Hiển thị các bài đăng có nhãn ăn uống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ăn uống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Những quy tắc ăn uống cần nhớ khi du lịch nước ngoài

“Nhập gia tùy tục” luôn là điều cần ghi nhớ đầu tiên khi bạn bước chân tới một vùng đất hay quốc gia nào đó. Ngay từ điều đơn giản nhất, khi ăn uống, mỗi nơi lại có nguyên tắc cơ bản riêng.
Xem thêm: Những nguyên tắc ăn uống cần lưu ý trên thế giới

Hàn Quốc: tôn trọng người cao tuổi


Tôn trọng người già và tổ tiên là một phần quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc. Bởi vậy, trong bữa ăn nếu có người cao tuổi cần chờ đợi các bậc cao niên dùng trước tiên, mới tới những người sau. Khi đưa đồ ăn, thức uống cho người cao tuổi cũng phải kính cẩn dùng bằng hai tay thể hiện sự tôn trọng.

Khu vực Trung Đông: ăn bằng tay phải


Khi tới các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, bạn nên cầm đồ ăn bằng tay phải. Bởi người dân quan niệm, tay trái chỉ chuyên làm những việc dơ bẩn.

Mexico: đến muộn mới là lịch sự

Nếu bạn được mời dự một bữa tiệc ở Mexico, hãy đến muộn chừng 10-15 phút so với thời gian gia chủ thông báo ban đầu. Đến muộn mới thể hiện phép lịch sự.

Trung Quốc: không lật cá, ợ trong bữa ăn


Người Trung Quốc không lật cá dù đã ăn hết một mặt, bởi họ quan niệm rằng, hành động đó mang ý nghĩa chìm tàu. Do vậy, khi dùng bữa, bạn nên gỡ xương cá để sang một bên rồi tiếp tục ăn mặt còn lại, thay vì phải lật ngửa lên.

Nếu ở Việt Nam, ợ thành tiếng lớn trong bữa ăn thể hiện sự bất lịch sự, thì với người Trung Quốc, điều đó là tín hiệu bạn đang ăn ngon miệng. Bởi vậy, du khách có thể ợ trong bữa ăn mà không sợ bị đánh giá.

Quy tắc dùng đũa


Ở một số nước châu Á đều có phong tục dùng đũa tương tự nhau. Đó là không nên để đôi đũa ngang miệng bát cơm hay cắm thẳng vào bát bởi người ta dễ hình dung như cơm cúng người đã khuất. Một số hơn còn tuyệt đối không chuyền đồ ăn cho nhau bằng đũa.

Quy tắc dùng dao nĩa


châu ÂuArgentina, bạn nên cầm nĩa bằng tay trái, cầm dao bằng tay phải. Ở Mỹ, người ta có thể chuyển dao nĩa từ tay nọ sang tay kia. Trong khi đó, tại Thái Lan, bạn tránh không nên đưa nĩa lên miệng bởi đó là hành động bất lịch sự.

Quy tắc ăn uống khi tới các nước Hồi giáo

Các nước Hồi giáo kiêng thịt lợn. Một số nơi còn kiêng cả những loại gia cầm có thể bay, không uống các chất kích thích có cồn như rượu, bia, nhưng vẫn bán cho khách du lịch. Nếu tới các nước Hồi giáo du lịch vào tháng ăn chay Ramadan, người dân sẽ không ăn uống vào thời điểm mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Bởi vậy, bạn không nên ăn uống trước mặt họ.

Văn hóa tiền tip


Để lại tiền tip hay tiền boa cho người phục vụ không phải quốc gia nào cũng có. Người Mỹ khá thoáng khi họ thường để tiền boa vào khoảng 20% giá trị hóa đơn. Trong khi đó, người Nhật và Hàn Quốc hoàn toàn không có thói quen này.

Huy Hoàng (DanTri)

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

7 luật lệ ăn uống kỳ quặc trên thế giới

Ở Rio Claro, Brazil bạn không được ăn dưa hấu, còn khi đến San Fransico, Mỹ, cho chim bồ câu ăn trên phố hay quảng trường là điều cấm kỵ.

Xem thêm: Những nguyên tắc ăn uống cần lưu ý trên thế giới

Dưới đây là một số luật lệ khiến nhiều du khách bối rối khi đi du lịch, thậm chí có thể bị phạt tiền hoặc tống giam.

Nhịn ăn như người bản xứ

Dù không phải quá kỳ lạ nhưng luật lệ cũng khiến du khách thấy kém thoải mái hơn. Năm 2011, Dubai ra lệnh du khách đi nghỉ ở đây trong khoảng thời gian diễn ra lễ Ramadan phải thực hiện giống người dân.

Điều đó nghĩa là họ không được ăn uống vào ban ngày. Trường hợp du khách phạm luật vì lỡ ăn, uống hay hút thuốc nơi công cộng sẽ đối mặt với một án tù.

Cẩn thận với cải Brussels

Bỉ, bạn sẽ gặp một chút rắc rối nếu rời bàn ăn mà vẫn còn cải Brussels trong đĩa. Ngoài ra, việc ném cải Brussels vào người khách du lịch là điều hoàn toàn hợp pháp. Do vậy, bạn hãy thận trọng và chuẩn bị tinh thần nếu gặp phải tình huống khó chịu này.

Đừng ngạc nhiên nếu bạn bị ném cải Brussels ở Bỉ

Không được ăn kẹo cao su

Nhai kẹo cao su ở các MRT (mạng lưới tàu điện ngầm) của Singapore là phạm luật. Tại đây, việc bán và ăn kẹo cao su đã bị cấm hơn 20 năm nay. Tuy nhiên, năm 2004, nước này nới lỏng luật và cho phép người dân sử dụng kẹo nếu bác sĩ kê đơn.

Không dưa hấu

Mùa hè nóng nực được giải nhiệt bằng miếng dưa hấu tươi mát chắc chắn rất tuyệt. Nhưng ở Rio Claro, Brazil, bạn sẽ không hề thấy loại quả này trong thực đơn vì nó bị cấm. 

Đến Rio Claro (Brazil) bạn sẽ thấy rất khó hiểu vì ở đây họ bị cấm ăn dưa hấu

Không nhả kẹo cao su trên phố

Vứt rác bừa bãi là một hành động không nên biến thành thói quen. Tuy vậy, rất nhiều người lại không có ý thức, ví dụ như việc nhả kẹo cao su trên đường phố.

Nếu làm thế tại Thái Lan, bạn sẽ phải chịu mức phạt 600 USD hoặc hơn. Không nộp phạt, bạn sẽ bị tống vào tù.

Không được cho chim ăn

Ngồi ở các ghế dài, bóp vụn bánh mì để cho lũ chim ăn khi chúng sà xuống quanh chân là một trong những trải nghiệm thú vị ở nhiều thành phố. Tuy nhiên ở San Fransico, Hoa Kỳ, hành động cho đám bồ câu trên các hè phố hay quảng trường ăn là phạm pháp.

Nếu cho chim bồ câu ăn ở San Francisco bạn sẽ bị phạt

Không nhập hay tự làm bia

Nhập khẩu hay tự ủ và làm bia đều là hành động bất hợp pháp ở Nigeria. Tuy nhiên, uống bia lại lại không hề bị cấm đoán. Bạn có thể mua và uống nếu tìm thấy bia, miễn là đủ 21 tuổi trở lên.

Theo Dailymeal

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Những nguyên tắc ăn uống cần lưu ý trên thế giới

Không chĩa đũa vào người khác khi ăn ở Trung Quốc hay chai rượu rỗng phải được đặt dưới sàn ở Nga... là những điều có thể bạn chưa biết.
Xem thêm: 9 điều cấm kỵ khi du lịch Hàn Quốc

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nguyên tắc ăn uống riêng biệt. Bạn nên nhập gia tùy tục để tránh gây những hiểu lầm đáng tiếc xoay quanh bàn ăn.

Trung Quốc: Nguyên tắc thứ nhất cần nhớ là đừng bao giờ chĩa đũa vào người đối diện, đó là biểu hiện của sự khiếm nhã. Nguyên tắc thứ hai đó là không bao giờ cắt sợi mì khi ăn. Họ quan niệm rằng sợi mì càng dài tượng trưng cho việc sống thọ, cắt mì đồng nghĩa với chết sớm.
Người Trung Quốc tin rằng sợi mì càng dài nghĩa là sống càng thọ. Cắt mì là điều không nên làm. Ảnh: Weirdhood.

Hàn Quốc: Người nhỏ trong nhà không được tự ý dùng bữa nếu người lớn chưa bắt đầu ăn.

Chile: Bạn đừng bao giờ dùng tay để ăn bất kỳ món nào ngay cả khi đó là pizza.

Italy: Khi bạn từ chối lần đầu lời mời dùng bữa của một người Italy, điều đó có thể vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, trong lời mời thứ hai, bạn nhất định phải nhận lời nếu không muốn tình cảm rạn nứt.

Pháp: Người Pháp ăn uống rất từ tốn, thậm chí là chậm chạp. Khi dùng bữa, bạn cũng đừng vội vàng ăn quá nhanh. Họ cho rằng những người ăn nhanh sở hữu tính cách không tốt. Bạn không nên bỏ lại thức ăn thừa, họ sẽ nghĩ rằng mình nấu ăn dở tệ.
Dùng bữa với người bạn Pháp, hãy ăn sạch sẽ chứ đừng để lại đồ thừa. Ảnh:Weirdhood.

Tanzania: Nếu được một gia đình Tanzania mời dùng tiệc tối, bạn nên đến trễ 20 phút thay vì đến sớm vì có thể khiến chủ nhà khó chịu.

Nga: Chỗ dành cho những chai rượu vodka rỗng là dưới sàn nhà, nếu đặt trên bàn là dấu hiệu của chuyện không hay sắp xảy ra. Họ cũng không dùng dao khi thưởng thức món ăn.

Ai Cập: Nếu món ăn bạn đang dùng có phần nhạt hơn so với khẩu vị quen thuộc, đừng rắc thêm muối vì đây là hành động có ý chê trách đầu bếp không nấu ăn ngon.
Rắc thêm muối vào món ăn sẽ khiến người Ai Cập nghĩ bạn chê họ nấu dở. Ảnh:Weirdhood.

Kazakhstan: Trong một bữa ăn có phục vụ trà, tách của bạn thường sẽ chỉ được châm một nửa. Người Kazakhstan cho rằng nếu tách trà được châm đầy nghĩa là chủ nhà đang muốn tiễn khách.

Tường Ý (theo Weirdhood)

Bài đăng phổ biến