Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm thực Tây Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm thực Tây Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Món ngon nổi tiếng vùng đại ngàn Tây Nguyên

Ẩm thực Tây Nguyên phản ánh đời sống gần gũi với thiên nhiên của đại đa số đồng bào dân tộc nơi đây. Rau hái từ rừng, cá đánh bắt từ sông, gà nuôi thả vườn… Chính từ nguyên liệu đơn giản đó cùng cách chế biến tài tình, đã tạo ra những món ăn mang âm hưởng đại ngàn cao nguyên.



Tây Nguyên giờ đây không còn là vùng đất hoang sơ, đầy nắng và gió với những con đường đất đỏ bazan bụi mịt mù. Tây Nguyên giờ đây mang một vẻ ngoài gần gũi với khách du lịch hơn nhưng vẫn giữ cho riêng mình những điều thú vị, hấp dẫn. Những ngọn đồi, những con sông, những dòng thác nằm yên bình trên cao nguyên đại ngàn. Một nét ấn tượng mà Tây Nguyên đem đến cho khách du lịch ắt hẳn là bởi hương vị ẩm thực đậm chất dân dã và độc đáo.


Gà nướng Bản Đôn 


Đến thăm Bản Đôn bạn hãy thưởng thức món gà nướng ngon tuyệt này. Để có những con gà nướng ngon, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và tạo ra một công thức tẩm ướp gia vị rất riêng.

Gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con. Gà để nguyên con, có thể đè cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.  Để ăn gà nướng đúng chất Bản Đôn thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả, nhưng phải sử dụng muối hạt giã với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.


Gỏi lá Tây Nguyên 


Gỏi lá một trong những món ăn lọt vào danh sách 10 đặc sản Việt Nam với giá trị ẩm thực sâu sắc. Được lựa chọn bởi 40 loại lá khác nhau, dùng các lá cuốn thành hình phễu và gắp thức ăn vào ( có thể ăn kèm với thịt ba chỉ, da heo thái mỏng, tôm rang) chấm với nước chấm sền sệt.

Để lưu lại hương vị món gỏi đặc biệt này,hãy uống thêm một ngụm rượu cây ủ lâu năm. Bạn ắt hẳn sẽ cực kì muốn thưởng thức món ăn đặc biệt này phải không?


Dế chiên Kon Tum 


Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên này. Món ăn từ dế khá xa lạ với nhiều người, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế nhưng dế cơm là ngon nhất.

Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Dế chiên có cái giòn tan của phần chân, đầu và vị béo ngầy ngậy của mình dế. Hương vị của dế càng đặc biệt hơn bởi mùi thơm của lá sả, lá chanh và vài ba hạt đậu rang đi kèm.

Các món nướng trong ống lồ ô


Với những nguyên liệu vốn có từ núi rừng, người dân tộc Ba Na ở Kon Tum chế biến thành những món ăn nướng trong ống lồ ô, nhìn lạ mắt và độc đáo.

Sau khi rửa sạch các loại rau, cá sông, cá suối và các loại thịt gia súc, gia cầm băm nhỏ hoặc xắt thành sợi trộn với các loaị gia vị tùy vào từng món. Ống lồ ô chặt từng khúc nhỏ, rồi để lên lửa than nướng cho đến chín thơm phức. Ống lồ ô để lên lửa than cây rừng nướng cho đến chín thơm phức hương vị độc đáo mà không có nơi nào có được.

Bò một nắng chấm muối kiến vàng


Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến của rừng Ayun Pa, Krong Pa. Người dân ở khu vực này phải vào rừng sâu để bắt loài kiến này, đem về rang, giã với ớt thật cay, trộn với một vài loại lá rừng, muối hột và dùng để chấm thịt nướng.

Muối kiến vàng rất ngon và được nhiều khách du lịch yêu thích, mua về để ăn dần hoặc làm quà cho gia đình, người thân.

Lẩu lá rừng Đak Lak 


Lẩu này dùng khoảng 10 loại lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.

Hình ảnh: Internet
Nguồn: Tổng hợp 


Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Ba món dân dã trên đường rong ruổi phố núi Pleiku

Miếng thịt bò khô có vị đặc trưng khác lạ hay cơm lam dẻo thơm ăn cùng gà nướng vàng óng là món bạn nên thử khi đến Pleiku, Gia Lai.
Xem thêm: Phở khô ngon trứ danh ở phố núi Pleiku

Một lần du lịchTây Nguyên, ngoài việc băng qua những đường đèo ngoạn mục, tản bộ trên các con phố ngoằn ngoèo lên xuống để ngắm hoa cà phê nở trắng trời hay ghé thăm những di tích nổi tiếng thì bạn nên tìm thưởng thức những món ăn địa phương bình dị đã làm nên hương vị đặc trưng, trứ danh ở phố núi.

Bò khô muối kiến

Một món ăn mà nhắc đến Gia Lai, mọi người thường nhớ đến là miếng thịt bò chấm cùng với muối kiến vàng, loại gia vị độc đáo làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Thịt được thái thành từng miếng to cỡ bằng bàn tay rồi tẩm ướp gia vị. Đây là khâu quan trọng quyết định đến độ ngon của thịt bò vì nếu đậm hay nhạt quá khi nướng sẽ không ngon và không bảo quản được lâu.

Những miếng thịt bò thơm, ngọt và dai chấm cùng thứ muối kiến vàng với vị chua độc đáo đã làm nên thương hiệu cho món ăn này ở vùng đất Gia Lai.. Ảnh: Lê Việt Nguyên.

Khi ăn, người ta sẽ lấy từng miếng thịt đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho lên bếp than hồng nướng đến khi rám vàng hai mặt rồi mang ra cho thực khách. Khâu nướng thịt bò phải rất khéo léo để thịt không quá cháy, vẫn giữ được độ ngọt, dai và không bị khô. Món ăn này sẽ tròn vị nếu bạn chấm cùng với muối được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng hay ở các vườn.

Nhấm nháp một miếng thịt bò cùng với muối kiến vàng, cảm nhận vị thơm, ngọt của thịt bò quyện cùng vị chua đặc trưng của muối, khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Bạn cũng có thể mua về làm quà tặng bạn bè, người thân, giá một kg thịt bò khoảng 500.000 đồng.

Gà nướng cơm lam

Ngoài thịt bò chấm muối kiến, cơm lam gà nướng là một trong những món ăn mà bạn không thể bỏ qua. Cơm được nấu trong những ống tre, có mùi thơm của gạo quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa mang lại hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

Cơm lam ở đây được nấu bằng loại gạo nếp nương có hạt nhỏ, thon dài. Sau khi ống tre được nướng xong, bóc từng miếng tre nứa bên ngoài bạn sẽ gặp phần cơm trắng nõn, dẻo và có mùi thơm phức.

Cơm lam ăn với gà nướng là món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên. Ảnh: Lê Việt Nguyên.

Cơm lam sẽ ngon hơn nếu ăn chung với gà nướng sả ớt. Những con gà được thả vườn nên có thịt dai, chắc. Gà được ướp cùng với chút muối cho đậm đà, ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre, đem nướng trên bếp lửa hồng. Người làm phải khéo léo trở gà đều để không bị cháy. Gà chín có một màu vàng ruộm, mỡ màng.

Vị ngọt, thơm của mật ong thấm vào miếng thịt ngọt, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các quán được nhiều người biết đến ở đường Phạm Ngọc Thạch, Hàn Thuyên với giá khoảng 250.000 đồng.

Bò núi nướng que

Bò nướng bằng que tre tuy đơn giản nhưng lại rất độc đáo với hương vị thơm ngon khó diễn tả. Thành phần chính của món ăn là thịt bò, được làm chín bằng cách nướng nhưng lại không có mùi khói, thay vào đó là vị ngọt của thịt bò cùng hương thơm quyến rủ của các loại rau rừng trong món ăn.

Bò nướng ống vừa thơm mùi nứa non, vừa thoang thoảng hương vị thơm ngon của các loại rau rừng. Ảnh: Lê Việt Nguyên

Thịt bò sau khi ướp được xỏ bằng những que tre và được nướng trên bếp than hồng. Khi màu thịt bên ngoài chuyển sang vàng cháy xém, hương thơm thoang thoảng lan tỏa là có thể dùng được.

Món ăn được dọn ra cho thực khách vẫn còn nằm trong chiếc que tre. Khi ăn, bạn phải tự tay tháo ra. Để tăng thêm mùi vị, thịt bò được ăn kèm với rau húng quế. Miếng thịt bò mềm, nhưng có độ dai nhất định, vị mặn vừa phải kèm theo hương thơm xộc thẳng vào mũi khiến bạn sẽ thích thú.

Bên ánh lửa bập bùng trong cái se lạnh của phố núi Pleiku, ngồi thưởng thức miếng thịt bò núi nướng bằng que tre cùng ché rượu cần sẽ là những trải nghiệm khó quên trong hành trình của bạn.

(Theo VnExpress)

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Điểm danh các món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của núi rừng nơi đây.
Xem thêm: 12 điều bạn sẽ nhớ sau chuyến du lịch Buôn Ma Thuột

Gà nướng Bản Đôn

Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng.


Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con.Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng.

Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.

Lẩu lá rừng

Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.


Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Cà đắng

Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng. Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó.


Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.

Thịt nai Đăk - Lăk

Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được.


Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Ban Mê Thuột - TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc... bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.

Bò một nắng nướng

Bò một nắng nướng vốn là đặc sản của thị trấn Củng Sơn, Phú Yên nhưng ngày nay trở nên phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó, bò được đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.

Bò một nắng nướng thường được ăn cùng với Kiến vàng (hay còn gọi là kiến càng) sau khi được rang lên và giã nhuyễn với lá then len(tên gọi một loại lá rừng) Xé miếng thịt bò, chấm vào chén muối kiến vàng và thưởng thức cùng các loại rau, bạn sẽ cảm nhận được thịt bò mềm hòa cùng vị ngọt, chua của muối kiến.

Cơm Lam Tây Nguyên

Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người đàn ông Tây Nguyên khi xưa. Hiện nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản làm say lòng du khách.


Khi thưởng thức chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt khúc và bạn đã có món cơm lam dẻo, thơm hấp dẫn. Người Tây Nguyên thường dùng cơm lam với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng.

Nước suối trong vắt của núi rừng cùng với vị ngọt của ống nứa nơi đầu non đầu non đã tạo nên món cơm lam có hương vị đặc biệt, làm say lòng bất cứ ai nếu đã từng thưởng thức.

Phở khô Gia Lai

Người Gia Lai xem món phở khô như một món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn của mình. Hương vị của phở khô Gia Lai khác hẳn với các loại phở khác, nước dùng của món ăn này cũng rất khác với món phở bắc truyền thống.

Ngoài phở là nguyên liệu chính thì những miếng thịt heo và thịt bò, các loại rau sống, tương xay và sa tế cũng góp phần tạo nên vị phở thơm ngon, độc đáo mà không nơi nào có được.


Khi thưởng thức món phở khô độc đáo này, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò mềm, thịt heo, vị đậm đà của nước dùng hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau sống vô cùng hấp dẫn.
Xem thêm: Về nơi trái tim Tây Nguyên kiêu hùng

Tổng hợp

Bài đăng phổ biến