Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Những thiên đường có tuyết vào mùa Đông tại Việt Nam

Nếu bạn là người yêu thích du lịch vào mùa Đông để được ngắm nhìn khung cảnh tuyết rơi đầy lãng mạn thì đừng bỏ qua những điểm đến đầy thú vị vào mùa Đông tại Việt Nam sau đây nhé.

Những thiên đường có tuyết vào mùa Đông tại Việt Nam

Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Trong vài năm gần đây, vùng núi Mẫu Sơn được xem là thiên đường tuyệt vời dành cho những người muốn đi “săn” tuyết. Ở độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mực nước biển, Mẫu Sơn là một trong những khu vực lạnh nhất ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà nơi đây được nhiều du khách tìm về để tận hưởng cảm giác lạnh thấu xương của mùa đông.

Sapa, Lào Cai

Sapa, Lào Cai

Ảnh: "im_ dangthuyduong"

Nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển nên vào mùa đông, nhiệt độ ở Sapa thường xuống thấp từ 0 - 5 độ C. Nơi đây là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam mà du khách có thể tận hưởng trọn vẹn khung cảnh băng giá phủ trắng rặng cây, núi đồi và tuyết rơi nhẹ nhàng, êm dịu tựa chốn tiên cảnh. Điều tuyệt vời hơn nữa là khi những tia nắng mùa đông chiếu xuống, bức tranh Sapa càng trở nên lung linh hơn, làm mê mẩn bao tâm hồn mơ mộng. 

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan là nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết nhất Việt Nam. Kể từ đầu năm 2018, đã nhiều lần Fansipan xuất hiện băng tuyết. Nơi đây cũng thu hút được rất nhiều du khách đến với mình vào mùa Đông để chinh phục khí trời lạnh và đón nhận khung cảnh đầy lãng mạn.

Phia Oắc, Cao Bằng

Phia Oắc, Cao Bằng

Ảnh: "vozForums"

Với độ cao 1.930m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Từ đỉnh Phia Oắc, du khách có thể thả mình chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc của thị xã Cao Bằng và đắm chìm trong biển mây đẹp như thiên đường. Phia Oắc mùa đông còn đem đến những trải nghiệm vô cùng ấn tượng cho du khách tới đây bởi rừng cây phủ trắng băng tuyết, những bức tranh sống động tạo ra từ những dòng nước nhỏ đóng băng vẫn còn treo lơ lửng nơi vách đá và những con đường cũng trở nên kỳ ảo hơn gấp bội lần.

Tổng hợp


Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Đi đâu để ngắm tuyết rơi ở Việt Nam?

Không cần phải qua tận trời Tây hoặc sang Hàn Quốc, Nhật Bản,… để hiện thức hóa giấc mơ được một lần chạm tay vào những bông tuyết trắng xóa, bởi ngay trên đất nước mình bạn cũng sẽ có cơ hội được làm điều tương tự.
Xem thêm: Cầu Mây Sapa điểm du lịch lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia

Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Với độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, vùng núi Mẫu Sơn được mệnh danh là xứ sở của gió và sương mù. Đây là điểm dừng chân hấp dẫn dành cho những ai thích cái rét, giá lạnh khi đông đến, hay đơn giản chỉ là tò mò, muốn khám phá về hiện tượng băng tuyết.

Tuyết rơi ở Mẫu Sơn. Ảnh: ditichlangson.vn

Đến với Mẫu Sơn vào mùa đông, bạn có thể được tận mắt chiêm ngưỡng những bông tuyết trắng xóa, điểm xuyến trên những ngôi biệt thự cổ thời Pháp, kết thành chùm trên cành cây, ngọn cỏ, phủ khắp nhà cửa, lối đi…

Băng tuyết kết thành chùm trên cành cây ở Mẫu Sơn. Ảnh: diendanbactrungnam

Không chỉ có tuyết rơi, Lạng Sơn còn hấp dẫn khách du lịch với những địa danh nổi tiếng khác như động Tam Thanh, núi Tô Thị, Ải Chi Lăng, đền Kỳ Cùng…. Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức những những món ăn đặc sản như bánh cuốn trứng nóng, vịt quay mắc mật, ếch hương, bò khai.

Sapa, Lào Cai

Nằm ở độ cao 1.600m so với mặt nước biển, với nền nhiệt trung bình 15 độ C, Sapa mát mẻ quanh năm. Vào mùa đông, thành phố thường xuyên bị bao phủ bởi mây mù và lạnh, nhiệt độ thường xuống thấp từ 0-5 độ C. Nhiều năm liền, Sapa là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam mà du khách có thể được tận hưởng trọn vẹn một mùa đông hàn đới với băng giá phủ trắng rặng cây, núi đồi, và tuyết trắng lãng đãng rơi như trong những câu chuyện cổ tích.

Nhiều con đường ở Sapa ngập trong tuyết trắng vào mùa đông. Ảnh: Zing

Khung cảnh Sapa tuyệt đẹp tựa như một thành phố ở châu Âu nào đó. Ảnh: wikipedia.org

Du khách lên Sapa mùa này có thể bắt gặp băng tuyết ở nhiều khu vực xung quanh như Cổng Trời, Thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ… Đi sâu hơn nữa vào đến địa phận xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh băng tuyết mê hồn người nơi đây.

Ảnh: Tri thức
 
Nhiều năm liền, Sapa là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam mà du khách có thể được tận hưởng trọn vẹn một mùa đông hàn đới với tuyết phủ trắng núi đồi. Ảnh:baotinnhanh.vn

Tây Côn Lĩnh, Hà Giang

“Nếu qua được Tây Côn Lĩnh, khi về bạn sẽ là người có số má trong giới phượt” là câu nói mà các “phượt tử”, những con người đam mê chinh phục thử thách vẫn truyền tai nhau về một “huyền thoại” bậc nhất ở Tây Bắc. Gọi là “huyền thoại” vì nó là cung đường hội tụ đủ những cung bậc cảm xúc cao trào, từ ấm áp, rét mướt, hồi hộp, thăng hoa đến mệt mỏi, chán nản, hy vọng, sợ hãi và cả nhưng cơn đói, cơn khát thường trực.

Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh mù sương. Ảnh:bestprice.vn

Không những phải “cứng” tay trên những quãng đường trường đầy hiểm nguy với một bên là vách núi, một bên là vực sâu, trong điều kiện thời tiết nhiều khi xấu đến không tưởng, mà những ai đến Tây Côn Lĩnh còn phải đi bộ qua những quãng đường rừng không lấy gì làm dễ dàng để chinh phục điểm Bốt Đen huyền thoại. Thế nhưng nếu đã một lần đến Tây Côn Lĩnh vào mùa đông, ắt hẳn bạn sẽ không thể nào quên được cảnh rừng băng trải dài ngút ngàn trước tầm mắt. Băng phủ kín từng nhành cây, ngọn cỏ, bám chặt trên từng thân gỗ, cây tre ven đường tạo nên khung cảnh ấn tượng có một không hai.

Tuyết rơi tại Tây Côn Lĩnh. Ảnh: Thanh Phong

Phia Oắc – Cao Bằng

Phia Oắc là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người. Ở độ cao 1.930 m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Ở trên đỉnh núi Phia Oắc nhìn xuống chẳng khác nào đang đứng trên chín tầng mây. Mây bồng bềnh ôm lấy đại ngàn Phia Oắc quanh năm suốt tháng.

Tuy không thường xuyên có tuyết rơi như Sapa nhưng nếu may mắn, bạn có thể trông thấy những bông tuyết trải dài trên những mái nhà và cành cây khô khốc, có khi trắng cả cánh rừng.

Những cành cây khẳng khiu phủ đầy băng tuyết trắng xóa ở Phia Oắc. Ảnh: Hoàng Dung

Phia Oắc cũng là nơi người Pháp chọn xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho binh lính và sĩ quan. Hiện một số biệt thự cổ của người Pháp vẫn còn được lưu giữ và là điểm đến không thể bỏ qua khi khách du lịch đến tham quan.

Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)

Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp vào mùa đông cũng khiến băng giá cũng xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao của Hà Giang, trong đó có Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng… (huyện Đồng Văn), hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái… (huyện Mèo Vạc) để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.

Tuyết rơi trắng xóa tại Phó Bảng. Ảnh: Haiauphoto
 
Thời tiết giá lạnh khắc nghiệt không cản được bước tiến của nhiều người yêu du lịch hướng về những đỉnh núi tuyết. Ảnh: Tri thức
 
Rất nhiều bạn trẻ muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp cùng tuyết. Ảnh: Tri thức
 
Theo Ivivu

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

4 điểm đến 'lạnh run' ở miền Bắc dịp năm mới

Tận dụng 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch, hãy đi đây đó để thư giãn, lấy hứng khởi cho năm mới. Bốn gợi ý dưới đây tuy thời tiết khá lạnh nhưng rất thú vị.

Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đỉnh Mẫu Sơn được thay lớp áo mới khi nhiệt độ xuống tới 2 độ C. Ảnh: Tuấn Fancy-Free.

Bạn muốn ngắm tuyết rơi? Bạn muốn đón Tết Dương lịch 2016 giống như ở nước ngoài? Vậy thì đừng bỏ qua Mẫu Sơn, Lạng Sơn trong kế hoạch chọn địa điểm du lịch bụi Tết Dương lịch 2016.

Khi đến đây vào dịp Tết Dương lịch, nếu may mắn vào đợt có gió mùa mạnh, bạn sẽ bắt gặp cảnh băng tuyết phủ trắng xóa rừng cây, ruộng lúa, mái nhà, đường đi, có cơ hội thưởng thức những món ăn địa phương độc đáo, hấp dẫn… và tham quan những chứng tích lịch sử nổi tiếng của Lạng Sơn.

Ngoài Mẫu Sơn, các bạn có thể đến Sapa để “săn tuyết”, hoặc đến Tây Bắc, Mộc Châu, Mai Châu, hoặc Hà Giang để “săn hoa” mận, hoa đào, và tham gia lễ hội.

Xem thêm: Mùa hạ sương trắng trên đỉnh Mẫu Sơn

Thác Bản Giốc, Cao Bằng

Đường đi tuy xa xôi nhưng lên tới Cao Bằng ngắm cảnh rồi ăn đặc sản thì sẽ thấy đáng công lắm. Ảnh: Lam Linh.

Từ lâu Thác Bản Giốc đã là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và hút khách của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đến đây vào dịp Tết Dương lịch 2016, du khách sẽ không chỉ được tận hưởng không khí yên bình, thoải mái, tự do mà còn được chiêm ngưỡng khung cảnh thơ mộng, lãng mạn của thác nước hiền hòa, dòng suối trong xanh, cùng núi rừng hùng vĩ, những cánh đồng thẳng cánh cò bay...

Điểm du lịch nổi tiếng miền Bắc này cách Hà Nội khoảng 380 km. Các bạn có thể đi xe ôtô hoặc xe máy và đừng bỏ lỡ cảnh đẹp dọc đường đi. Các bạn hãy tham khảo kinh nghiệm du lịch bụi, phượt Thác Bản Giốc, Cao Bằng để biết cách di chuyển, điểm tham quan, thuê nhà nghỉ, lịch trình gợi ý và các món ăn không thể bỏ qua ở đây.

Xem thêm: Điểm ngắm băng tuyết đẹp nhất Việt Nam

Đảo Cô Tô, Quảng Ninh

Tuy không thể tắm biển nhưng ngắm khung cảnh này cùng người ấy cũng đủ lãng mạn. Ảnh:fidi.

Nếu bạn muốn đón Tết Dương lịch 2016 ngoài biển thì đảo Cô Tô, Quảng Ninh là lựa chọn tuyệt vời nhất. Hòn đảo hoang sơ, bãi biển trong xanh, yên tĩnh, đồ ăn địa phương ngon rẻ, người dân thân thiện, giá dịch vụ phù hợp… là những điều bạn sẽ cảm nhận được khi đặt chân đến điểm du lịch 3 ngày Tết Dương lịch 2016.

Ngoài đảo Cô Tô, các bạn cũng có thể chọn biển Quan Lạn, Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, biển Thiên Cầm làm điểm đến của mình.

Xem thêm: 7 thiên đường nghỉ dưỡng hấp dẫn mùa hè

Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Nhà thờ đá nổi tiếng ở Tam Đảo. Ảnh: kenhdulich.

Không khí trong lành, cung đường đi đầy thách thức, nhiều món ngon địa phương... là những điểm khiến Tam Đảo, Vĩnh Phúc là một trong những điểm du lịch nghỉ ngơi có tiếng ở miền Bắc, Việt Nam. Nếu bạn muốn tận hưởng 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2016 với không khí trong lành, yên tĩnh và lễ chùa đầu năm thuận tiện thì Tam Đảo, Vĩnh Phúc chính là một gợi ý tuyệt vời.

Chỉ cách Hà Nội hơn 70 km, các bạn có thể đi xe máy hoặc ôtô đến Tam Đảo. Nếu có điều kiện các bạn có thể đặt phòng khách sạn với đầy đủ tiện nghi, còn nếu muốn tiết kiệm thì có thể mang theo lều để cắm trại.

Xem thêm: Tam Đảo không chỉ có sương và nhà thờ cổ

Mimi tổng hợp

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Hạt dẻ Trùng Khánh - món quà đặc sản ở Cao Bằng

Hạt dẻ theo chân đồng bào dân tộc ra chợ, hay lên đường về xuôi như một thứ quà độc đáo của núi rừng Cao Bằng.
Xem thêm: Những món cá dành cho thực khách sành ăn
 
Trùng Khánh là huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố 62 km theo tỉnh lộ 206. Nhờ điều kiện không khí mát lành cùng thổ nhưỡng trời ban nên cây hạt dẻ ở đây nhiều và ngon. Chỉ cần đỗ xe bên đường, đi vào vài chừng 20 m là bạn có thể vào thăm những vườn hạt dẻ.

Cây hạt dẻ cao, tán rộng, lá to. Vườn hạt dẻ được trồng theo quy trình nên đều, thẳng tắp nhìn giống vườn cao su. Bạn sẽ cảm thấy thư thái khi đi dưới những tán cây dẻ mát lành, thoang thoảng hương, chúng như những bàn tay gió vuốt nhẹ lên mặt, lên tóc bạn.


Quả dẻ nhiều gai xù xì như chôm chôm. Mỗi quả chứa 3-4 hạt. Khoảng cuối thu đầu đông tháng 10,11 là quả dẻ chín rụng đầy mặt đất. Khi ấy hạt mới đủ độ ngọt bùi. Gai hạt dẻ rất sắc nên phải gắp bằng que tre.


Hạt dẻ Trùng Khánh thường nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái, vỏ lụa rất mỏng, hạt màu vàng sẫm, bùi và thơm ngậy đặc biệt. Để chế biến các món ăn thường vỏ hạt dẻ rất cứng nên muốn nó chín cần phải luộc kỹ. Có người còn cẩn thận khía sẵn vài đường trên vỏ hạt để khi chín dễ bóc. Sau khi luộc chín, nếu đem hạt dẻ rang lại một lượt đến khi dậy mùi thơm tự nhiên. Từ đó người chế biến có thể ninh hạt dẻ với chân giò như một món hầm, có thể xay bột hạt dẻ làm nhân bánh, có thể hấp hạt dẻ để ăn như kiểu người ta hấp hạt mít...


Hạt dẻ bày bán ở chợ Xanh, thành phố Cao Bằng. Người Cao Bằng còn có kiểu ăn độc đáo là khi hạt dẻ luộc rang khô, bóc tách vỏ lấy nhân rồi giã nghiền thành bột trộn đều vào cốm làm từ giống nếp Pì Pất. Món ăn hấp dẫn với vị thơm của cốm, vị bùi của hạt dẻ.


Hạt dẻ rang là món ăn vặt thú vị khi trời se lạnh. Thường người ta dùng cát để rang sẽ làm hạt chín đều và không bị cháy. Rang hạt dẻ cần có kinh nghiệm, phải biết nhìn màu, độ nảy, mùi thơm và nghe tiếng kêu khi chín để dừng lửa đúng lúc.

Cầm trên tay một nắm hạt dẻ rang Trùng Khánh nóng hổi, hít mùi hương nồng nàn bay lên vào một đêm đài báo gió mùa đông bắc, bạn mới cảm nhận được hết cái thú của món ăn dân dã này. Hạt dẻ Trùng Khánh thưởng thức một lần thì nhớ mãi và muốn mua về làm quà...


Bên cạnh hạt dẻ, bạn cũng có thể mua na về làm quà. Na Cao Bằng nổi tiếng to và ngọt.


Khung cảnh đẹp như tranh ở huyện vùng cao Trùng Khánh.

Lê Bích

Bài đăng phổ biến