Tháng 6 về là lúc cánh hoa sen ở La Chữ (Thừa Thiên - Huế) lại nở rộ trên những cánh đồng, đua hương khoe sắc tạo vẻ đẹp ngút ngàn mà bất cứ ai đi ngang qua cũng muốn đứng lại để ngắm nhìn.
Yên bình làng quê La Chữ |
Làng La Chữ được biết đến là một vùng đất sơn thủy hữu tình và là ngôi làng giàu truyền thống hiếu học. Như bao ngôi làng khác ở Bắc Trung Bộ, làng La Chữ cũng có bàu cạn bàu sâu, hồ ao, cây đa giếng nước, đình làng, chùa chiền miếu mạo... nhưng ấn tượng hơn cả là ao sen nổi bật giữa ruộng lúa vàng ươm.
Hoa sen gắn bó mật thiết với đời sống người dân |
Sen từ xưa đến nay đã rất gắn bó với con người La Chữ, được biểu hiện qua lối kiến trúc, ẩm thực cũng như văn hóa.
Ngày hè, cánh đồng sen nơi đây là địa điểm đến hấp dẫn của du khách du lịch trong và ngoài nước. Những bông sen với sắc hồng dịu dàng, cùng với màu xanh của lá, màu vàng của nhị tạo nên một bức tranh hài hòa nên thơ.
Chụp ảnh cùng hoa sen - Ảnh: Nghi Phan |
Du khách đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, thưởng thức trà ướp hương sen tự nhiên mà còn để chụp ảnh trong tà áo dài, áo yếm khoe sắc cùng những đóa sen.
Thu hoạch sen |
Cái cổ kính của rêu phong dường như hòa quyện với cái bình dị của hoa sen cùng với tiếng chuông đồng tạo cho La Chữ có một sức hút riêng, một cảm giác của những cái đã xưa nhưng không cũ.
Nằm trong hệ thống đình làng, miếu mạo cổ kính, chùa làng La Chữ là một trong những di tích văn hóa lịch sử của tỉnh Thừa Thiên - Huế khi còn giữ lại được nhiều chứng tích của lịch sử. Đặc biệt là quả chuông đồng được đúc vào thời Tây Sơn với nhiều hoa văn độc đáo được dân làng La Chữ bảo vệ suốt mấy trăm năm nay.
Hoa sen điểm tô thêm nét đẹp cổ kính của xứ Huế |
Người dân nơi đây kể lại rằng: Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua (năm 1802), ngoài việc xóa bỏ những dấu tích của vương triều cũ như đình làng, miếu mạo… thì nhiều giá trị văn hóa lịch sử của triều Tây Sơn theo đó cũng bị nhà Nguyễn phá hủy. Nhất là việc "tận thu" các hiện vật bằng đồng để làm nguyên liệu đúc vũ khí.
Chuông đồng triều Tây Sơn |
Quả chuông đồng này tuy không lớn nhưng khi đánh lên lại có tiếng ngân vang xa đến kỳ lạ. Và vì sợ Nguyễn Ánh nghe được tiếng chuông này mà cho tịch thu nên các bô lão trong làng đã tìm cách "thiến" chuông nhằm giảm tiếng vang bằng cách khoan nhiều lỗ trên đỉnh rồi trám chì vào đó. Dân làng còn tự xóa đi tên tướng Võ Văn Dũng được khắc trên chuông. Và cứ mỗi lần có binh lính nhà Nguyễn đi lùng sục thì dân làng lại đem chuông giấu xuống giếng, rồi ngụy trang trên miệng giếng. Nhờ vậy mà chuông đồng vẫn giữ được cho đến ngày hôm nay.
Dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử với gần chục lỗ đạn trên thân nhưng mỗi khi đánh, tiếng chuông vẫn ngân đến "lắng" lòng người.
Xem thêm: Ngát hương mùa sen nở
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét