Hiển thị các bài đăng có nhãn Cố đô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cố đô. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Tìm về Yogyakarta, đắm mình trong nghệ thuật của người Java cổ

Yogyakarta, cố đô của Indonesia không chỉ níu chân du khách bằng nét cổ kính của những ngôi đền nghìn năm tuổi, mà còn bởi nền văn hóa đặc sắc hiếm nơi nào có được.

Theo dòng lịch sử, Yogyakarta có ít nhất 8 tên gọi và phát âm khác nhau. Nơi đây được coi là một trong những thành phố cổ nhất của quốc đảo thuộc vùng Đông Nam Á, cũng là trung tâm của nghệ thuật thủ công, âm nhạc, ballet và mua rối ở Java.

Theo dòng lịch sử, Yogyakarta có ít nhất 8 tên gọi và phát âm khác nhau. Nơi đây được coi là một trong những thành phố cổ nhất của quốc đảo thuộc vùng Đông Nam Á, cũng là trung tâm của nghệ thuật thủ công, âm nhạc, ballet và mua rối ở Java.

Prambanan ngôi đền của Hindu giáo

Nét cổ kính âm trầm của những ngôi đền nghìn năm tuổi là điều làm nên sức hút đặc biệt cho thành phố này. Trong đó, không thể không nhắc tới Prambanan - ngôi đền Hindu tráng lệ, nguy nga nhất đất nước vạn đảo.
Ảnh: pictolas.pw

Nét cổ kính âm trầm của những ngôi đền nghìn năm tuổi là điều làm nên sức hút đặc biệt cho thành phố này. Trong đó, không thể không nhắc tới Prambanan - ngôi đền Hindu tráng lệ, nguy nga nhất đất nước vạn đảo. 

Nằm cách Yogyakarta 18 km về phía đông, ngôi đền có 240 tháp lớn nhỏ với kiến trúc độc đáo, trang trí bằng phù điêu cùng hoa văn ấn tượng, là điểm dừng chân của hàng triệu du khách mỗi năm. Đêm xuống, khi ánh mặt trời lụi dần qua những đỉnh núi, các tòa tháp rọi bóng trên bầu trời đen sẫm đem đến vẻ đẹp bí ẩn hiếm nơi nào có được.
Ảnh: indoneo.com

Nằm cách Yogyakarta 18 km về phía đông, ngôi đền có 240 tháp lớn nhỏ với kiến trúc độc đáo, trang trí bằng phù điêu cùng hoa văn ấn tượng, là điểm dừng chân của hàng triệu du khách mỗi năm. Đêm xuống, khi ánh mặt trời lụi dần qua những đỉnh núi, các tòa tháp rọi bóng trên bầu trời đen sẫm đem đến vẻ đẹp bí ẩn hiếm nơi nào có được.

Borobudur - Ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới

Đối lập với màn đêm huyền bí ở Prambanan là khung cảnh bình minh thơ mộng ở Borobudur - ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Hành trình leo 100 bậc thang dốc đứng để lên tới đỉnh đền khi mặt trời chưa ló rạng, cùng chi phí khoảng 450.000 Rupiah (hơn 700.000 đồng), sẽ được đền đáp xứng đáng khi bạn đứng giữa những bức phù điêu cổ kính, tôn nghiêm, lấp lánh nắng vàng.
Ảnh: Going Places Magazine

Đối lập với màn đêm huyền bí ở Prambanan là khung cảnh bình minh thơ mộng ở Borobudur - ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Hành trình leo 100 bậc thang dốc đứng để lên tới đỉnh đền khi mặt trời chưa ló rạng, cùng chi phí khoảng 450.000 Rupiah (hơn 700.000 đồng), sẽ được đền đáp xứng đáng khi bạn đứng giữa những bức phù điêu cổ kính, tôn nghiêm, lấp lánh nắng vàng.
Ành: pictolas.pw

Đối lập với màn đêm huyền bí ở Prambanan là khung cảnh bình minh thơ mộng ở Borobudur - ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới. Hành trình leo 100 bậc thang dốc đứng để lên tới đỉnh đền khi mặt trời chưa ló rạng, cùng chi phí khoảng 450.000 Rupiah (hơn 700.000 đồng), sẽ được đền đáp xứng đáng khi bạn đứng giữa những bức phù điêu cổ kính, tôn nghiêm, lấp lánh nắng vàng.

Cung điện Ngayogyakarta

Nằm giữa Winogo và sông Code, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cung điện Ngayogyakarta đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc, văn hóa độc đáo. Nếu vẻ đẹp từ các cửa sổ kính màu kiểu Hà Lan làm bạn thích thú, choáng ngợp, thì phần mái trang trí phức tạp và sàn đá cẩm thạch rất đáng để trầm trồ. Đây cũng là nơi sinh sống của gia đình hoàng tộc và ẩn chứa nhiều bí mật về đời sống và hoạt động của chế độ quân chủ tại Java.
Ảnh: Kraton Jogja

Nằm giữa Winogo và sông Code, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cung điện Ngayogyakarta đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc, văn hóa độc đáo. Nếu vẻ đẹp từ các cửa sổ kính màu kiểu Hà Lan làm bạn thích thú, choáng ngợp, thì phần mái trang trí phức tạp và sàn đá cẩm thạch rất đáng để trầm trồ. Đây cũng là nơi sinh sống của gia đình hoàng tộc và ẩn chứa nhiều bí mật về đời sống và hoạt động của chế độ quân chủ tại Java.

Đắm chìm trong biển Sinden

Nếu yêu thiên, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ biển Sinden trong hành trình khám phá Yogyakarta. Không như nhiều bãi biển cát trắng mịn với những con sóng khẽ xô bờ, Sinden có phần dữ dội hơn, từng đợt sóng bạc đầu ồ ạt táp vào lưng vách đá cao đồ sộ.
Ảnh: Pinterest

Nếu yêu thiên, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ biển Sinden trong hành trình khám phá Yogyakarta. Không như nhiều bãi biển cát trắng mịn với những con sóng khẽ xô bờ, Sinden có phần dữ dội hơn, từng đợt sóng bạc đầu ồ ạt táp vào lưng vách đá cao đồ sộ. 

Bởi vậy, trải nghiệm tham quan thú vị nhất nơi đây chính là băng qua cây cầu treo, lướt trên đầu con sóng dữ và khám phá hệ thực vật phong phú tại đảo Kalong.
Ảnh: Shutterstock

Bởi vậy, trải nghiệm tham quan thú vị nhất nơi đây chính là băng qua cây cầu treo, lướt trên đầu con sóng dữ và khám phá hệ thực vật phong phú tại đảo Kalong.

Khám phá thiên nhiên tại vườn quốc gia Kalibiru

Một lựa chọn khác cho những người yêu thiên nhiên chính là vườn quốc gia Kalibiru, nằm trên dãy núi Menoreh, với phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Để tự do ngắm nhìn phong cảnh từ trên cao, du khách có thể leo núi hoặc đi bộ với những sợ dây treo giữa không trung đầy thách thức. Sợi dây sẽ đưa bạn đến một chiếc bàn đặt trên thân cây, từ đó, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh thiên nhiên với hồ Sermo hay những con sóng trắng ở vùng biển phía nam.
Ảnh: The Jakarta Post

Một lựa chọn khác cho những người yêu thiên nhiên chính là vườn quốc gia Kalibiru, nằm trên dãy núi Menoreh, với phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Để tự do ngắm nhìn phong cảnh từ trên cao, du khách có thể leo núi hoặc đi bộ với những sợ dây treo giữa không trung đầy thách thức. Sợi dây sẽ đưa bạn đến một chiếc bàn đặt trên thân cây, từ đó, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh thiên nhiên với hồ Sermo hay những con sóng trắng ở vùng biển phía nam.

Thả mình trong làn nước trong lành tại Wedi Ombo 

Bạn muốn ngâm mình thư giãn trong nước biển, nhưng không muốn bị làm phiền bởi những con sóng? Hãy đến Wedi Ombo ở Gunungkidul. Tại đây, bạn có thể thỏa thích ngâm mình trong nước để ngắm mặt trời lặn. Sở dĩ nước ở đây hiền hòa như vậy vì nó được bao quanh bởi những tảng đá san hô lớn xếp gọn gàng.
Ảnh: Jakarta Informer

Bạn muốn ngâm mình thư giãn trong nước biển, nhưng không muốn bị làm phiền bởi những con sóng? Hãy đến Wedi Ombo ở Gunungkidul. Tại đây, bạn có thể thỏa thích ngâm mình trong nước để ngắm mặt trời lặn. Sở dĩ nước ở đây hiền hòa như vậy vì nó được bao quanh bởi những tảng đá san hô lớn xếp gọn gàng.
Ảnh: Galeri Wisata Pantai

Bạn muốn ngâm mình thư giãn trong nước biển, nhưng không muốn bị làm phiền bởi những con sóng? Hãy đến Wedi Ombo ở Gunungkidul. Tại đây, bạn có thể thỏa thích ngâm mình trong nước để ngắm mặt trời lặn. Sở dĩ nước ở đây hiền hòa như vậy vì nó được bao quanh bởi những tảng đá san hô lớn xếp gọn gàng.

Những làng nghề thủ công 

Đến vùng đất của nghệ thuật mà bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu các làng nghề thủ công sẽ là điều nuối tiếc. Cư dân Yogyakarta nổi tiếng là những người thợ thủ công lành nghề, vì thế bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các xưởng chế tác mỹ nghệ trong lòng thành phố. Ghé thăm những xưởng chế tác mỹ nghệ này, bạn hoàn toàn có thể tự mình vẽ lên vải những họa tiết bằng công cụ tjanting, thuộc nghệ thuật batik nổi tiếng.
Ảnh: Big World Small Pockets

Đến vùng đất của nghệ thuật mà bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu các làng nghề thủ công sẽ là điều nuối tiếc. Cư dân Yogyakarta nổi tiếng là những người thợ thủ công lành nghề, vì thế bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các xưởng chế tác mỹ nghệ trong lòng thành phố. Ghé thăm những xưởng chế tác mỹ nghệ này, bạn hoàn toàn có thể tự mình vẽ lên vải những họa tiết bằng công cụ tjanting, thuộc nghệ thuật batik nổi tiếng.

Một nhịp sống hiện đại ở Malioboro

Yogyakarta không chỉ có đền đài hay thiên nhiên hoang sơ, nguyên thủy, tại đây, du khách còn có thể trải nghiệm nhịp sống hiện đại ở Malioboro. Đây là con đường nhộn nhịp nhất thành phố với hệ thống cửa hàng, quán ăn… đa dạng. Đến Malioboro, khách du lịch có thể mua các sản phẩm truyền thống với giá cả phải chăng.
Ảnh: Theo Woodhead

Yogyakarta không chỉ có đền đài hay thiên nhiên hoang sơ, nguyên thủy, tại đây, du khách còn có thể trải nghiệm nhịp sống hiện đại ở Malioboro. Đây là con đường nhộn nhịp nhất thành phố với hệ thống cửa hàng, quán ăn… đa dạng. Đến Malioboro, khách du lịch có thể mua các sản phẩm truyền thống với giá cả phải chăng. 

Thậm chí nếu không mua sắm, bạn vẫn có thể tìm thấy nhiều thứ hấp dẫn trên con đường này, chẳng hạn như thưởng thức Gudeg (mít hầm) món ăn đặc sản của địa phương hay thử một lần ngồi xe kéo lêu hêu khắp phố phường.
Ảnh: Kurniadi Widodo 

Thậm chí nếu không mua sắm, bạn vẫn có thể tìm thấy nhiều thứ hấp dẫn trên con đường này, chẳng hạn như thưởng thức Gudeg (mít hầm) món ăn đặc sản của địa phương hay thử một lần ngồi xe kéo lêu hêu khắp phố phường.

Những lưu ý dành cho bạn

Để trải nghiệm Yogyakarta thêm trọn vẹn, bạn đừng quên ghé thăm thành phố vào mùa khô từ tháng 7 đến tháng 9. Du khách có thể đến Yogyakarta bằng đường hàng không (sân bay quốc tế Adisucipto) hoặc đón xe buýt, tàu hỏa trong khu vực. Trong thành phố, taxi, xe buýt hay xe kéo ba bánh là những phương tiện giao thông phổ biến bạn có thể tìm thấy trên bất kỳ tuyến phố nào.
Ảnh: saltinourhair.com

Để du lịch Yogyakarta thêm trọn vẹn, bạn đừng quên ghé thăm thành phố vào mùa khô từ tháng 7 đến tháng 9. Du khách có thể đến Yogyakarta bằng đường hàng không (sân bay quốc tế Adisucipto) hoặc đón xe buýt, tàu hỏa trong khu vực. Trong thành phố, taxi, xe buýt hay xe kéo ba bánh là những phương tiện giao thông phổ biến bạn có thể tìm thấy trên bất kỳ tuyến phố nào.


Theo Zing.vn

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Du lịch Ayutthaya, chiêm ngưỡng tháp Phật Wat Ratchaburana

Lào, Campuchia Thái Lan, Wat nghĩa là chùa, Wat Rachaburana là một trong những di tích sở hữu kiến trúc Hindu giáo đẹp nhất Thái Lan.

Ở Lào, Campuchia và Thái Lan, Wat nghĩa là chùa, Wat Rachaburana là một trong những di tích sở hữu kiến trúc Hindu giáo đẹp nhất Thái Lan.

Trong quan niệm Hindu giáo, phương hướng của đền thờ Hindu giáo có hai cách thể hiện: cách thứ nhất là biểu hiện ở bố trí cửa đền ở hướng Đông, cửa của sự sống. Cửa hướng đông là cửa mở duy nhất, ba cửa còn lại của mỗi ngôi đền đều được bít kín, gọi là cửa dụ, vì người Hindu giáo quan niệm rằng cửa mở chỉ dành cho người phàm, còn thần linh có phép thần thông sẽ ra vào các cửa dụ.

Ấn Độ và Thái Lan có nhiều mối liên hệ về văn hóa, giao thương, tôn giáo được ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên, những ảnh hưởng rõ nét nhất là sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Phật trải dài qua hàng thế kỷ cho đến tận ngày nay.

Ấn Độ và Thái Lan có nhiều mối liên hệ về văn hóa, giao thương, tôn giáo được ghi nhận từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên, những ảnh hưởng rõ nét nhất là sự hưng thịnh của tín ngưỡng thờ Phật trải dài qua hàng thế kỷ cho đến tận ngày nay.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Hindu giáo cũng lan tỏa trong đời sống – đặc biệt là hoàng tộc, với rất nhiều đền đài, kiến trúc ở các vùng cố đô như Sukhothai, Ayutthaya vẫn còn hiện hữu những dấu chỉ mang ảnh hưởng này.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Hindu giáo cũng lan tỏa trong đời sống – đặc biệt là hoàng tộc, với rất nhiều đền đài, kiến trúc ở các vùng cố đô như Sukhothai, Ayutthaya vẫn còn hiện hữu những dấu chỉ mang ảnh hưởng này. 

Biểu tượng Hoàng gia Thái Lan cũng là hình ảnh chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu trong tín ngưỡng Hindu giáo. Ngay cả tên hiệu của các triều vua Thái cũng mang ảnh hưởng Hindu, được lấy theo tên của anh hùng Rama trong sử thi Ramayana.

Biểu tượng Hoàng gia Thái Lan cũng là hình ảnh chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu trong tín ngưỡng Hindu giáo. Ngay cả tên hiệu của các triều vua Thái cũng mang ảnh hưởng Hindu, được lấy theo tên của anh hùng Rama trong sử thi Ramayana.

Ở thời kỳ Ayutthaya (1350 – 1767) được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là đền chùa, tháp Phật với những thừa hưởng đậm nét của dòng chảy Hindu vào Đông Nam Á. Hình thái kiến trúc tháp Phật, xây bằng gạch nung có phủ một lớp vữa để mộc, gọi là Chedi, tạo thành một điểm nhấn đẹp của cố đô Ayutthaya ở các phế tích còn lại như Wat Phra Si Sanphet, Wat Yanasen, Wat Yai Chai Mongkhon…

Ở thời kỳ Ayutthaya (1350 – 1767) được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là đền chùa, tháp Phật với những thừa hưởng đậm nét của dòng chảy Hindu vào Đông Nam Á. Hình thái kiến trúc tháp Phật, xây bằng gạch nung có phủ một lớp vữa để mộc, gọi là Chedi, tạo thành một điểm nhấn đẹp của cố đô Ayutthaya ở các phế tích còn lại như Wat Phra Si Sanphet, Wat Yanasen, Wat Yai Chai Mongkhon… 

Nhưng cũng có một hình thái kiến trúc khác theo dáng tháp, được gọi là Prang, với chi tiết trang trí cầu kỳ, đa dạng và tinh xảo hơn Chedi. Tại Thái Lan, Prang được xây nên nhiều nhất ở thời kỳ Ayutthaya. Khám phá những tháp Phật theo phong cách kiến trúc Prang đẹp nhất ở Ayutthaya phải kể đến Wat Ratchaburana trong khuôn viên khu công viên lịch sử Ayutthaya, trên đường Chi Kun cạnh Wat Mahathat – ngôi chùa nổi tiếng với hình ảnh gương mặt Phật được cây nuốt đền bao bọc theo thời gian.

Nhưng cũng có một hình thái kiến trúc khác theo dáng tháp, được gọi là Prang, với chi tiết trang trí cầu kỳ, đa dạng và tinh xảo hơn Chedi. Tại Thái Lan, Prang được xây nên nhiều nhất ở thời kỳ Ayutthaya. Khám phá những tháp Phật theo phong cách kiến trúc Prang đẹp nhất ở Ayutthaya phải kể đến Wat Ratchaburana trong khuôn viên khu công viên lịch sử Ayutthaya, trên đường Chi Kun cạnh Wat Mahathat – ngôi chùa nổi tiếng với hình ảnh gương mặt Phật được cây nuốt đền bao bọc theo thời gian.

Nếu so về quy mô của công trình, Wat Ratchaburana chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng tích truyện xây lên chùa lại là một hành trình ngược dòng lịch sử về năm 1424, khi vua trị vì Ayutthaya thời bấy giờ là Intharacha (1409 – 1424) qua đời, hai người con lớn Chao Ai Phraya và Chao Yi Phraya giao tranh để tranh cướp ngai vàng.     Cả hai đều tử nạn trong cuộc chiến ấy, con thứ 3 của vua Intharacha là Chao Sam Phraya được tôn lên làm vua, lấy hiệu Borommaracha II, và cho xây hai bảo tháp cùng ngôi chùa Wat Ratchaburana để tưởng nhớ hai người anh của mình.

Nếu so về quy mô của công trình, Wat Ratchaburana chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng tích truyện xây lên chùa lại là một hành trình ngược dòng lịch sử về năm 1424, khi vua trị vì Ayutthaya thời bấy giờ là Intharacha (1409 – 1424) qua đời, hai người con lớn Chao Ai Phraya và Chao Yi Phraya giao tranh để tranh cướp ngai vàng.

Cả hai đều tử nạn trong cuộc chiến ấy, con thứ 3 của vua Intharacha là Chao Sam Phraya được tôn lên làm vua, lấy hiệu Borommaracha II, và cho xây hai bảo tháp cùng ngôi chùa Wat Ratchaburana để tưởng nhớ hai người anh của mình.

Kiến trúc Wat Ratchaburana tương đồng với rất nhiều đền đài khác thời Angkor như Phnom Bakheng, Preah Rup, Baphuon, TaKeo, Angkor Wat… được gọi là đền núi, bởi những tòa tháp của đền là hình ảnh mô phỏng ngọn núi thiêng Meru, nơi thần linh ngự trị.

Kiến trúc Wat Ratchaburana tương đồng với rất nhiều đền đài khác thời Angkor như Phnom Bakheng, Preah Rup, Baphuon, TaKeo, Angkor Wat… được gọi là đền núi, bởi những tòa tháp của đền là hình ảnh mô phỏng ngọn núi thiêng Meru, nơi thần linh ngự trị. 

Những chi tiết trang trí ở Wat Ratchaburana mang hình ảnh rắn thần Naga nơi mi cửa, chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu cùng các thần hộ pháp Dvarapala… chính là sự kết hợp kiểu thức trang trí đền tháp Hindu giáo tiêu biểu vào hình thái chùa thờ Phật, thịnh hành ở cố đô Ayutthaya.

Những chi tiết trang trí ở Wat Ratchaburana mang hình ảnh rắn thần Naga nơi mi cửa, chim thần Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu cùng các thần hộ pháp Dvarapala… chính là sự kết hợp kiểu thức trang trí đền tháp Hindu giáo tiêu biểu vào hình thái chùa thờ Phật, thịnh hành ở cố đô Ayutthaya.

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thời gian cùng nạn săn lùng các vật phẩm nghệ thuật, điêu khắc, tượng thờ, nhưng dấu ấn còn lại từ phong cách kiến trúc các ngôi chùa cổ kính, những hiện vật được bảo tồn… cũng đủ minh chứng một thời vàng son miền cố đô Ayutthaya– cửa ngõ giao thương trọng yếu của Thái Lan khi xưa với thế giới.

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thời gian cùng nạn săn lùng các vật phẩm nghệ thuật, điêu khắc, tượng thờ, nhưng dấu ấn còn lại từ phong cách kiến trúc các ngôi chùa cổ kính, những hiện vật được bảo tồn… cũng đủ minh chứng một thời vàng son miền cố đô Ayutthaya– cửa ngõ giao thương trọng yếu của Thái Lan khi xưa với thế giới.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến