Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội du xuân, một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam được tổ chức hàng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Theo thường lệ, lễ hội Chùa Hương được chính thức khai hội vào ngày mùng 6 âm lịch và kéo dài cho đến gần hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Hội chùa Hương không chỉ là hành trình đến với nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của đạo Phật mà còn là dịp để người dân, du khách khám phá và thưởng thức nét đẹp trù phú của thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nơi đây.
Chùa Hương được biết đến là một danh lam thắng cảnh với sự hiền hòa của núi non sông nước. khi hội tụ những hang động gắn liền với núi rừng rộng lớn. Vẻ đẹp hài hòa, sinh động, nhiều màu sắc làm cho non nước nơi đây trở nên lung linh, huyền diệu, lôi cuốn.
Lưu ý ban đầu cho chuyến đi
Đi theo nhóm chừng 5-7 người sẽ tốt hơn đi theo đơn lẻ 1-2
người. Trước khi lên đường, bạn nên chủ động đổi tiền lẻ. Trang phục đi chùa
nên đứng đắn, trang nhã. Để đảm bảo sức khỏe, du khách có thể cân nhắc lịch
trình hợp lý cho chuyến đi: lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để vãn cảnh,
chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng non nước. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng với người
lớn và 60.000 đồng với trẻ em.
Chủ động đồ cúng lễ
Nếu có điều kiện, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ ở
nhà, vừa chủ động thời gian, vừa tiết kiệm hầu bao. Nên mang theo các lễ ngọt
như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Không nên dâng các lễ mặn
như gà, giò, xôi… Trong trường hợp chưa chuẩn bị lễ, du khách có thể mua tại
khu vực suối Yến. Càng đi sâu vào trong, đồ cúng lễ được bày bán nhiều nhưng
giá thành có thể đắt gấp đôi.
Không theo lời “cò” mời
chào
Đến chùa Hương có rất nhiều “cò mồi” lôi kéo. Để tránh bị chặt
chém, du khách nên mua trực tiếp vé tại điểm bán của Ban tổ chức đặt ở cổng khu
di tích với giá niêm yết 50.000 đồng/người. Với những người đi lẻ 1-2 người nên
đi thẳng tới suối Yến chủ động tìm đò ghép. Trước khi xuống đò, bạn cần thỏa
thuận giá cả rõ ràng và số khách cùng ngồi đò, tránh trường hợp bị tăng tiền và
nhồi nhét thêm người. Với tuyến Hương Tích, giá vé đò là 35.000 đồng/người.
Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp
Dù lực lượng chức năng đã dẹp bỏ nhưng tình trạng những sới
bạc đỏ đen vẫn tiếp diễn. Bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, không ít du khách bị hấp
dẫn và mất tiền oan với những trò bịp bợm. Tại khu vực chùa, suối Giải oan xuất
hiện nhiều người xem bói dạo. Du khách không nên tin tưởng nhiều vào các bài
bói may rủi mà ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Tại khu vực trước động Hương
Tích, nhiều đối tượng lợi dụng sự lộn xộn, đông đúc để tranh thủ móc ví, điện
thoại.
Mặc cả trước khi mua
đồ
Tránh trường hợp giá cả hàng hóa bị “đội” lên gấp nhiều lần,
trước khi dừng chân tại các hàng quán ven đường, du khách nên hỏi rõ giá cả. Một
số mặt hàng đặc sản chùa Hương như mơ rừng, rau sắng… mua ở khu vực gần suối Yến
sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác.
Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố
Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã công khai số điện thoại đường
dây nóng để du khách tiện liên lạc nếu gặp phải trường hợp “chặt chém” về giá cả
dịch vụ khi tham gia lễ hội. Trước khi hội chùa Hương chính thức khai mạc, Ban
tổ chức đã tóm hàng loạt cò mồi để tạo sức răn đe. Tại nhiều điểm tham quan còn
có các chốt công an để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương.
Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét