Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực Sapa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực Sapa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc 2023



Sapa là một trong những địa điểm du lịch rất lý tưởng tại khu vực vùng cao, nơi có nhiều cảnh sắc thiên nhiên độc đáo cùng những dãy núi trập trùng, những cánh đồng ruộng bậc thang tươi mới và các món ăn địa phương đặc sắc. Đắm chìm trong sự trao đổi văn hóa sôi động của các dân tộc thiểu số, du khách cũng có thể hiểu thêm về nhiều phong tục, tập quán truyền thống mới. Cẩm nang kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể tự do khám phá khu thị trấn xinh đẹp này. Bắt đầu thôI!

Phong cảnh thị trấn Sapa từ trên cao nhìn xuống (Nguồn: sưu tầm)






















Nên du lịch Sapa vào thời điểm nào?

Thị trấn Sapa có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình khoảng 15 độ C, có những đợt mưa rải rác trong khoảng tháng 5 đến tháng 8. Trong một ngày ở Sapa, bạn có thể trải nghiệm cảm giác của cả 4 mùa: tiết trời mát mẻ tựa mùa xuân vào buổi sáng, buổi chiều với chút nắng ấm của mùa hạ, buổi chiều tối mây mù sương nhẹ của tiết thu và khí trời se lạnh của mùa đông.
Thời điểm đẹp nhất để du lịch Sapa tự túc rơi vào khoảng tháng 10, 11, 3 và 4. Đặc biệt, tháng 4 là lúc “ngàn hoa đua nở”, bạn có thể chứng kiến một khung cảnh đẹp không hề kém cạnh với tranh vẽ.

Di chuyển đến Sapa như thế nào?

Đối với du khách không ở Hà Nội, bạn cần phải di chuyển đến Hà Nội bằng máy bay hoặc tàu hỏa. Sau đó, xuất phát từ Hà Nội đi Sapa bằng xe khách hoặc tàu hỏa, thị trấn Sapa cách Hà Nội khoảng 376km.

Phương án di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội đến Sapa
  • Chi phí: 250 - 280.000VNĐ/người/chiều
  • Thời gian: 6-8 tiếng
Phương án di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội đến Sapa
  • Chi phí: Khoảng 150.000VNĐ/người đối với ghế ngồi cứng, khoảng 280.000VNĐ/người đối với ghế ngồi mềm, giường nằm khoang 6 người khoảng 480.000VNĐ/người, giường nằm khoang 4 người khoảng 560.000VNĐ/người. Ngoài ra, giá vé tàu ban ngày và ban đêm cũng có sự chênh lệch, bạn nên liên hệ cho nhà ga để được thông báo chính xác.
  • Thời gian: 8-9 tiếng





















Cách di chuyển trong thị trấn

Khi đã đặt chân đến Sapa, bạn có thể thuê xe máy để tự do di chuyển thoải mái. Tuy nhiên, hãy xem xét phương án này vì đường sá tại thị trấn Sapa có độ dốc khá lớn của địa hình đồi núi, đồng thời tiết trời se lạnh, có sương mù sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn khi tự mình lái xe máy.
Nếu không đủ tự tin để trải nghiệm Sapa bằng “ngựa chiến”, bạn có thể lựa chọn phương án đặt xe taxi, ô tô 4 chỗ, 7 chỗ… Tài xế có kinh nghiệm lái xe tại Sapa sẽ giúp chuyến đi của bạn được an toàn, suôn sẻ hơn.

Những địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi du lịch Sapa

1. Đi cáp treo lên đỉnh Phan Xi Păng

Ở độ cao 3.147m so với mực nước biển, núi Phan-xi-păng được xem là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cũng được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Bạn sẽ mất khoảng 15-20 phút đi cáp treo lên đỉnh để có tầm nhìn ngoạn mục ra các thung lũng bên dưới. Đồng thời, săn được những tấm ảnh “triệu Like” từ chiếc view ngoạn mục này.

Đỉnh Fansipan - Nóc nhà của Đông Dương (Nguồn: sưu tầm)







































2. Khám phá Bản Cát Cát

Bản Cát Cát là cung đường dễ đi nhất từ thị trấn Sapa. Đây là một ngôi làng của dân tộc H'mông và Dao, nằm cách trung tâm thị trấn khoảng 2 km. Nhờ vào lợi thế vị trí địa lý nên bản Cát Cát lúc nào cũng đông đúc, rất nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến đây để thưởng ngoạn cảnh đẹp, cùng nhau chụp ảnh trong những bộ trang phục dân tộc truyền thống sặc sỡ.

Phong cảnh đẹp nao lòng tại Bản Cát Cát (Nguồn: sưu tầm)

















3. Phiêu lưu cùng núi Hàm Rồng

Nếu bạn là tín đồ của những hoạt động đi bộ, thì núi Hàm Rồng chắc chắn là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Thời gian để đi lên và xuống núi ước tính khoảng 3 giờ đồng hồ. Khi leo được lên đến đỉnh núi, du khách có thể thoải mái phóng tầm mắt ra toàn cảnh Sapa, thấp thoáng những bản làng ẩn hiện trong làn sương trắng mơ màng, đồi núi xanh rì trập trùng tạo thêm nét hùng vĩ cho cảnh sắc. Bên cạnh đó, những luống hoa nhiều màu sắc trên núi Hàm Rồng cũng là một nơi để chụp hình check-in vô cùng “đắt giá”.

Ngoài ra, còn có rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng khác dành cho khách du lịch Sapa, đơn cử là: đèo Ô Quy Hồ, thung lũng Mường Hoa, cổng trời Sapa, nhà thờ đá…

Đến được Sapa - Nhất định phải ăn thả ga những món này

1. Thắng cố (thịt ngựa)

Đây là một đặc sản vô cùng hấp dẫn của riêng thị trấn Sapa, được chế biến từ thịt ngựa hầm với hơn 10 loại gia vị thảo mộc khác nhau, kết hợp cùng một số loại thịt khác (thịt dê, thịt heo…). Thắng cố mặc dù không phải là một món dễ ăn, nhưng rất đáng để thử, và cũng được đánh giá là “Thử rồi sẽ ghiền”!

Nguồn: sưu tầm


2. Trâu gác bếp

Với những ai là tín đồ của các loại thịt phơi khô, thì đây là một món ăn chắc chắn phải trải nghiệm. Thịt trâu được phơi khô trong một khoảng thời gian dài, được làm chín nhờ nhiệt độ ấm nóng nhẹ của làn khói trong căn bếp. Bạn có thể thưởng thức trực tiếp hoặc chế biến thành những món ngon khác.
Trâu gác bếp thơm lừng (Nguồn: sưu tầm)


















3. Lẩu cá hồi

Sự hấp dẫn của lẩu cá hồi được tạo nên từ phần nước dùng đậm đà hương vị, kết hợp cùng phần thịt cá hồi chắc ngọt, béo thơm cùng những loại rau đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Được thưởng thức một bữa lẩu nóng hổi, chua cay nhẹ giữa tiết trời se lạnh của Sapa chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một kỷ niệm không thể nào quên.

4. Thịt xiên nướng

Món ăn này ở đâu cũng có, nhưng tại Sapa, chắc chắn bạn sẽ được cảm nhận một hương vị mới lạ hơn đến từ các loại gia vị của vùng rừng núi. Không đơn thuần là các loại hành tỏi, muối, tiêu, đường mà chúng ta sử dụng hằng ngày, các loại xiên nướng tại Sapa sẽ mang đến một trải nghiệm ẩm thực hoàn toàn mới. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!


Thị trấn Sapa - thành phố sương mù của Việt Nam - chắc chắn là một điểm đến thú vị cho năm 2023. Ai đã từng đến Sapa, khi trở về cũng còn một chút luyến tiếc vì không nỡ rời xa vẻ đẹp của rừng núi, nhưng món ngon và cảnh sắc được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Vậy nên, hãy mau chóng chuẩn bị một tour du lịch Sapa tự túc thật đáng giá cho riêng mình nhé!

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Sắc màu ẩm thực Điện Biên

Đến Điện Biên, bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Dù là các món thịt, cá ướp mắc khén nướng hay món cơm nếp, bánh dày dẻo thơm, rêu suối ngọt lừ… mỗi món ăn đều có vị đặc trưng rất đặc sắc.

Xem thêm: 7 điểm du lịch hấp dẫn ở Điện Biên

Đậm đà nếp nương

Kết tinh từ những mảnh đất màu mỡ của núi rừng Tây Bắc, lúa nếp nương Điện Biên mang trong mình vị dẻo và hương  thơm rất khó quên. Gạo nếp thơm từ khi lúa vừa trổ đòng, kết hạt cho đến lúc chín vàng trên nương. Thơm đến nỗi, chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng đủ đưa mùi hương ấy bay xa, làm náo nức cả bản làng.

Xem thêm: Món ngon tại Sapa

Là đặc sản trứ danh của miền Tây Bắc, cây lúa nếp lớn lên từ những mạch nước ngầm ngọt lịm, hít trọn cái không khí tinh sạch nơi rẻo cao. Gạo nếp Điện Biên có hạt mẩy, dài, khi đồ xôi, tuy không kết dính và nở như các loại nếp thường nhưng lúc ăn vào, mới cảm nhận được vị ngọt, sự dẻo thơm trong hạt gạo.


Người Thái thường đồ xôi bằng chõ gỗ đặc biệt và phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay rồi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, cho xôi dẻo lâu. Từng vốc xôi căng mẩy, hạt đều tăm tắp mà khi xòe tay ra vẫn không bị dính. Hít hà cái hương thơm đặc trưng của núi rừng, rồi dùng kèm với thịt nướng, cá nướng… thực khách mới thưởng thức được đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Bánh dày dẻo thơm

Mang biểu tượng của quả đất tròn, bánh dày không thể thiếu trong những dịp trọng đại của người Mông ở Điện Biên. Đồng bào cẩn thận chọn loại nếp nương chính gốc, được gieo tại vùng cao mới có đủ độ dẻo thơm để làm bánh. Thứ nếp này được giã thủ công, phơi sấy vừa đủ nhiệt để vẫn giữ lớp màng mịn bên ngoài làm tăng hương thơm.

Xem thêm: Những món ăn nổi tiếng từ côn trùng ở Việt Nam


Nếp được đồ chín, khói vẫn bốc nghi ngút thì mang ra cối giã nhuyễn. Mỗi mẻ khoảng 10 kg cơm, do những thanh niên khỏe mạnh trong làng đảm nhiệm. Cối giã bánh làm bằng thân cây gỗ chắc, có mùi thơm và khoét rỗng ruột. Cơm càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, quyện lấy nhau. Những cuộn xôi mịn màng, trắng ngần, còn nóng hổi được những người phụ nữ vo tròn, gói vào lá dong rừng đã rửa sạch bằng nước suối đầu nguồn.


Màu trắng ngần của miếng bánh nổi bật nên nền màu xanh của lá thật khiến người ta phải thòm thèm. Bánh dày làm công phu nên để được lâu. Dù nướng trên than hồng, chấm với mật ong hoặc ăn cùng với chả đều rất ngon.

Đặc sắc các món nướng

Người Thái gọi chung các món nướng là “lam nhọ”, “lam” nghĩa nướng, còn “nhọ” là nhừ. Đây là món ăn truyền thống của đồng bào, thường có mặt trong những bữa tiệc đãi khách hay bữa cơm ngày lễ Tết. Người ta thái miếng thịt, ướp các gia vị đặc trưng của núi rừng rồi dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng. Còn một cách khách nữa là băm nhỏ thịt, trộn chung với trứng, gói lại bằng lá chuối, lá dong, rồi nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng.

Cá nướng, hay còn gọi là ‘pỉnh tộp” lại dùng những con cá chép, trôi, trắm… mổ lưng, xoa muối rồi tẩm ớt tươi, mắc khén, để ngấm gia vị rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn bởi đã thấm đẫm các hạt gia vị độc đáo của núi rừng. Người Thái còn chế biến ra món cá hun khói... rất độc đáo. Họ thường để cá sấy trong bếp phòng khi có khách đến chỉ cần mang cá nướng lại là đã có mồi ngon để uống rượu trong khi chờ chế biến món tiếp theo.

Ngọt thanh rêu đá

Rêu có màu xanh lục, bám vào những tảng đá chìm trong khe suối. Để làm sạch rêu, đồng bào vừa đập vừa rũ rêu trong làn nước chảy sau đó mang về nhà dùng tươi hoặc phơi khô. Từng cọng rêu dài miên man, vừa mịn vừa mát ấy thường chỉ dành khoản đãi khách quý trong các đại tiệc.

Ngon nhất là món rêu nướng, trộn cùng hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén cùng ớt, tỏi, gừng, củ sả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ rồi bọc trong lá dong, mang đi vùi tro ấm. Khi nào lá dong cháy sém thì lấy ra hơ cả gói trên than hoa. Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước rêu chảy ra thì bày ra đĩa. Mùi mắc khén, hạt sẻn và các gia vị bay lên ngào ngạt nhưng vẫn không át được cái vị thanh mát đặc trưng của rêu... Đây quả thực là món ăn  vô cùng đặc sắc của người Thái.

Món “cay pỉnh” cũng thú vị không kém khi gói rêu bằng lá chanh, lá lốt nướng giòn rồi rán lại lần nữa với mỡ. Rêu luộc lại có vị ngọt mát rất lạ. Bà con dân tộc còn rán rêu, làm bánh mọc với nhân là rêu suối hay đồ băm nhỏ rêu với thịt gà cho vào chõ đồ lên béo ngậy, thơm dịu. Theo người bản xứ, rêu giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt và chống cao huyết áp, sốt rét, sơn lam chướng khí…

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa

(Tổng hợp)

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

8 món ngon nên thưởng thức khi đi du lịch Sapa

Du khách đến Sapa để được tận mắt ngắm nhìn những khung cảnh đẹp như mơ của mây, núi, rừng, ruộng bậc thang nhưng cũng không bỏ lỡ cơ hội nếm hết các đặc sản ẩm thực tuyệt vời của phố núi. Danh sách đặc sản ở Sapa, Lào Cai rất dài, ở đây chỉ xin giới thiệu 8 món đặc sắc nhất như sau:

1. Rau tươi xứ lạnh

Trên nền khí hậu se lạnh, Sapa là xứ sở của các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, ngồng tỏi, ngồng cải… Rau trồng tại Sapa khi ăn có vị ngon đặc biệt, ngọt mềm hấp dẫn. Các món rau nổi tiếng nhất ở Sapa gồm: Su su luộc chấm muối vừng, ngồng cải xào tỏi, lẩu gà ăn với các loại rau…
Rau tươi Sapa - iVIVU.com
Ảnh: Internet

2. Cá hồi, cá tầm tươi

Cá hồi Sapa - iVIVU
Ảnh: Internet
Khác với cá hồi, cá tầm nhập khẩu thường hơi béo, cá nước lạnh nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lạnh Sa Pa, một nồi lẩu cá hồi/cá tầm nóng hổi ăn cũng các loại rau tươi roi rói, thực khách không nhớ suốt đời mới là chuyện lạ. Cá hồi hoặc cá tầm cũng có thể thái lát thật mỏng để trộn gỏi, nướng…

3. Lợn cắp nách

Lớn cắp nách Sapa - iVIVU.com
Ảnh: Internet
Đây là giống lợn của người Mông bản địa nuôi theo kiểu thả rông, thỉnh thoảng đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán nên được gọi là lợn cắp nách. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng 4 – 5 kg. Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

4. Các món nướng

Món nướng Sapa - iVIVU.com
Ảnh: Internet
Có thể cũng bởi khí hậu lạnh nên ở Sapa, gi gỉ gì gi cái gì cũng được đem ra để… nướng. Từ trứng gà, trứng vịt, thịt xiên, rau cải quấn thịt, cơm lam, chân cánh gà tới ngô, khoai và nhiều món đặc biệt, do chính người dân Sapa tự nghĩ ra. Vào buổi tối se lạnh, khu đồ nướng là nơi thu hút đông khách du lịch nhất vì không gian quán ấm áp và những món ăn ngon miệng phù hợp với thời tiết lành lạnh ở phố núi.

5. Cá suối

Cá suối nướng Sapa - iVIVU.com
Ảnh: Internet
Cá suối có nhiều loại và điều đáng nói là không hề có vị tanh. Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

6. Nấm hương

Nấm hương Sapa - iVIVU.com
Ảnh: Internet
Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa giá khoảng 50.000 VND/0,5 kg. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm xào thịt hoặc một số món ăn từ nấm rất hấp dẫn.

7. Thắng cố

Thắng cố Sapa - iVIVU.com
Ảnh: Internet
Với những người dân tộc, thắng cố thường nấu chung các loại thịt trâu, bò, lợn… Thắng cố ngon cần đến 27 loại gia vị khác nhau như quế, hồi, thảo quả, lá thơm… Các loại rau rừng là phần quan trọng thứ hai của món thắng cố. Thật khó diễn tả hương vị đặc biệt, vừa ngọt lừ, béo ngậy, vừa đậm đà, thơm phức của món đặc sản này. Không gì thú vị bằng ngồi bên chảo thắng cố sôi sùng sục, vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu ngô, cảm thấy ấm áp hơn trong khí lạnh, gió núi tê buốt… Quán thắng cố nổi tiếng ở Sapa là thắng cố Mã Lệ, chuyên thắng cố ngựa; quán thắng cố A Quỳnh: 015 Thạch sơn, Sapa.

8. Gà đen Sapa

Gà đen nướng mật ong - iVIVU.com
Ảnh: Internet
Gà ác rất nhỏ tầm 1,2kg/con có “làn da” đen sì, ai mới nhìn lần đầu thì hơi … ghê. Gà ác có thể chế thành nhiều món nhưng khoái khẩu nhất là gà ác nướng mật ong. Gà ác nướng xong còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn với lá bạc hà chấm muối tiêu chanh là chuẩn luôn. Bất kì du khách nào đến đây mà chưa ăn món này thì chuyến đi Sapa của họ chắc chắn sẽ không thể gọi là hoàn hảo được.
Ngoài ra, ở Sapa, Lào Cai có những đặc sản như: mận hậu Bắc Hà có vỏ màu xanh, nấm chân chim Bắc Hà, thịt rừng của người Nùng Dín, rượu Bắc Hà, rượu San Lùng, cuốn sủi, bột ngô hấp, rau thơm, bánh ngô “Páu pó cừ”, bánh đao “Páu cò”, bánh dầy “Páu plậu”, đậu xị “Tẩu lư”, măng chua “chua cau”, thịt sấy “Khăng gai”, nhái nấu rau “ua gai ờ ráu áu”, xúc xích lơn hong khói…

Địa chỉ một số nhà hàng tại Sapa:

  • Nhà hàng Anh Dũng Sapa: 69 phố Xuân Viên, thị trấn Sapa – gần bến xe
  • Nhà hàng Hoa Đào Sapa: 33 Phố Xuân Viên, thị trấn Sapa (giá cao hơn Anh Dũng nhưng đầy đặn hơn)
  • Nhà hàng Chapa: 40 Cầu Mây, thị trấn Sapa
  • Nhà hàng Lotus (Anh Đào): 34 Cầu Mây, thị trấn
  • Khu phố đồ nướng bên hông Nhà thờ đá Sapa, hướng đường đi lên núi Hàm Rồng

Bài đăng phổ biến