Bắt đầu từ ý tưởng bảo tàng thất tình ở Croatia với những câu chuyện tình yêu tan vỡ, mô hình đặc biệt này đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thanh niên Trung Quốc.
Một góc của bảo tàng thất tình ở Quảng Châu, Trung Quốc
Bảo tàng “Thất tình tiên sinh” đã tạo nên một trào lưu như vậy, phần lớn là do khách tham quan đăng ảnh và video trực tuyến. Sau đó, công ty đã nhanh chóng mở thêm các địa điểm mới ở khoảng 20 thành phố khác, bao gồm Bắc Kinh và Thiên Tân.
Địa điểm du lịch thu hút giới trẻ
Những bảo tàng này là đứa con tinh thần của Zhu Zhaowei, giám đốc công ty. Zhu cho biết ông cảm thông với những người trẻ tuổi, những người cảm thấy lạc lõng sau khi chia tay và "muốn tạo ra một nơi khiến mọi người nhìn thấy cơ hội phục hồi".
Những phiên bản bắt chước của loại hình này đã mọc lên trên khắp đất nước. Đây là hiện tượng thường thấy ở Trung Quốc. Thông thường, khi một doanh nghiệp thành công, các đối thủ sẽ đổ xô bắt chước họ, và trào lưu đó sẽ nhạt dần khi người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi những hiện tượng khác.
Giới trẻ chen chúc đến xem các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng
Không ít người xem cũng chia sẻ những cảm xúc của mình sau khi tham quan xong, có người nói nhìn những lời tâm tình dán đầy tường, chợt bật khóc lúc nào không hay, bởi vì họ nhìn thấy bản thân mình trong đó, nhất là những người thất tình, càng khó khống chế cảm xúc hơn, một vài người vừa bước vào đã đỏ cả mắt.
Cũng không thiếu bạn trẻ cảm thấy nội dung trong triển lãm rất đơn điệu, có vài trang nhật ký nhìn là biết chép từ trên mạng xuống. Có lẽ những người chưa từng trải nghiệm tình yêu, rất khó hiểu được cảm xúc này.
Mỗi một vật phẩm được trưng bày trong triển lãm đều đi kèm với một câu chuyện
Có những thứ kì quái như lọ nước mắt đến từ một người đàn ông muốn thu nhặt nước mắt thất tình của mình gửi cho người yêu cũ.
Có những thứ như bó tóc được tết từ những sợi tóc rụng của chồng. Cô vợ mỗi tuần đều nhặt tóc rụng của chồng kết chúng lại rồi tết thành bím, thậm chí cô còn dùng kim chỉ để chúng không bị rơi ra. Cô làm việc này trong hơn một năm, với hy vọng giữ gìn cuộc hôn nhân của mình, nhưng cuối cùng cả hai cũng ly dị sau 10 năm chung sống.
Có vài thứ là kỷ niệm cuối cùng với một người. Tấm hình chụp trên trò tàu lượn siêu tốc này, ghi lại cảnh đôi bạn trẻ vừa vui thích vừa hoảng sợ khi đang ngồi trên tàu, một tình yêu tốt đẹp, mỗi lữ trình ngập tràn chờ mong. Tiếc rằng chỉ một năm sau khi chụp tấm hình này, chàng trai đã qua đời để lại nỗi tiếc nuối khôn nguôi trong lòng cô gái.
Bảo tàng mang ý nghĩa giúp những người thất tình vượt qua được đau khổ
Bằng cách quyên tặng các vật phẩm có giá trị cho triển lãm, ở một khía cảnh nào đó có lẽ những người vừa thất tình hoặc vừa kết thúc một mối quan hệ sẽ vượt qua những cảm xúc đau khổ và dằn vặt trong lòng.
Và mặc kệ mục đích của người quyên tặng là gì, dù chỉ đơn thuần là muốn nổi bật, muốn chữa trị vết thương tình cảm, hay chỉ vì tò mò, thì bảo tàng cũng sẽ tiếp nhận và trưng bày những vật phẩm ấy một cách trang trọng, để những câu chuyện ẩn đằng sau được chia sẻ đến nhiều người.
Có lẽ vài vật phẩm trong triển làm sẽ làm người xem khó chịu, bởi chúng chứa đựng quá nhiều quá khứ, nhưng cũng vì chúng là vật chứng kiến, chứa đựng bi thương của chủ nhân, nên khi từ bỏ được chúng, người ta mới có thể nhìn thẳng vào nỗi đau, buông bỏ quá khứ và đi tiếp về phía trước.
Bảo tàng cũng có những thông điệp cổ vũ tình yêu
Thế nhưng nơi đây không chỉ dành cho người thất tình hay nhuốm màu tăm tối. Phần lớn không gian bên trong trang trí theo gam màu tươi sáng, giúp người xem không cảm thấy quá nặng nề. Chính vì thế, các bạn trẻ cũng đến đây tham quan, check-in khá đông.
Bên cạnh đó, bảo tàng cũng có thông điệp cổ vũ tình yêu. Chiếc điện thoại "Vì yêu mà gọi" như vật tiếp thêm sức mạnh cho người chưa đủ dũng cảm theo đuổi người mình yêu dám thử một lần.
Nguồn: tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét