nộ và phá hủy chiếc mũi để phản đối. Sau đó, người này bị trừng phạt bằng cách treo cổ. Al-Maqrīzī miêu tả tượng Nhân sư là "tấm bùa của sông Nile" bởi người dân trong vùng tin rằng bức tượng quyết định chu kỳ nước lũ.
Ngoài ra, nguyên nhân thứ ba được đưa ra là do hiện tượng xói mòn.Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng sự vận động của tự nhiên cùng với hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến tượng đài vĩ đại và khiến cho nó có hình dáng như hiện nay. Họ cũng khẳng định Nhân sư từng được sơn màu đỏ.
Nghiên cứu chi tiết hơn cho thấy nhiều màu sắc khác cũng đã được tìm thấy ở một số bộ phận riêng biệt của tác phẩm điêu khắc. Nhưng qua thời gian, những màu sắc này đã phai mờ. Vì vậy, hiện tượng xói mòn cũng có thể phá hủy phần mũi và râu mà di tích được cho là đã từng có.
Phần râu bị rời ra đã được tìm thấy và trưng bày tại một bảo tàng ở Anh. Ảnh: Wikipedia
Hiện nay, phần râu bị rơi ra đã được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh. Trong khi đó vẫn còn rất nhiều tranh cãi xunh quanh sự mất tích của chiếc mũi mà chưa có lời giải thỏa đáng.
(Theo VnExpress)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét