Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo núi lửa Surtsey. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo núi lửa Surtsey. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Đảo núi lửa Surtsey – Cấm địa kỳ bí của giới khoa học ngoài khơi Iceland

Trở thành Di sản thiên nhiên thế giới năm 2008, Đảo núi lửa Surtsey trở thành một trong những nơi bí ẩn nhất trên thế giới, khi chỉ có một số ít nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo.

Đảo núi lửa Surtsey – Cấm địa kỳ bí của giới khoa học ngoài khơi Iceland

Surtsey, hòn đảo kỳ lạ ngoài khơi Iceland được khám phá sau vụ phun trào núi lửa kinh hoàng vào năm 1963. Ban đầu, sau khi trồi lên khỏi mực nước, đảo có diện tích 2.7km2. Tuy nhiên sự bào mòn của của giớ và sóng đã khiến đảo bị giảm gần một nữa khích thước ban đầu. Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, hòn đảo này hiện chỉ còn 1.4km2.

Đảo núi lửa Surtsey – Cấm địa kỳ bí của giới khoa học ngoài khơi Iceland

Tên Surtsey được đặt theo tên một ngọn núi lửa khổng lồ trong thần thoại Bắc Âu. Kể từ khi được hình thành, nơi đây đặc biệt thu hút các nhà nghiên cứu khoa học về núi lửa và thực vật, sinh vật học. Những năm đầu khi xuất hiện, hòn đảo hoàn toàn không có sự sống, mãi đến năm 1965 mới có thực vật có mạch lần đầu xuất hiện trên Surtsey.

Đảo núi lửa Surtsey – Cấm địa kỳ bí của giới khoa học ngoài khơi Iceland

Kể từ khi được phát hiện, hòn đảo luôn được giám sát nghiêm ngặt. Trên Surtsey, một ngôi nhà nhỏ được dựng lên dành riêng cho các nhà khoa học được phép lên đảo. Ở đây có một quy định bất thành văn: Bất cứ ai đặt chân lên đều phải trải qua quá trình lục soát kỹ lưỡng, tuyệt đối không được mang hạt giống hay sinh vật ngoại lai vào đảo theo bất cứ hình thức nào. Thế nhưng... một người đã không chú ý tới những quy tắc này và lỡ đi nặng lên lớp đất nham thạch.

Không lâu sau, một cây cà chua bất ngờ mọc lên khiến các nhà khoa học thực sự hoang mang. Sau khi tìm ra nguồn gốc, cây cà chua bị "tử hình" ngay lập tức vì lo sợ nó sẽ làm gián đoạn quá trình nghiên cứu khoa học của họ.

Đảo núi lửa Surtsey – Cấm địa kỳ bí của giới khoa học ngoài khơi Iceland


Năm 1967, rêu mọc trên bề mặt đảo và đến năm 1970, địa y cũng được các nhà khoa học quan sát thấy. Hiện nay, rêu và địa y đã phủ phần lớn hòn đảo, ngoài ra một số sự sống được hình thành trên đây có thể kể đến là chim, côn trùng và kể cả một số loài sinh vật biển như hải cẩu.

Mặc dù không phải Di sản thiên nhiên thu hút khách du lịch nhưng đảo núi lửa Surtsey là khu vực có ý nghĩa quan trọng với các nhà nghiên cứu núi lửa, địa chất và cho đến nay đảo núi lửa Surtsey vẫn còn nhiều nghiên cứu cần thực hiện về vị trí, tác động của nó với những vùng xung quanh.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến