Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Về Quy Nhơn, ghé Ghềnh Ráng thăm mộ Hàn Mặc Tử

Ghềnh Ráng là một danh thắng nổi tiếng mà bất kì du khách nào khi đến thăm Bình Định đều muốn tìm tới thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ thú của biển và thăm viếng nơi đã ghi dấu quãng đời thi nghiệp của chàng thi sĩ tài danh Hàn Mạc Tử.

Ghềnh Ráng là một danh thắng nổi tiếng mà bất kì du khách nào khi đến thăm Bình Định đều muốn tìm tới thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ thú của biển và thăm viếng nơi đã ghi dấu quãng đời thi nghiệp của chàng thi sĩ tài danh Hàn Mạc Tử.

Bãi biển Ghềnh Ráng, một quần thể sơn thủy hữu tình

Nằm trong trung tâm TP. Quy Nhơn (Bình Định), Khu du lịch Ghềnh Ráng toát lên vẻ đẹp từ sự hòa quyện tuyệt vời giữa một bên là biển trời mênh mông, một bên là núi đá muôn hình vạn trạng.
Ảnh tuannguyen
Nằm trong trung tâm TP. Quy Nhơn (Bình Định), Khu du lịch Ghềnh Ráng toát lên vẻ đẹp từ sự hòa quyện tuyệt vời giữa một bên là biển trời mênh mông, một bên là núi đá muôn hình vạn trạng.

Cái tên Ghềnh Ráng cũng gây tò mò cho mọi người khi lần đầu tiên nghe cái tên này. Tương truyền xưa kia, mỗi khi đi qua những gành, rạn, dân chài phải tìm cách hãm bớt gió để thuyền đi chậm lại, để tránh không cho thuyền va chạm vào những bãi đá nhọn nhô ra biển. Thao tác này trong ngôn ngữ bình dân của những người dân chài gọi là ráng. Lâu dần, người ta đọc thành Ghềnh Ráng.
Ảnh: @rubytastes
Cái tên Ghềnh Ráng cũng gây tò mò cho mọi người khi lần đầu tiên nghe cái tên này. Tương truyền xưa kia, mỗi khi đi qua những gành, rạn, dân chài phải tìm cách hãm bớt gió để thuyền đi chậm lại, để tránh không cho thuyền va chạm vào những bãi đá nhọn nhô ra biển. Thao tác này trong ngôn ngữ bình dân của những người dân chài gọi là ráng. Lâu dần, người ta đọc thành Ghềnh Ráng.

Đặc biệt, ở đây có hai khối đá lớn chồng xếp lên nhau trông rất chênh vênh được gọi là Hòn Chồng. Phía trước bãi đá trứng và Hòn Chồng là những bức tường đá vững chắc che chắn sóng, tạo nên vùng nước dịu êm, phẳng lặng. Xưa, nơi đây được Nam Phương Hoàng hậu chọn làm bãi tắm khi về nghỉ mát, nên còn gọi là bãi tắm Hoàng hậu. Phía trên bãi tắm là những ngôi nhà nghỉ dưỡng xinh xắn nổi bật giữa cỏ cây, hoa lá.

Đặc biệt, ở đây có hai khối đá lớn chồng xếp lên nhau trông rất chênh vênh được gọi là Hòn Chồng. Phía trước bãi đá trứng và Hòn Chồng là những bức tường đá vững chắc che chắn sóng, tạo nên vùng nước dịu êm, phẳng lặng. Xưa, nơi đây được Nam Phương Hoàng hậu chọn làm bãi tắm khi về nghỉ mát, nên còn gọi là bãi tắm Hoàng hậu. Phía trên bãi tắm là những ngôi nhà nghỉ dưỡng xinh xắn nổi bật giữa cỏ cây, hoa lá.

Nơi của tình, của thơ Hàn Mặc Tử

Nơi lưu giữ tình thơ Hàn Mạc Tử chính là đồi Thi Nhân. Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm chừng vài trăm mét ta dễ dàng bắt gặp đồi Thi Nhân. Từ lâu, đồi Thi Nhân đã trở thành điểm đến của nhiều lữ khách yêu thơ Hàn Mạc Tử. Đập vào mắt du khách là cả một vườn thơ, khắc ghi lại những câu thơ nổi tiếng của Hàn Mạc Tử.

Nơi lưu giữ tình thơ Hàn Mạc Tử chính là đồi Thi Nhân. Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm chừng vài trăm mét ta dễ dàng bắt gặp đồi Thi Nhân. Từ lâu, đồi Thi Nhân đã trở thành điểm đến của nhiều lữ khách yêu thơ Hàn Mạc Tử. Đập vào mắt du khách là cả một vườn thơ, khắc ghi lại những câu thơ nổi tiếng của Hàn Mạc Tử.

Cổng vào vườn thơ là phiến bê tông giả gỗ đề câu:   “Trăm năm vẫn một lòng yêu  Và còn yêu mãi, rất nhiều em ơi!”.    Trong vườn thơ ấy, còn rất nhiều câu thơ nổi tiếng của chàng thi sĩ tài hoa được viết kiểu thư pháp. Vào những đêm trăng, khách yêu thơ thường đến đây thưởng nguyệt, ngâm thơ Hàn.

Cổng vào vườn thơ là phiến bê tông giả gỗ đề câu: 
“Trăm năm vẫn một lòng yêu
Và còn yêu mãi, rất nhiều em ơi!”.

Trong vườn thơ ấy, còn rất nhiều câu thơ nổi tiếng của chàng thi sĩ tài hoa được viết kiểu thư pháp. Vào những đêm trăng, khách yêu thơ thường đến đây thưởng nguyệt, ngâm thơ Hàn.

Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử

 Qua đồi Thi Nhân, leo hơn trăm bậc thang đá du khách sẽ đến nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mạc Tử, với khuôn viên rừng dương thoáng đãng, gió biển xào xạc thanh tịnh bên tai. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vườn hoa, những mảng cỏ xanh mượt, những hàng cau nghiêng mình trong nắng sáng mới lên. Không khí mát mẻ, yên dịu khiến lòng du khách thêm thanh thản, cứ ngỡ mình lạc vào một thế giới khác, lãng quên những náo nhiệt, ồn ào của phố thị.

Qua đồi Thi Nhân, leo hơn trăm bậc thang đá du khách sẽ đến nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mạc Tử, với khuôn viên rừng dương thoáng đãng, gió biển xào xạc thanh tịnh bên tai. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vườn hoa, những mảng cỏ xanh mượt, những hàng cau nghiêng mình trong nắng sáng mới lên. Không khí mát mẻ, yên dịu khiến lòng du khách thêm thanh thản, cứ ngỡ mình lạc vào một thế giới khác, lãng quên những náo nhiệt, ồn ào của phố thị.

Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường bậc thang trên đồi thi nhân giữa khuôn viên rừng dương thoáng đãng là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.

Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường bậc thang trên đồi thi nhân giữa khuôn viên rừng dương thoáng đãng là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.

Đã đặt chân đến mộ Hàn Mạc Tử xin đừng quên ghé thăm căn lều nhỏ - hàng lưu niệm của bút lửa Dzũ Kha - nghệ nhân nổi tiếng dùng bút lửa viết thơ Hàn Mạc Tử. Trong căn lều nhỏ, tủ hàng treo đầy những bức tranh, câu thơ tài hoa khắc trên gỗ làm quà kỷ niệm...

Đã đặt chân đến mộ Hàn Mạc Tử xin đừng quên ghé thăm căn lều nhỏ - hàng lưu niệm của bút lửa Dzũ Kha - nghệ nhân nổi tiếng dùng bút lửa viết thơ Hàn Mạc Tử. Trong căn lều nhỏ, tủ hàng treo đầy những bức tranh, câu thơ tài hoa khắc trên gỗ làm quà kỷ niệm...

Đã đặt chân đến mộ Hàn Mạc Tử xin đừng quên ghé thăm căn lều nhỏ - hàng lưu niệm của bút lửa Dzũ Kha - nghệ nhân nổi tiếng dùng bút lửa viết thơ Hàn Mạc Tử. Trong căn lều nhỏ, tủ hàng treo đầy những bức tranh, câu thơ tài hoa khắc trên gỗ làm quà kỷ niệm...

Và càng  không thể quên ghé nhà thờ ghềnh đá. Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong làm nên một không gian Việt thơ mông. Nhà thờ mặt hướng ra biển, do nằm trên triền dốc nên mặt bằng rất hạn chế, lối đi vào nhà thờ khá quanh co, tuy nhiên chính không gian xanh và cách trang trí có chủ đề làm cho khách cảm thấy gần gũi.

Và càng  không thể quên ghé nhà thờ ghềnh đá. Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong làm nên một không gian đậm chất Việt Nam. Nhà thờ mặt hướng ra biển, do nằm trên triền dốc nên mặt bằng rất hạn chế, lối đi vào nhà thờ khá quanh co, tuy nhiên chính không gian xanh và cách trang trí có chủ đề làm cho khách cảm thấy gần gũi.

Có thể nói Ghềnh Ráng là một điểm đến lý tưởng để con người được hòa mình vào thiên nhiên với sóng nước, mây trời, khám phá vẻ đẹp bí ẩn của biển, của đá và tận hưởng cảm giác thanh bình nơi chỉ có tiếng chim lao xao cùng tiếng gió rì rào vọng lời thi ca của chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mạc Tử...
Ảnh: Pinterest
Có thể nói Ghềnh Ráng là một điểm đến lý tưởng để con người được hòa mình vào thiên nhiên với sóng nước, mây trời, khám phá vẻ đẹp bí ẩn của biển, của đá và tận hưởng cảm giác thanh bình nơi chỉ có tiếng chim lao xao cùng tiếng gió rì rào vọng lời thi ca của chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mạc Tử...


(Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến