Và hằng đêm, những giai điệu vui nhộn ấy khởi phát từ các quán bia truyền thống, điểm hẹn lý tưởng cho người yêu âm nhạc, bia và muốn khám phá nhịp sống của người Scotland khi đêm về.
Biển cả, lâu đài, những con phố cổ kính, xám xịt..., tất cả hiện hữu rõ nét dưới chân đỉnh Arthurs lộng gió lúc chiều muộn. Điểm cao này cũng là nơi tiễn biệt ánh hoàng hôn lý tưởng nhất Edinburgh, đưa nhịp sống của thành cổ này bước sang một góc đẹp khác, nơi những làn điệu dân ca, những tâm hồn nghệ sĩ, giới phàm phu hâm mộ điên cuồng giọt vàng của vị bia thơm nức chiết từ đại mạch hảo hạng, cả những kẻ lữ hành lang thang..., tất cả hội tụ về không gian quen thuộc là các quán bia cổ kính, có thể là Royal Mile, Tolbooth Tavern, Royal Oak, Canons Gait, Beehive, White Hart, hay Sandy Bells...
Khi đi trên trục đường chính Royal Mile - "thủ phủ” các quán bia nổi tiếng, hình ảnh những người đàn ông Scotland mặc váy caro, đeo kèn túi Uilleann bặm môi buông giai điệu réo rắt đã trở nên quen thuộc. Khi đêm xuống, những giai điệu truyền thống ấy lại thêm thăng hoa từ những quán bia mà mỗi điểm đến lưu giữ một câu chuyện đầy kỳ thú, như Royal Oak, quán bia đầu tiên trong danh sách các điểm nghe cổ nhạc trên cao nguyên Scotland.
Xem thêm : Cô nàng độc thân và video quảng bá du lịch Thái Lan gây sốt
Có nhiều lý do khiến tôi chọn Royal Oak, một trong số ấy bắt nguồn từ trích dẫn thú vị trong Thanh tra John Rebus của tiểu thuyết gia chuyên viết truyện trinh thám Ian Rankin, người Scotland: "Nếu trong huyết quản của bạn đang có những ca từ mượt mà, quyến rũ với khát khao cháy bỏng muốn được thể hiện, hãy đến với Royal Oak, bởi đó là nơi sẽ chẳng ai ngăn bạn làm điều đó”.
Lẽ dĩ nhiên, tôi tìm đến Royal Oak không phải với khát khao hát hò, bởi ở xứ sở xa lạ này, thổ âm bản ngữ đã khiến tôi không ít lần gặp khó trong giao tiếp, chứ chưa dám nói đến chuyện cất cao tiếng hát. Nhưng thứ âm nhạc mênh mang và giọng hát huyền hoặc của miền cao nguyên này khiến tôi tò mò, bởi giai điệu dễ nghe, dù rằng chẳng hiểu nổi ý nghĩa lời hát nếu không có những người bạn dẫn đường chậm rãi giải thích lại.
Royal Oak được giới lữ hành nhận định là một trong những quán bia có trình diễn cổ nhạc hấp dẫn nhất ở Edinburgh, và phàm điều gì có dấu ấn hấp dẫn ở Edinburgh cũng đồng nghĩa là hấp dẫn nhất Scotland. Royal Oak mở cửa từ 11g30 trưa đến tận 2 giờ sáng hôm sau, và thời điểm lý tưởng là sau 21 giờ, bởi đó là giờ của âm nhạc và âm nhạc. Tôi đến Royal Oak từ rất sớm để... giữ chỗ, bởi e rằng độ hấp dẫn theo như những đồn thổi thì khi đến giờ biểu diễn sẽ khó tìm được một chỗ ngồi lý tưởng.
Cả không gian quán có chừng 30 ghế ngồi, lác đác hơn chục vị khách, phía xa trong góc quán là tay guitar luống tuổi thuận tay trái đang cặm cụi chỉnh dây, dạo vài khúc nhạc để làm nóng bầu không khí, nhạc công này tôi có cơ may gặp lại ở quán bia Sandy Bells vào hôm sau. Khách trong quán đa phần là người bản xứ, quen nhau hết cả, nói cười rôm rả bằng phương ngữ nghe đến lạ tai, chỉ có tôi cùng anh bạn trẻ ôm theo cái bị to đùng (sau mới biết trong bị có nhạc cụ gõ gọi là trống tay - Hand Drum, nguồn gốc từ Thụy Sĩ), đến chơi nhạc góp vui là hai kẻ lạ mặt.
Đứng trước quầy bar với hơn chục vòi bia tươi mang đủ tên gọi khác nhau, nhìn bộ dạng, màu da, trang phục... đủ biết ngay tôi là dân lạ mặt, anh nhân viên đứng quầy đã xởi lởi ngay để phá đi sự ngại ngùng của tôi: "Uống Cask Ale đi, bia tươi lên men kiểu truyền thống, lại đây tôi cho thử". Tôi tiến lại gần, theo chỉ dẫn, anh chàng phục vụ cho nếm loại nhẹ nhất có độ cồn khoảng 4,2 độ, vị bia thơm ngát, màu nước ngả ánh vàng sánh thật bắt mắt. Ý đồ vào quán bia nghe cổ nhạc bị đánh lạc hướng khi tôi được nghe diễn giải về bia Cask Ale danh tiếng xứ Scotland.
Thứ bia vàng của dòng Cask Ale có được gam màu trong và đẹp mắt nhờ quá trình lắng lọc, chuyển bình trong giai đoạn ủ men. Đến những loại có nồng độ nặng, vị và màu sắc đậm hơn (có tên cụ thể từng loại nhưng anh phục vụ mách nước bảo đừng để ý tên, cứ uống thấy vị hợp là chọn) chính là dòng bia truyền thống, được chế biến theo phương cách nguyên thủy nhất là cho nguyên liệu lên men tự nhiên, không qua lắng lọc và tiệt trùng, không dùng khí carbon để bơm bia tạo bọt, dân uống bia gọi đó là "bia chuẩn" Real Ale, và ở Anh từng có chiến dịch đề cao loại bia được lên men theo tự nhiên gọi là CAMRA (Campaign for Real Ale), được dân lai rai bia bọt cho ra đời từ năm 1973.
Xem thêm: Khách Tây kể những trải nghiệm khó quên ở Việt Nam
Mải vui bia bọt, đến khi tiếng nhạc rộn ràng vang lên báo hiệu một đêm vui bắt đầu, các thứ bia bọt được gác lại, nhường chỗ cho những bản hòa tấu đậm chất Scotland được thể hiện qua tài nghệ của các tay vĩ cầm Ciàran Ryan, Grant Simpson, Paul Godfray và ngón đàn tay chiêu Ewen Forfar quen thuộc ở Edinburgh.
Một quán bia khác tôi phải ghé trong những đêm ở Edinburgh là Sandy Bells trên góc đường Forrest Hill, nơi tôi gặp lại tay guitar Ewen Forfar và từ đó khám phá ra câu chuyện thú vị về Sandy Bells - cũng là tòa soạn của tờ bản tin Broad Sheet chuyên viết về cổ nhạc Scotland, ra đời từ những năm 1970, do ba nhân vật nổi tiếng của Edinburgh gồm: John Barrow, Ian Green và Kenny Thompson sáng lập, đây cũng là ba nhà tiên phong tạo lập nên Câu lạc bộ Cổ nhạc Edinburgh.
Với dân nghiện cổ nhạc Scotland, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp, Sandy Bells được ví như thánh địa, hằng đêm tụ họp các nhạc công, ca sĩ, nhà soạn nhạc danh tiếng không chỉ ở Scotland mà từ khắp thế giới, cỡ như Emmy Lou Harris, Eric Idle... Thế nên điều thú vị ở Sandy Bells không chỉ là bia ngon, nhạc hay, câu chuyện thú vị của quán, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và chan hòa cùng những người có chung niềm đam mê làn điệu cổ nhạc miên man nơi cao nguyên Scotland.
Theo Nguyễn Đình- doanhnhansaigon
Biển cả, lâu đài, những con phố cổ kính, xám xịt..., tất cả hiện hữu rõ nét dưới chân đỉnh Arthurs lộng gió lúc chiều muộn. Điểm cao này cũng là nơi tiễn biệt ánh hoàng hôn lý tưởng nhất Edinburgh, đưa nhịp sống của thành cổ này bước sang một góc đẹp khác, nơi những làn điệu dân ca, những tâm hồn nghệ sĩ, giới phàm phu hâm mộ điên cuồng giọt vàng của vị bia thơm nức chiết từ đại mạch hảo hạng, cả những kẻ lữ hành lang thang..., tất cả hội tụ về không gian quen thuộc là các quán bia cổ kính, có thể là Royal Mile, Tolbooth Tavern, Royal Oak, Canons Gait, Beehive, White Hart, hay Sandy Bells...
Khi đi trên trục đường chính Royal Mile - "thủ phủ” các quán bia nổi tiếng, hình ảnh những người đàn ông Scotland mặc váy caro, đeo kèn túi Uilleann bặm môi buông giai điệu réo rắt đã trở nên quen thuộc. Khi đêm xuống, những giai điệu truyền thống ấy lại thêm thăng hoa từ những quán bia mà mỗi điểm đến lưu giữ một câu chuyện đầy kỳ thú, như Royal Oak, quán bia đầu tiên trong danh sách các điểm nghe cổ nhạc trên cao nguyên Scotland.
Xem thêm : Cô nàng độc thân và video quảng bá du lịch Thái Lan gây sốt
Có nhiều lý do khiến tôi chọn Royal Oak, một trong số ấy bắt nguồn từ trích dẫn thú vị trong Thanh tra John Rebus của tiểu thuyết gia chuyên viết truyện trinh thám Ian Rankin, người Scotland: "Nếu trong huyết quản của bạn đang có những ca từ mượt mà, quyến rũ với khát khao cháy bỏng muốn được thể hiện, hãy đến với Royal Oak, bởi đó là nơi sẽ chẳng ai ngăn bạn làm điều đó”.
Lẽ dĩ nhiên, tôi tìm đến Royal Oak không phải với khát khao hát hò, bởi ở xứ sở xa lạ này, thổ âm bản ngữ đã khiến tôi không ít lần gặp khó trong giao tiếp, chứ chưa dám nói đến chuyện cất cao tiếng hát. Nhưng thứ âm nhạc mênh mang và giọng hát huyền hoặc của miền cao nguyên này khiến tôi tò mò, bởi giai điệu dễ nghe, dù rằng chẳng hiểu nổi ý nghĩa lời hát nếu không có những người bạn dẫn đường chậm rãi giải thích lại.
Royal Oak được giới lữ hành nhận định là một trong những quán bia có trình diễn cổ nhạc hấp dẫn nhất ở Edinburgh, và phàm điều gì có dấu ấn hấp dẫn ở Edinburgh cũng đồng nghĩa là hấp dẫn nhất Scotland. Royal Oak mở cửa từ 11g30 trưa đến tận 2 giờ sáng hôm sau, và thời điểm lý tưởng là sau 21 giờ, bởi đó là giờ của âm nhạc và âm nhạc. Tôi đến Royal Oak từ rất sớm để... giữ chỗ, bởi e rằng độ hấp dẫn theo như những đồn thổi thì khi đến giờ biểu diễn sẽ khó tìm được một chỗ ngồi lý tưởng.
Cả không gian quán có chừng 30 ghế ngồi, lác đác hơn chục vị khách, phía xa trong góc quán là tay guitar luống tuổi thuận tay trái đang cặm cụi chỉnh dây, dạo vài khúc nhạc để làm nóng bầu không khí, nhạc công này tôi có cơ may gặp lại ở quán bia Sandy Bells vào hôm sau. Khách trong quán đa phần là người bản xứ, quen nhau hết cả, nói cười rôm rả bằng phương ngữ nghe đến lạ tai, chỉ có tôi cùng anh bạn trẻ ôm theo cái bị to đùng (sau mới biết trong bị có nhạc cụ gõ gọi là trống tay - Hand Drum, nguồn gốc từ Thụy Sĩ), đến chơi nhạc góp vui là hai kẻ lạ mặt.
Đứng trước quầy bar với hơn chục vòi bia tươi mang đủ tên gọi khác nhau, nhìn bộ dạng, màu da, trang phục... đủ biết ngay tôi là dân lạ mặt, anh nhân viên đứng quầy đã xởi lởi ngay để phá đi sự ngại ngùng của tôi: "Uống Cask Ale đi, bia tươi lên men kiểu truyền thống, lại đây tôi cho thử". Tôi tiến lại gần, theo chỉ dẫn, anh chàng phục vụ cho nếm loại nhẹ nhất có độ cồn khoảng 4,2 độ, vị bia thơm ngát, màu nước ngả ánh vàng sánh thật bắt mắt. Ý đồ vào quán bia nghe cổ nhạc bị đánh lạc hướng khi tôi được nghe diễn giải về bia Cask Ale danh tiếng xứ Scotland.
Thứ bia vàng của dòng Cask Ale có được gam màu trong và đẹp mắt nhờ quá trình lắng lọc, chuyển bình trong giai đoạn ủ men. Đến những loại có nồng độ nặng, vị và màu sắc đậm hơn (có tên cụ thể từng loại nhưng anh phục vụ mách nước bảo đừng để ý tên, cứ uống thấy vị hợp là chọn) chính là dòng bia truyền thống, được chế biến theo phương cách nguyên thủy nhất là cho nguyên liệu lên men tự nhiên, không qua lắng lọc và tiệt trùng, không dùng khí carbon để bơm bia tạo bọt, dân uống bia gọi đó là "bia chuẩn" Real Ale, và ở Anh từng có chiến dịch đề cao loại bia được lên men theo tự nhiên gọi là CAMRA (Campaign for Real Ale), được dân lai rai bia bọt cho ra đời từ năm 1973.
Xem thêm: Khách Tây kể những trải nghiệm khó quên ở Việt Nam
Mải vui bia bọt, đến khi tiếng nhạc rộn ràng vang lên báo hiệu một đêm vui bắt đầu, các thứ bia bọt được gác lại, nhường chỗ cho những bản hòa tấu đậm chất Scotland được thể hiện qua tài nghệ của các tay vĩ cầm Ciàran Ryan, Grant Simpson, Paul Godfray và ngón đàn tay chiêu Ewen Forfar quen thuộc ở Edinburgh.
Một quán bia khác tôi phải ghé trong những đêm ở Edinburgh là Sandy Bells trên góc đường Forrest Hill, nơi tôi gặp lại tay guitar Ewen Forfar và từ đó khám phá ra câu chuyện thú vị về Sandy Bells - cũng là tòa soạn của tờ bản tin Broad Sheet chuyên viết về cổ nhạc Scotland, ra đời từ những năm 1970, do ba nhân vật nổi tiếng của Edinburgh gồm: John Barrow, Ian Green và Kenny Thompson sáng lập, đây cũng là ba nhà tiên phong tạo lập nên Câu lạc bộ Cổ nhạc Edinburgh.
Với dân nghiện cổ nhạc Scotland, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp, Sandy Bells được ví như thánh địa, hằng đêm tụ họp các nhạc công, ca sĩ, nhà soạn nhạc danh tiếng không chỉ ở Scotland mà từ khắp thế giới, cỡ như Emmy Lou Harris, Eric Idle... Thế nên điều thú vị ở Sandy Bells không chỉ là bia ngon, nhạc hay, câu chuyện thú vị của quán, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và chan hòa cùng những người có chung niềm đam mê làn điệu cổ nhạc miên man nơi cao nguyên Scotland.
Theo Nguyễn Đình- doanhnhansaigon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét