Hầu hết khách hàng khi mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ nào đó, thường rất quan tâm và tập trung đánh giá về người bán hàng, người cung cấp dịch vụ để đưa ra kết luận cuối cùng về việc có quay trở lại lần sau hay không.Vậy để trở thành một sale giỏi, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau đây.
1. Hãy lắng nghe thái độ của khách hàng trước tiên
Những giây phút đầu của cuộc trò chuyện nếu bạn nói luôn về hàng hóa/dịch vụ mà không quan tâm khách hàng quan tâm điều gì, sở thích thế nào thì coi như bạn đã sai ngay từ bước đầu. Hãy dành chút thời gian để hiểu tâm lý khách hàng trước khi mời chào sản phẩm để tránh làm khách sợ hãi quay ngoắt khỏi bạn.
Điều này bạn nên học hỏi kinh nghiệm ở những người đi trước. Những người giỏi trong việc nắm bắt tâm lý khác hàng sẽ giúp họ thuyết phục các vị thượng đế của mình một cách dễ dàng.
2. Hãy chủ động hỏi khách hàng chứ đừng chờ đợi câu hỏi và trả lời như robot
Vốn dĩ tâm lý khách hàng luôn biết mục tiêu tiếp cận khách hàng của bạn là để bán hàng. Thế nhưng nếu bạn tạo được sự chân thành thì mục đích kia sẽ được che đi hoặc xếp lại phía sau.
Bằng cách chủ động đặt câu hỏi cho khách hàng với tâm thái thoải mái nhất là cách rất hay để tạo thiện cảm. Tuy nhiên ở những lĩnh vực khác nhau, bạn hãy chuẩn bị cho mình những câu hỏi khiến khách hàng không phải suy nghĩ nhiều và hướng đến sản phẩm của mình.
3. Hãy luôn giữ phong thái tự tin
Sẽ chẳng ai muốn mua hàng từ một người bán hàng rụt rè, ánh mắt không tự tin. Có thể khách hàng sẽ cho rằng những lời bạn nói, bạn giới thiệu là sáo rỗng nhưng với phong thái tự tin và cách phản ứng nhanh sẽ khiến khách hàng của bạn bị thuyết phục.
Khách hàng sẽ đổ gục và sử dụng dịch vụ của bạn khi bạn thể hiện được phong thái tự tin với chuyên môn và kinh nghiệm vốn có.
Vì vậy khi bán hàng hãy thật thoải mái và nói chuyện với khách hàng một cách thân mật như bạn bề, người thân, xóa nhòa khoảng cách và sự đề phòng.
4. Hãy theo sát thái độ của khách hàng
Bạn không thể cứ chăm chăm bán hàng mà không để ý xem khách hàng vừa lòng lúc nào, cười lúc nào hay nhăn nhó lúc nào. Khi bạn nói chuyện hãy để ý xem khách hàng có muốn nghe bạn nói không bằng cách nhìn nét mặt, ngôn ngữ hình thể. Nếu khách tỏ sự khó chịu hãy khéo léo hẹn khách vào một dịp khác khi họ thoải mái hơn.
5. Đừng cố đề nghị những điều mà khách hàng không quan tâm
Khách hàng cần gì, có nhu cầu thế nào thì bạn chỉ nên đưa ra những gì đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ. Đừng cố chèo kéo thêm sản phẩm hay dịch vụ nào khi họ đã đồng ý mua sản phẩm thứ nhất. Lần này họ mua một sản phẩm nhưng với sự vừa lòng từ sản phẩm cũng như thái độ phục vụ của bạn, chắc chắn họ sẽ quay trở lại vào lần sau.
6. Xác định rõ mục tiêu của cuộc đàm phán
Mục đích của người bán hàng là bán được hàng và hướng khách hàng quay trở lại vào lần sau. Như vậy khi chắc chắn khách hàng sẽ mua sản phẩm của mình rồi, bạn hãy mạnh dạn đưa cuộc nói chuyện đến hồi kết để tránh lãng phí thời gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét