Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Du lịch Ayutthaya, chiêm ngưỡng tháp Phật Wat Ratchaburana

Lào, Campuchia Thái Lan, Wat nghĩa là chùa, Wat Rachaburana là một trong những di tích sở hữu kiến trúc Hindu giáo đẹp nhất Thái Lan.

Ở Lào, Campuchia và Thái Lan, Wat nghĩa là chùa, Wat Rachaburana là một trong những di tích sở hữu kiến trúc Hindu giáo đẹp nhất Thái Lan.

Trong quan niệm Hindu giáo, phương hướng của đền thờ Hindu giáo có hai cách thể hiện: cách thứ nhất là biểu hiện ở bố trí cửa đền ở hướng Đông, cửa của sự sống. Cửa hướng đông là cửa mở duy nhất, ba cửa còn lại của mỗi ngôi đền đều được bít kín, gọi là cửa dụ, vì người Hindu giáo quan niệm rằng cửa mở chỉ dành cho người phàm, còn thần linh có phép thần thông sẽ ra vào các cửa dụ.

Ấn Độ và Thái Lan có nhiều mối liên hệ về văn hóa, giao thương, tôn giáo được ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên, những ảnh hưởng rõ nét nhất là sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Phật trải dài qua hàng thế kỷ cho đến tận ngày nay.

Ấn Độ và Thái Lan có nhiều mối liên hệ về văn hóa, giao thương, tôn giáo được ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên, những ảnh hưởng rõ nét nhất là sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Phật trải dài qua hàng thế kỷ cho đến tận ngày nay.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Hindu giáo cũng lan tỏa trong đời sống – đặc biệt là hoàng tộc, với rất nhiều đền đài, kiến trúc ở các vùng cố đô như Sukhothai, Ayutthaya vẫn còn hiện hữu những dấu chỉ mang ảnh hưởng này.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Hindu giáo cũng lan tỏa trong đời sống – đặc biệt là hoàng tộc, với rất nhiều đền đài, kiến trúc ở các vùng cố đô như Sukhothai, Ayutthaya vẫn còn hiện hữu những dấu chỉ mang ảnh hưởng này. 

Biểu tượng Hoàng gia Thái Lan cũng là hình ảnh chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu trong tín ngưỡng Hindu giáo. Ngay cả tên hiệu của các triều vua Thái cũng mang ảnh hưởng Hindu, được lấy theo tên của anh hùng Rama trong sử thi Ramayana.

Biểu tượng Hoàng gia Thái Lan cũng là hình ảnh chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu trong tín ngưỡng Hindu giáo. Ngay cả tên hiệu của các triều vua Thái cũng mang ảnh hưởng Hindu, được lấy theo tên của anh hùng Rama trong sử thi Ramayana.

Ở thời kỳ Ayutthaya (1350 – 1767) được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là đền chùa, tháp Phật với những thừa hưởng đậm nét của dòng chảy Hindu vào Đông Nam Á. Hình thái kiến trúc tháp Phật, xây bằng gạch nung có phủ một lớp vữa để mộc, gọi là Chedi, tạo thành một điểm nhấn đẹp của cố đô Ayutthaya ở các phế tích còn lại như Wat Phra Si Sanphet, Wat Yanasen, Wat Yai Chai Mongkhon…

Ở thời kỳ Ayutthaya (1350 – 1767) được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là đền chùa, tháp Phật với những thừa hưởng đậm nét của dòng chảy Hindu vào Đông Nam Á. Hình thái kiến trúc tháp Phật, xây bằng gạch nung có phủ một lớp vữa để mộc, gọi là Chedi, tạo thành một điểm nhấn đẹp của cố đô Ayutthaya ở các phế tích còn lại như Wat Phra Si Sanphet, Wat Yanasen, Wat Yai Chai Mongkhon… 

Nhưng cũng có một hình thái kiến trúc khác theo dáng tháp, được gọi là Prang, với chi tiết trang trí cầu kỳ, đa dạng và tinh xảo hơn Chedi. Tại Thái Lan, Prang được xây nên nhiều nhất ở thời kỳ Ayutthaya. Khám phá những tháp Phật theo phong cách kiến trúc Prang đẹp nhất ở Ayutthaya phải kể đến Wat Ratchaburana trong khuôn viên khu công viên lịch sử Ayutthaya, trên đường Chi Kun cạnh Wat Mahathat – ngôi chùa nổi tiếng với hình ảnh gương mặt Phật được cây nuốt đền bao bọc theo thời gian.

Nhưng cũng có một hình thái kiến trúc khác theo dáng tháp, được gọi là Prang, với chi tiết trang trí cầu kỳ, đa dạng và tinh xảo hơn Chedi. Tại Thái Lan, Prang được xây nên nhiều nhất ở thời kỳ Ayutthaya. Khám phá những tháp Phật theo phong cách kiến trúc Prang đẹp nhất ở Ayutthaya phải kể đến Wat Ratchaburana trong khuôn viên khu công viên lịch sử Ayutthaya, trên đường Chi Kun cạnh Wat Mahathat – ngôi chùa nổi tiếng với hình ảnh gương mặt Phật được cây nuốt đền bao bọc theo thời gian.

Nếu so về quy mô của công trình, Wat Ratchaburana chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng tích truyện xây lên chùa lại là một hành trình ngược dòng lịch sử về năm 1424, khi vua trị vì Ayutthaya thời bấy giờ là Intharacha (1409 – 1424) qua đời, hai người con lớn Chao Ai Phraya và Chao Yi Phraya giao tranh để tranh cướp ngai vàng.     Cả hai đều tử nạn trong cuộc chiến ấy, con thứ 3 của vua Intharacha là Chao Sam Phraya được tôn lên làm vua, lấy hiệu Borommaracha II, và cho xây hai bảo tháp cùng ngôi chùa Wat Ratchaburana để tưởng nhớ hai người anh của mình.

Nếu so về quy mô của công trình, Wat Ratchaburana chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng tích truyện xây lên chùa lại là một hành trình ngược dòng lịch sử về năm 1424, khi vua trị vì Ayutthaya thời bấy giờ là Intharacha (1409 – 1424) qua đời, hai người con lớn Chao Ai Phraya và Chao Yi Phraya giao tranh để tranh cướp ngai vàng.

Cả hai đều tử nạn trong cuộc chiến ấy, con thứ 3 của vua Intharacha là Chao Sam Phraya được tôn lên làm vua, lấy hiệu Borommaracha II, và cho xây hai bảo tháp cùng ngôi chùa Wat Ratchaburana để tưởng nhớ hai người anh của mình.

Kiến trúc Wat Ratchaburana tương đồng với rất nhiều đền đài khác thời Angkor như Phnom Bakheng, Preah Rup, Baphuon, TaKeo, Angkor Wat… được gọi là đền núi, bởi những tòa tháp của đền là hình ảnh mô phỏng ngọn núi thiêng Meru, nơi thần linh ngự trị.

Kiến trúc Wat Ratchaburana tương đồng với rất nhiều đền đài khác thời Angkor như Phnom Bakheng, Preah Rup, Baphuon, TaKeo, Angkor Wat… được gọi là đền núi, bởi những tòa tháp của đền là hình ảnh mô phỏng ngọn núi thiêng Meru, nơi thần linh ngự trị. 

Những chi tiết trang trí ở Wat Ratchaburana mang hình ảnh rắn thần Naga nơi mi cửa, chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu cùng các thần hộ pháp Dvarapala… chính là sự kết hợp kiểu thức trang trí đền tháp Hindu giáo tiêu biểu vào hình thái chùa thờ Phật, thịnh hành ở cố đô Ayutthaya.

Những chi tiết trang trí ở Wat Ratchaburana mang hình ảnh rắn thần Naga nơi mi cửa, chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu cùng các thần hộ pháp Dvarapala… chính là sự kết hợp kiểu thức trang trí đền tháp Hindu giáo tiêu biểu vào hình thái chùa thờ Phật, thịnh hành ở cố đô Ayutthaya.

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thời gian cùng nạn săn lùng các vật phẩm nghệ thuật, điêu khắc, tượng thờ, nhưng dấu ấn còn lại từ phong cách kiến trúc các ngôi chùa cổ kính, những hiện vật được bảo tồn… cũng đủ minh chứng một thời vàng son miền cố đô Ayutthaya– cửa ngõ giao thương trọng yếu của Thái Lan khi xưa với thế giới.

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thời gian cùng nạn săn lùng các vật phẩm nghệ thuật, điêu khắc, tượng thờ, nhưng dấu ấn còn lại từ phong cách kiến trúc các ngôi chùa cổ kính, những hiện vật được bảo tồn… cũng đủ minh chứng một thời vàng son miền cố đô Ayutthaya– cửa ngõ giao thương trọng yếu của Thái Lan khi xưa với thế giới.


Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến