Tên Cái Răng vốn xuất phát từ ngôn ngữ Khmer có nghĩa là cà ràng (bếp bằng đất nung).
Xem thêm: Một ngày về xứ Tây Đô vi vu sóng nước
Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch trao cho Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) sáng 9/7. Sau gần 100 năm hoạt động, khu chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ được tôn vinh trong ngày hội du lịch được tổ chức trên chính khu Chợ nổi Cái Răng. Chứng nhận khẳng định giá trị của chợ và nhắc nhở ý thức giữ gìn, bảo vệ một nét văn hóa đặc trưng miền Tây sông nước.
Theo các nghiên cứu văn hóa Nam bộ, tên Cái Răng vốn xuất phát từ ngôn ngữ Khmer có nghĩa là cà ràng (bếp bằng đất nung) do từ đầu thế kỷ 20, ven con sông này có nhiều hộ người Khmer sản xuất cà ràng. Khoảng những năm 1915, khi các con kênh ở miền Tây được người Pháp cho đào, việc thông thương bằng xuồng bè bắt đầu xuất hiện, khu vực này trở nên nhộn nhịp.
Cùng với chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng, chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp ở Hậu Giang, chợ nổi Cái Răng dần được hình thành với hàng trăm ghe thuyền tụ hội mua bán hàng hóa rất tấp nập. Ghe hàng của người Việt bán rau củ quả, còn ghe buồm của người Khmer chở bán cà ràng (bếp bằng đất nung), người Hoa thì bán tạp hóa.
Khi mới hình thành, Chợ nổi Cái Răng nằm ở vị trí giao nhau giữa bốn con sông Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé, liền kề với chợ Cái Răng trên bờ. Các ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu cùng với ghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đước, thủy sản từ Cà Mau, Rạch Giá tề tụ khiến chợ nhộn nhịp quanh năm.
Đến thập niên 90 của thế kỷ 20, do trở ngại về giao thông đường thủy, chợ nổi được di dời từ vị trí ban đầu qua khỏi cầu Cái Răng hướng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ trên 1 km. Hiện chợ nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, từ Sài Gòn về, chỉ cần qua khỏi cầu Cái răng vài trăm mét là đến.
Xem thêm: Một ngày về xứ Tây Đô vi vu sóng nước
Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch trao cho Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) sáng 9/7. Sau gần 100 năm hoạt động, khu chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ được tôn vinh trong ngày hội du lịch được tổ chức trên chính khu Chợ nổi Cái Răng. Chứng nhận khẳng định giá trị của chợ và nhắc nhở ý thức giữ gìn, bảo vệ một nét văn hóa đặc trưng miền Tây sông nước.
Chợ nổi nhộn nhịp quanh năm. Ảnh: Mr. True
Theo các nghiên cứu văn hóa Nam bộ, tên Cái Răng vốn xuất phát từ ngôn ngữ Khmer có nghĩa là cà ràng (bếp bằng đất nung) do từ đầu thế kỷ 20, ven con sông này có nhiều hộ người Khmer sản xuất cà ràng. Khoảng những năm 1915, khi các con kênh ở miền Tây được người Pháp cho đào, việc thông thương bằng xuồng bè bắt đầu xuất hiện, khu vực này trở nên nhộn nhịp.
Cùng với chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng, chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp ở Hậu Giang, chợ nổi Cái Răng dần được hình thành với hàng trăm ghe thuyền tụ hội mua bán hàng hóa rất tấp nập. Ghe hàng của người Việt bán rau củ quả, còn ghe buồm của người Khmer chở bán cà ràng (bếp bằng đất nung), người Hoa thì bán tạp hóa.
Khi mới hình thành, Chợ nổi Cái Răng nằm ở vị trí giao nhau giữa bốn con sông Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé, liền kề với chợ Cái Răng trên bờ. Các ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu cùng với ghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đước, thủy sản từ Cà Mau, Rạch Giá tề tụ khiến chợ nhộn nhịp quanh năm.
Đến thập niên 90 của thế kỷ 20, do trở ngại về giao thông đường thủy, chợ nổi được di dời từ vị trí ban đầu qua khỏi cầu Cái Răng hướng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ trên 1 km. Hiện chợ nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, từ Sài Gòn về, chỉ cần qua khỏi cầu Cái răng vài trăm mét là đến.
Khách nước ngoài thích thú khi được ăn điểm tâm trên ghe. Ảnh: Mr. True
Không còn nhiều ghe bán cà ràng của những người Khmer, hiện người kinh doanh trên Chợ nổi Cái Răng chủ yếu là người Việt, cứ mùa nào thức ấy, hoa củ quả trên chợ nổi có đủ quanh năm, người bán chuyên chở đầy ghe thuyền, cắm cây sào thật cao, treo đầy củ quả đang bán để khách hàng nhìn thấy, bán hết hàng thì rời bến để tiếp tục đi lấy hàng từ các tỉnh.
Sung túc phong phú nhưng không bán cả ngày, chợ họp từ mờ sáng và nhộn nhịp nhất tầm 7h sáng, đến khoảng 9h thì tan. Khách vì thế nếu muốn tham quan phải dậy từ sớm. Chỉ cần đến bến sẽ có thuyền dịch vụ chở đi tham quan mà không cần phải ăn sáng trên bờ bởi không chỉ mua bán hoa củ quả, ghe thuyền trên sông còn phục vụ ăn uống với các món phở, hủ tiếu, cà phê.
Tạo sự hấp dẫn bởi mô hình giao thương trên sông nước, Chợ nổi Cái Răng trở thành điểm du lịch không thể thiếu của du khách khi đến thăm Cần Thơ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, chợ Nổi đã đón đến vài trăm nghìn lượt người đến tham quan.
(Theo NgoiSao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét