Cứ đến mùa rêu xanh, biển Cổ Thạch lại khoác lên mình một vẻ đẹp như tiên cảnh khiến cho các tay săn ảnh thi nhau kéo đến.
Xem thêm: Bình Thuận mát mẻ, vắng vẻ và lý thú
Nằm cách TP HCM 300 km, có thể, đối với người dân miền Bắc, biển Cổ Thạch vẫn còn là một địa danh nghe khá lạ tai, tuy nhiên, Cổ Thạch lại là một điểm sáng, niềm tự hào của người dân đang sinh sống tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Và cũng là nơi các phượt thủ, các tay săn ảnh muốn đến ít nhất một lần trong đời.
Biển Cổ Thạch quyến rũ bước chân người lữ hành với nước biển trong xanh, những bãi đá có kích thước và màu sắc khác nhau nên còn được gọi là bãi đá 7 màu, được hình thành một cách tự nhiên do tác động của thủy chiều và nước biển. Đá trồi lên và sóng biển đánh dạt vào bờ, cứ tích tụ hết năm này qua năm khác, trải qua hàng trăm năm, để rồi tạo nên những bãi đá độc đáo đẹp đến lạ kỳ.
Xem thêm: Bình Thuận mát mẻ, vắng vẻ và lý thú
Nằm cách TP HCM 300 km, có thể, đối với người dân miền Bắc, biển Cổ Thạch vẫn còn là một địa danh nghe khá lạ tai, tuy nhiên, Cổ Thạch lại là một điểm sáng, niềm tự hào của người dân đang sinh sống tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Và cũng là nơi các phượt thủ, các tay săn ảnh muốn đến ít nhất một lần trong đời.
Biển Cổ Thạch quyến rũ bước chân người lữ hành với nước biển trong xanh, những bãi đá có kích thước và màu sắc khác nhau nên còn được gọi là bãi đá 7 màu, được hình thành một cách tự nhiên do tác động của thủy chiều và nước biển. Đá trồi lên và sóng biển đánh dạt vào bờ, cứ tích tụ hết năm này qua năm khác, trải qua hàng trăm năm, để rồi tạo nên những bãi đá độc đáo đẹp đến lạ kỳ.
Một góc Cổ Thạch xanh mướt đầy quyến rũ mùa rêu
Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu rõ thông tin về bãi biển Cổ Thạch trước khi đến, rất nhiều khách du lịch sẽ phải vô cùng tiếc nuối khi bỏ lỡ một trong nhưng cảnh đẹp thiên thiên vô cùng ngoạn mục trong cuộc đời mình. Đó là khung cảnh tất cả bãi đá được phủ lớp rêu xanh mướt mà mỗi khi có ánh nắng chiếu vào, lớp rêu xanh này lại chuyển màu khiến cho những ai may mắn được chứng kiến sẽ ngỡ mình đang ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Khi nắng lên giữa trưa, rêu sẽ ngả hẳn sang màu vàng cũng rất đẹp. Người ta gọi đây là mùa rêu ở bãi biển Cổ Thạch. Những phượt thủ đến đây vào dịp này sẽ được gọi là những người đi săn rêu. Thời gian săn rêu thường rơi vào giữa tháng 2 dương lịch. Thế nhưng, năm nay khí hậu nắng và nóng hơn nhiều, rêu cũng xanh hơn, nhiều hơn và phủ sớm hơn.
Tùy vào thời tiết mà mùa rêu có thể đếm sớm hoặc muộn hơn một chút. Những lớp rêu phủ lên những bãi đá thông thường có thể tồn tại được tầm một tháng và tối đa là hai tháng. Chính vì thế, nếu bạn may mắn có bạn bè hoặc người thân sống tại Bình Thuận, hãy liên lạc từ trước để kiểm tra thực sự đến mùa rêu chưa rồi hãy xách ba lô lên và đi. Nếu không đến đây đúng mùa sẽ thấy tiếc lắm.
Đứng trên một tảng đá cao, hít căng lồng ngực cái vị mằn mặn của gió biển, hướng tầm mắt ra xa nơi những con thuyền dập dềnh trên những con sóng, những người dân lao động với làn da đen rắn rỏi đang miệt mài thả lưới bắt cá. Nơi đây, dù đã đưa vào khai thác từ lâu nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Có một thời, người ta không hay biết đến sự tồn tại của biển Cổ Thạch, nhưng nhờ những phượt thủ nơi khác không ngừng miệt mài tìm kiếm để đi và trải nghiệm những địa danh càng ít người biết càng tốt, đã khám phá ra nét đẹp bấy lâu nay đã bị lãng quên của bãi biển này.
Khi vào mùa rêu, Cổ Thạch như khoác lên một vẻ đẹp rất khác. Ảnh: khangninhnguyen.
Biển Cổ Thạch có những lúc khá đông, nhưng phần lớn thời gian lại khá vắng vẻ, im ắng. Nhiều lúc bạn sẽ thấy như chỉ có mình và chỉ một mà thôi, đứng trước một không gian thiên nhiên bao la hùng vĩ này vậy. Nơi đây chỉ trở nên sôi động khi vào mùa rêu. Biển Cổ Thạch vào mùa rêu đẹp như thiên đường. Hoặc thời gian diễn ra lễ hội Nghinh Ông được tổ chức giữa tháng 8 âm lịch của cộng đồng người Hoa sống tại Bình Thuận để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa.
Rêu xanh biển Cổ Thạch cũng từng tạo rất nhiều nguồn cảm hứng cho những tay máy nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp để cho ra đời khá nhiều bộ ảnh tuyệt đẹp mà chỉ cần nhìn thôi, chân tay như ngứa lên và chỉ muốn xách ba lô đi cho kịp.
Nếu bạn đang sống ở Hà Nội mà muốn đến với Cổ Thạch vào mùa rêu, bạn có thể bay thẳng từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó bắt xe khách hoặc thuê xe máy để đến Cổ Thạch. Khi đến đây, thứ bạn nhất thiết nên mang theo đó là một chiếc máy ảnh hoặc điện thoại chụp ảnh chất lượng tốt và chân máy, bởi không ai có thể không siêu lòng trước thiên đường Cổ Thạch mùa rêu.
Không chỉ có rêu xanh, những bãi đá hình thù độc đáo hòa quyện với những trận sóng dữ, tạo nên những cảnh tượng ngoạn muck. Ảnh: diadiemdulich.
Chỉ có thông qua những bức ảnh hay tận mắt chứng kiến, người ta mới có thể thấy được hết vẻ đẹp khung cảnh nơi đây mà không từ ngữ nào có thể diễn tả cho chính xác được, phải gọi vẻ đẹp nơi đây là vẻ đẹp của thiên đường.
Nhưng để săn được những bức ảnh đẹp về mùa rêu Cổ Thạch cũng mất kha khá công phu. Bởi liên quan rất nhiều đến nước biển lên hay xuống. Nếu lên quá cao sẽ che mất bãi đá phủ rêu, mà nếu mực nước xuống thấp quá cũng khiến rêu nhìn trông khô, mất đi vẻ đẹp mượt mà. Rêu sẽ chuẩn màu nhất khi biển yên vào lúc sáng sớm hay khi hoàng hôn.
Về những dịch vụ ăn, ngủ, nghỉ đi kèm, các phượt thủ chắc chắn sẽ không phải lo nghĩ gì vì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ trên ngay tại Cổ Thạch luôn với giá cả vô cùng hợp lý mà chất lượng dịch vụ khá là tốt. Ngoài biển Cổ Thạch thì nơi đây còn khá nhiều địa danh khác mà bạn có thể tiện tham quan như Lăng ông Nam Hải, chùa Hang - một ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi, hoặc Gành Son cho những ai đam mê leo núi và thích khám phá các hang động tự nhiên.