Vùng nắng gió Phan Thiết sở hữu một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây hấp dẫn khách du lịch bởi những đồi cát trãi dài, những bãi đá màu sắc, những hòn đảo hoang sơ… Và là một địa điểm
du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng đồng dân cư đa dạng người Hoa, người Chăm…
Đồi Cát Bay
Đồi Hồng Mũi Né, còn gọi là Đồi Cát Bay – một trong những bãi cát trải dài nhiều cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn. Ở gần khu vực Hòn Rơm, nằm trải dài từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận, Đồi Cát Bay là một trong những thắng cảnh từng làm mê mẩn bước chân các thi nhân, họa sĩ và nhiếp ảnh gia…
Ngoài hình dáng đẹp, cát có đến 18 màu sắc khác nhau trông rất đẹp mắt như: vàng, đỏ đen, xám trắng, sậm… là điểm thu hút khá nhiều du khách. Với khung cảnh tựa như sa mạc, sự thay đổi liên tục về màu sắc và hình dáng của đồi cát vì thế nên không quá ngạc nhiên khi Đồi Cát Bay hấp dẫn được nhiều người quan tâm và tìm đến.
Đồi cát Bàu Trắng
Bàu Trắng là tên một hồ nước ngọt cách Mũi Né khoảng 35km thuộc huyện Bắc Bình,
Bình Thuận. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen (nên nơi đây còn có tên là Bàu Sen), sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.
Đồi cát gắn liền với Bàu Trắng từ hàng nghìn năm nay, giờ được ví như một tiểu sa mạc Sahara của Bình Thuận. Khu vực này hiện vẫn còn hoang sơ, chưa có nhiều dịch vụ đưa vào khai thác. Chính vì vậy, đây là một điểm du lịch rất đáng để đến khi
du lịch Mũi Né. Thời điểm phù hợp để đến Bàu Trắng là sáng sớm, khi bình minh lên. Lúc này ngoài vẻ đẹp của đồi cát, bạn còn có cơ hội săn những bức ảnh tuyệt vời trước khi một ngày mới bắt đầu.
Suối Tiên
Đây là một khe nước nhỏ nằm khuất sau các đồi cát đỏ ở trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Lối vào Suối Tiên hầu hết bị che khuất bởi nhà dân nên nếu không để ý các bạn sẽ dễ bị bỏ qua. Đoạn suối này chạy dài khoảng 1km trước khi đổ ra biển, ngay phía trên là những đồi cát đỏ rực khiến khung cảnh trông vô cùng đẹp và nên thơ.
Bãi đá Ông Địa
Đây là một bãi biển nằm trên đường từ
Phan Thiết đến Mũi Né. Không ai biết rõ tên địa danh này có từ lúc nào, chỉ có một điều chắc chắn rằng, tên gọi này được hình thành do ở đây có một tảng đá có hình thù giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Tảng đá này được hình thành từ tự nhiên. Đầu tiên, một vài người dân sinh sống ở đây cho rằng đây là “Ông Địa” mà trời ban tặng, họ bắt đầu lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt. Đây cũng là khu vực được các bạn nước ngoài lựa chọn để chơi các trò chơi mạo hiểm như lướt ván hay trượt sóng.
Bãi đá Cổ Thạch
Trải dài trên một phần bãi biển của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, là bãi đá 7 màu nằm trong khu du lịch Cổ Thạch. Đá có nhiều kích thước, hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Bãi đá này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vieetbook) công nhận là “Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam”. Giữa trùng dương trùng điệp và vùng cát trắng mênh mông, sự xuất hiện của bãi đá như điểm hồng tâm đã kéo chân ngày càng nhiều du khách tìm đến thưởng lãm. Bãi đá Cổ Thạch là một địa điểm tham quan thú vị khi đi du lịch
Phan Thiết.
Bãi biển Đồi Dương
Từ Trung tâm thành phố Phan Thiết theo hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến biển Đồi Dương – Thương Chánh. Là bãi tắm mà tên tuổi của nó đã gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển thành phố biển này.
Đồi Dương là tên một bãi tắm biển, một công viên tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh. Nếu như khu vực Hàm Tiến –
Mũi Né là bãi tắm riêng của các khu resort chỉ dành cho du khách của họ, thì bãi biển Đồi Dương là bãi tắm công cộng dành cho công chúng. Biển Đồi Dương được gọi như vậy là vì ngày xưa, nơi đây là một vùng rộng lớn trồng rất nhiều cây dương chắn gió.
Hòn Rơm
Đây không phải tên một hòn đảo mà là một ngọn núi nhỏ vẫn còn hoang sơ của Mũi Né, trên đường đi Bàu Trắng các bạn sẽ nhìn thấy một doi đất nhô ra sát biển, đấy chính là khu Hòn Rơm. Do thời tiết thuận lợi, thích hợp phát triển các loại thực vật nên ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.
Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một “tiểu khu” du lịch của
Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại, tắm biển.
Tháp Pôshanư
Tháp Po Sah Inư (Pôshanư) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km, được xem như những dấu tích lịch sử và dấu chân của người Chăm Pa trên mảnh đất
Bình Thuận này.
Đây là cụm tháp được người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ VIII để thờ thần Shiva, có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm cổ nhất còn tương đối nguyên vẹn.
Hải đăng Kê Gà
Hải đăng Kê Gà ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện
Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng
Kê Gà hùng vĩ đứng giữa những bãi biển hoang sơ, nước trong vắt trên đảo Kê Gà. Đây là một ngọn tháp cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực.
Tổng hợp