Cái tên thoạt nghe lạ tai, nhưng “gà ăn mày” lại là món ăn nổi tiếng ở Giang Tô, Triết Giang (Trung Quốc). Với vị thơm ngọt đậm, “gà ăn mày” có thể chinh phục bất cứ thực khách nào.
Xem thêm: Khám phá thế giới ẩm thực Trung Quốc
Tên gọi đơn giản có phần lạ tai, nhưng món ăn “gà ăn mày” mang hương vị rất đặc biệt và cách chế biến không kém phần độc đáo. Đằng sau món ăn kèm theo tích chuyện khá thú vị.
Xem thêm: Khám phá thế giới ẩm thực Trung Quốc
Tên gọi đơn giản có phần lạ tai, nhưng món ăn “gà ăn mày” mang hương vị rất đặc biệt và cách chế biến không kém phần độc đáo. Đằng sau món ăn kèm theo tích chuyện khá thú vị.
Tương truyền, vào thời điểm cuối thời Minh đầu nhà Thanh, một gã ăn mày lang thang trên hè phố Giang Tô đã liều mình ăn trộm con gà của nhà dân vì quá đói. Khi gã đang lúi húi nhóm lửa làm gà, bất ngờ, Hoàng thượng và các cận thần tiến tới. Quá hoảng loạn, gã vội vàng lấy lá sen bọc kín gà rồi phủ đất sét ở bên ngoài. Sau đó, gã quẳng con gà vào đống lửa. Không ngờ chính sự vô tình này đã tạo nên cách chế biến gà rất độc đáo.
“Gà ăn mày” từng được đưa vào thực đơn trong cung vua và trở thành món ăn nổi tiếng tới tận ngày nay. Món ăn trở thành nét hấp dẫn ẩm thực của người Hàng Châu, quyến rũ cả du khách nước ngoài khi lần đầu được thưởng thức.
Ngày nay, món gà được chế biến cầu kỳ hơn trước, nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon không kém gì xưa kia. Sau khi làm sạch, gà được ướp cùng nước tương, hoa hồi, dầu đinh hương, tiêu, quế, muối, đường.
“Gà ăn mày” từng được đưa vào thực đơn trong cung vua và trở thành món ăn nổi tiếng tới tận ngày nay. Món ăn trở thành nét hấp dẫn ẩm thực của người Hàng Châu, quyến rũ cả du khách nước ngoài khi lần đầu được thưởng thức.
Ngày nay, món gà được chế biến cầu kỳ hơn trước, nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon không kém gì xưa kia. Sau khi làm sạch, gà được ướp cùng nước tương, hoa hồi, dầu đinh hương, tiêu, quế, muối, đường.
Gà được bọc kín đất sét
Trong lúc chờ gà ngấm gia vị, người nấu bếp bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu nhồi bụng gà gồm thịt lợn, tôm, gừng, hành củ… Tất cả nguyên liệu được xào chin thơm rồi nhét vào bụng gà, khâu kín.
Sau đó nướng chín trực tiếp trong lửa
Tiếp đó, người ta sẽ bọc gà bằng lá sen. Khâu này rất quan trọng, cần chú ý không để hở bất cứ phần nào của con gà. Rồi cuối cùng, đất sét mới được đắp bên ngoài. Loại đất sét sử dụng phải có độ dẻo dính, không quá lỏng hay quá đặc, có thể lấy ở đồng ruộng hay ao hồ.
Cuối cùng, bọc gà đất sét được nướng trực tiếp ngoài lửa. Tới khi phần đất nứt ra, thịt gà tỏa mùi thơm nức cũng là lúc món ăn đã sẵn sàng để thưởng thức.
Gà nướng đất sét kiểu miền Tây
Món “gà ăn mày” cũng không quá xa lạ với người dân miền Tây Nam Bộ ở Việt Nam. Ở đây, món ăn cũng được gọi với cái tên giản dị “gà bọc đất sét”. Cách chế biến không khác nhau quá nhiều, nhưng đều giữ nguyên vị thơm ngọt, đậm đà nguyên vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét