Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Những điểm du lịch khó tiếp cận nhất hành tinh

Nếu một chuyến bay dài hay vài giờ lênh đênh trên biển đã khiến bạn mệt mỏi, bạn sẽ hoảng sợ khi nghĩ đến những điểm du lịch được cho là khó tiếp cận...

Nhưng đây lại là thiên đường của những người thực sự tin rằng, cuộc hành trình cũng quan trọng tương tự như đích đến.

1. Tristan da Cunha: 

Đây được coi là nơi khó tiếp cận nhất thế giới. Quần đảo Tristan da Cunha ở phía Nam Đại Tây Dương là nơi có người ở cách xa đất liền nhất, với dân số 266 người. Mặc dù Tristan vẫn có quyền tự chủ, đảo này là một phần lãnh thổ ở hải ngoại của Anh.


Tristan da Cunha không phải một nơi du khách có thể thích thì ghé thăm. Ngoài việc không có đường băng cho máy bay, bạn phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị đảo mới có thể đặt chân đến. Cách dễ nhất để xin phép là liên hệ qua email với thư ký của người quản lý đảo, đồng thời cung cấp một giấy chứng nhận lý lịch do cảnh sát Anh cấp


Sau khi được đồng ý, du khách sẽ phải tự liên hệ để đi nhờ các tàu chở hàng ở Cape Town (Nam Phi), mất khoảng 500 đô la, trải qua 6 ngày lênh đênh trên biển, vượt gần 2.500 km để đến được Tristan da Cunha

2. Đảo Norfolk: 

Không xa đất liền như Tristan da Cahuna, du khách vẫn phải vượt một quãng đường khá dài để đến được Norfolk.


Nằm giữa vùng biển phía Đông Úc và phía Bắc của New Zealand, Norfolk chỉ rộng khoảng 20 km2, dân số 2.200 người nhưng có một nền công nghiệp Du lịch rất phát triển. 


Khách du lịch phải đến đến Auckland, Brisbane hoặc Sydney, sau đó lên chuyến bay của Air New Zealand để đến sân bay duy nhất trên đảo.


3. Niue: 

Niue là một trong những điểm khó tiếp cận nhất với du khách đến từ khu vực Bắc Mỹ. Hòn đảo này nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, cách New Zealand khoảng 2.400 km


Quốc gia độc lập Niue sở hữu những bãi biển cát trắng, các tour du lịch ngắm cá voi, hang động… phong phú. Nơi đây thu hút khách du lịch chủ yếu từ Australia và New Zealand


Hãng hàng không Air New Zealand là đơn vị duy nhất khai thác đường bay đến đảo, với tần suất 1-2 chuyến/tuần, tùy theo mùa. Du khách cũng có thể cân nhắc đến và rời đảo bằng tàu biển. 


4. Quần đảo Cocos Keeling: 

Thuộc lãnh thổ phía tây Australia, Cocos Keeling nằm trên Ấn Độ Dương gồm khoảng 27 hòn đảo lớn nhỏ.


Hầu hết hoạt động du lịch ở đây là các môn Thể thao dưới nước và chụp ảnh thiên nhiên.


Trừ khi sở hữu du thuyền riêng, cách duy nhất để đến quần đảo này là bắt chuyến bay của hãng Virgin Australia từ lãnh thổ nước Australia.


5. Okunoshima: 

Được biết nhiều với cái tên “đảo Thỏ”, hòn đảo của Nhật Bản từng là một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học lớn. 


Nơi đây trở nên nổi tiếng nhanh chóng, khi đoạn video clip đăng tải hình ảnh một phụ nữ chạy bộ cùng hàng trăm chú thỏ dưới chân.


Không dễ để đến được nơi này, khi du khách phải bay đến Hiroshima, lên một chuyến tàu đến ga Mihara, chuyển sang chuyến tàu khác để đến trạm Tadanoumi, và cuối cùng đón một chuyến phà từ bến cảng Tanadoumi.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Ladakh, Tiểu Tây Tạng của Ấn Độ: Đừng đến nếu bạn thích an nhàn !

Album ảnh du lịch kèm theo những lời chia sẻ thú vị về miền đất Ladakh (Ấn Độ) chắc chắn sẽ khiến cảm hứng dịch chuyển của bạn tăng lên vùn vụt và muốn xách vali đi ngay hôm nay !


Từ lâu Ladakh vẫn được mệnh danh là "Tiểu Tây Tạng" của Ấn Độ vì vẻ đẹp hùng vĩ đến choáng ngợp với những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, bao quanh là bạt ngàn những gợn mây che phủ tạo nên một khung cảnh nửa thực nửa mơ. Không những vậy nơi đây còn chiếm trọn trái tim của tất cả những ai từng đặt chân đến bởi bầu trời trong xanh lạ kì và những cơn gió mát rượi, đôi khi se lạnh. Đứng ở bất kì nơi nào trong Ladakh, bạn cũng đều có thể cảm nhận được sự gần gũi và nguyên sơ của thiên nhiên - một cảm giác hiếm có khó tìm trong thời buổi này.

Tuy nhiên đây không phải một địa điểm cứ muốn là đến được hoặc chỉ cần book máy bay rồi có mặt nhẹ nhàng, để đến Ladakh bạn cần nhiều hơn như vậy. Nhiều ở đây không phải là tiền, mà đó là sự kiên nhẫn, quyết tâm, một trái tim đam mê khám phá cùng đôi chân đi không biết mệt. 

Mới đây, một bạn trẻ tên Nhị Đặng đã khiến dân tình phải đứng ngồi không yên vì hành trình khám phá Ladakh quá tuyệt vời của mình. Theo như những thông tin ghi tên Facebook thì Nhị Đặng hiện đang làm nhiều công việc liên quan đến nghệ thuật như videographer, photographer, food video blogger và cả một người du lịch (traveler) nữa.

Album ảnh đẹp ngỡ ngàng mang tên "Lost in Ladakh" kèm những chia sẻ tận tình, cụ thể nhưng đầy thú vị của Nhị Đặng đã thu về hơn 2k lượt like và vô số lượt chia sẻ chỉ sau một ngày. Cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc "bồng lai tiên cảnh" và cảm nhận những trải nghiệm đặc biệt của cô gái này nhé! 


Thứ mà tôi cảm thấy nhẹ nhõm nhất là ô cửa sổ trên máy bay. Và chuyến đi thực sự đã bắt đầu! Tôi thấy bên cửa sổ những đám mây bềnh bồng lướt qua, để lộ dần những dãy núi quyến rũ đôi mắt của những kẻ phía đằng sau ô vuông kia. Cơ trưởng đáp máy bay rất êm trong tràng vỗ tay kết thúc chuyến bay từ Delhi đến Leh - một thị trấn Ladakh, phía Bắc Ấn Độ.


Cảm giác đặt chân xuống sân bay là cả một bầu trời trong xanh, không khí mát lạnh, bao bọc quanh những dãy núi cao đầy ngạo nghễ có phần âm thầm hiểm nguy.

Những trang phục lính, hàng rào quân sự khắp mọi nơi cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của khu vực biên giới giáp với Trung Quốc, Afghanistan, Pakistan. Khi chiều xuống, thị trấn Leh từ từ chìm trong bóng núi. Ở Leh, từ nhiều nhất mà người ta thường nói là "Juleh" , một chữ đầy ma thuật với nhiều ý nghĩa: Xin chào, cảm ơn, tạm biệt !



"The journey of life is longthe path unknown" (Hành trình của cuộc đời là con đường không ai biết trước được.) Câu này trích từ một biển báo trên đoạn đường Ladakh.

Thay vì để các biển hiệu cảnh báo, họ thường dùng những câu chơi chữ, hay quote ấn tượng như :"Life is short, don't make it shorter" (Đời đã ngắn đừng làm nó ngắn thêm), , "After whisky, driving risky"...(Say xỉn thì phải chạy xe cẩn thận)


Sau 8 tiếng đường xe dằn xóc, qua nhiều địa hình, từ núi đá khô cằn, đồng cỏ thoải hương, sông suối... trong cái khắc nghiệt khô mắt, khô môi.

Trước mắt tôi là Tso Kiagar, như những dải lụa xếp lớp lạnh lẽo đang nằm chờ cái nắng trải lên những đường dáng để thêm hùng vĩ. Chỉ còn cách Tsomoriri khoảng 30km.


Tsomoriri hiện ra trước mắt! Hồ trong xanh và thảm thực vật phong phú cho đến khi nó hoàn toàn đóng băng vào mùa đông, từ tháng 11 .


Ảnh chụp vào lúc 00h đêm.

Cả bọn nằm trên giường, trùm túi ngủ kín mít chỉ chừa mỗi cái mũi để thở. Tôi đang cặm cụi chỉnh cái máy ảnh, mở một cánh cửa sổ, đủ để góc máy có thể bắt được 30s, dải ngân hà nhìn thấy rõ trước mắt. Gió lùa vào tái tê, đầu tôi hơi choáng váng mỗi khi xoay người hay cử động lật mạnh. Tôi nhìn hơi thở mình đứt quãng, rồi lại dài thườn thượt, ra khói, rồi bay lên, tưởng như tụ lại thành mây rồi tình cờ vỡ vụn ra thành những đốm nhỏ li ti trên bầu trời cao vút. Một thế giới nào đây?! Tôi cảm thấy mình bé nhỏ, một bình yên đơn giản, một thanh thản đến lạ... cứ muốn nhìn mãi nhìn mãi, nhìn mãi thế giới tinh tú kia từ ô vuông cửa sổ đen ngòm.


Toà lâu đài nhìn qua từ cửa sổ nhà nghỉ trong một ngày mưa. Cả ngày mưa héo hắt ruột gan, ủ dột tinh thần. Héo quá nên ông trời thương mà trao cái cầu vòng đôi để an ủi mấy đứa nhỏ dễ tổn thương!!!


Ở đây có rất nhiều tu viện nổi tiếng và Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến người dân.

Mỗi gia đình ở Ladakh đều gởi một người con trai của họ xuất gia làm Lạt ma và thọ giới. Họ được gửi tới các tu viện khi mới 5, 6 tuổi để giáo dục, đào tạo như các vị sư và dành toàn bộ cuộc sống của mình để nghiên cứu và học tập Phật giáo. Cứ như vậy, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác. Trong lịch sử, khu vực này là của người gốc Tây Tạng và có rất nhiều tu viện Phật giáo. Do đó, Ladakh cũng được gọi là "Tiểu Tây Tạng".


Sau 1 ngày nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ ở Leh, chúng tôi lại bắt đầu chuyến phiêu lưu đến Zanskar - vùng đất đã từng bị biệt lập hàng thế kỷ, ẩn mình giữa những dãy núi Himalaya hùng vĩ.


Một bà cụ người Ladakh xin quá giang trên xe chúng tôi. Cụ năm nay tám mươi mấy tuổi, bà vẫn đi bộ băng băng như những ông bà cụ khác vùng Ladakh. Chúng tôi xin phép cụ chụp hình lưu niệm, cụ bà nở nụ cười hồn hậu bất chấp tuổi tác.


Kargil là 1 mảnh ghép khác của bức tranh Ladakh. Người ở Kargil lai giữa Tây Tạng, Pakistan hay Afghanistan. 90 % dân số Kargil là Hồi giáo Shia, 5% người Sunni và 5% của Phật giáo Tây Tạng. Trong ảnh là một cô bé nữ sinh mua kem trước giờ lên lớp. Tụi học sinh sáng sớm cứ ào ra ăn kem như phong trào í, vui lắm!


Qua khỏi Kargil, chúng tôi bắt đầu tiếp cận những thảo nguyên bao la.

Những con Marmot (sóc đất - thường trồi lên vào mùa hè và sống dưới hang suốt mùa đông dài) nhúng nhính, chạy loanh quanh trên những đồng cỏ, nằm phơi mình trên hòn đá to, hay lúc ẩn lúc hiện dưới hang ổ như chọc cười đám khách du lịch đang loay hoay thích thú lướt qua trên xe. Tôi có cảm giác chúng như xưng hùng xưng bá khắp nơi đây vậy, một vương quốc riêng của loài marmot, tự do không giới hạn. Tự nhiên lại có phần ganh tỵ với chúng!


Mặt trời bắt đầu xuống núi vừa đúng lúc chúng tôi đến Rangdum (một thị trấn hoang vu và tách biệt giữa lòng chảo thung lũng núi non hiểm trở, quanh khu này hình như chỉ duy nhất 1 cái hostel, thiếu điện đóm, giá khá đắt đỏ)


Đàn gia súc du mục lang thang kiếm ăn


Địa hình thảo nguyên bao la.


Tôi thấy những đỉnh núi tuyết đang ẩn hiện giữa màn sương khói, tựa hồ như vương quốc của bà chúa tuyết đâu đây.


Ngày thứ 12, chúng tôi quyết định dành 3 ngày để trekking lên tu viện Phuktal (Phugtal)

Tu viện này nằm ẩn mình trong một khoảng rộng của hẻm núi khổng lồ cao tới 3.800m thuộc dãy núi Himalayas. Thiết kế cô lập của Phuktal mang ý nghĩa tinh thần lớn vì đã có nhiều nhà sư ẩn cư và thiền định trong các hang động ở khu vực này. Để đến được Padum, người ta phải bắt taxi từ Padum đến Raru, nơi kết thúc con đường và bắt đầu leo núi từ đó. Sẽ phải mất một hoặc hai ngày đi bộ để đến Phugtal, ngang qua hai ngôi làng nhỏ Chatang và Purne. Tu viện cách Purne khoảng 7km.


Sau 2 ngày trekking, chúng tôi tới được Phuktal.

Bằng cách nào đó Phuktal vẫn điềm nhiên, lặng lẽ như được xếp từ muôn kiếp đời và được chở che trong một hốc đá to. Đợt chúng tôi đi có khá nhiều đoàn viện trợ và các bác sĩ tình nguyện lên đây khám chữa bệnh và phát đồ ấm, chăn mền... cho mùa đông sắp tới.


Các tiểu lạt ma cười đùa trước ống kính.

Lúc này mấy đứa nhỏ đang háo hức chuẩn bị chạy xuống trạm tình nguyện để vác đồ lên tu viện. Trạm tình nguyện ở ngay hostel bên dưới tu viện, cách khoảng 500m đường leo dốc núi. Tụi nhỏ cứ thế vừa chạy vừa thở hổn hển. Còn đám chúng tôi thì lết từng bước như người vác trăm ký trên vai. Mấy vị lạt ma già khoan thai bước từng bước, bước khoảng chục bước dừng lại thở sâu, nhìn đời, nhìn người, cười cái rồi lại bước tiếp, lâu lâu nhìn qua cười với tụi này hỏi "mệt hông ".


Bước một mình, một khúc quanh, về phía nắng, cảm giác rất sướng, cô đơn nhưng không lẻ loi.


Zanskar tuy hẻo lánh nhưng là vùng đất giàu sắc màu tinh thần, người Zanskar thường tổ chức các lễ hội trong năm, họ hóa trang, ca hát, nhảy múa... những khúc hùng ca về cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác.


Khung cảnh núi non hùng vĩ ở Zanskar.


Đường về Leh đi qua Moonland.


Tôi đã nói nếu bạn thích an nhàn, vui lòng đừng đến Ladakh. Nhưng nếu bạn thích những nụ cười thanh thản, an nhiên, thì sự tồn tại của thế giới này - Ladakh, là một thứ tình yêu nhỏ bé dễ thương trong tôi. Một phiên bản vừa gai góc, khốc liệt, nhưng đầy cám dỗ, vừa hạnh ngộ, bao la, nhưng cũng bình dị đến nao lòng. 

Những ngày cuối cùng ở New Delhi, khi tôi đến miền Trung Ấn và chuẩn bị bay về Việt Nam. Tôi gặp anh hải quan soát visa, nhìn anh không phải gốc Ấn, tôi ngờ ngợ anh là người Ladakh, anh chàng hải quan với gương mặt phúc hậu hỏi tôi: "Cô đến Ladakh lần thứ hai rồi à?!. Tôi giật lại ngay: "Anh là người Ladakh à!", "Vâng, tôi từ Leh" - Tôi thầm hét lên trong bụng" A tôi biết ngay mà!!" Nụ cười Ladakh của anh làm tôi ấm lòng, người Ladakh đi đâu vẫn mãi là người Ladakh, hoặc giả tôi đang quá màu hồng ảo tưởng nhưng Ladakh trong tôi chắc cũng chỉ có thế, dường như trọn vẹn về phía những đường chân trời đã mất! Hẹn gặp lại nhé! 




Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Bí kíp ăn mặc không bị 'lạc loài' khi du lịch thế giới

Bạn nên mặc quần áo rộng khi đến Ấn Độ, đi bốt, mang theo ủng nếu tới Anh và tránh diện đồ có logo hoặc váy ngắn, quần short ở Italy.
 

Trang Business Insider vừa tiết lộ bí kíp ăn mặc sao cho phù hợp nhất đối với du khách khi tới thăm các thành phố nổi tiếng trên thế giới. Bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây.

Tokyo, Nhật Bản

Cách ăn mặc của người dân Tokyo rất khác nhau, từ phong cách Harajuku với màu sắc tươi sáng nhưng đôi chút liều lĩnh, cho đến những bộ quần áo thời trang, sành điệu. Tuy nhiên, khi đi làm đàn ông sẽ mặc vest đen còn phụ nữ chọn váy áo gọn gàng, giày cao gót. Nếu bạn không phải là nhân viên ở các công ty, phong cách điển hình nên là áo sơ mi, jeans tối màu...

Đàn ông Nhật không mặc quần short, trừ khi họ đang tập thể dục hoặc đi dạo trên bãi biển. Họ cũng cạo râu sạch sẽ và đầu tóc chải chuốt gọn gàng, lịch sự.

Hong Kong, Trung Quốc

Hầu hết người dân ra đường đều mang theo ô để che mưa vào mùa thu, đông và tránh ánh nắng mặt trời vào mùa hè. Phong cách ăn mặc của họ khá giản dị, chủ yếu là giày thể thao, quần jeans. Dép xỏ ngón và quần short cũng khá phổ biến nhưng bạn lưu ý không mặc quá hở hang. Phụ nữ Hong Kong có thể mặc váy ngắn, nhưng họ thường không thích khoe quá nhiều phần trên của cơ thể.

Jakarta, Indonesia

Đàn ông bản địa thường mặc áo sơ mi, quần kaki và đi giày trong khi phụ nữ hạn chế đeo đồ trang sức.

New Delhi, Ấn Độ

Bạn không nên mặc quần áo khoe quá nhiều da thịt. Quần áo rộng thùng thình hoặc quần dài, áo sơ mi là những trang phục phù hợp.

Amsterdam, Hà Lan

Legging là vật dụng chủ yếu của phụ nữ ở đây. Họ thường kết hợp các loại legging bó sát, dày, dài tới mắt cá chân khi mặc váy, quần sóoc và đi giày thể thao màu sắc tươi sáng. Vào mùa đông, họ đi bốt bệt. Trang phục để du khách đi chơi vào buổi tối phù hợp nhất là áo khoác thể thao và quần jeans.


Người Thụy Sĩ ăn mặc khá đơn giản, không đeo nhiều phụ kiện rườm rà. Ảnh: BI.

Berlin, Đức

Mùa hè, người dân bản địa thích mặc quần short và đi dép xỏ ngón. Nếu trời lạnh hơn, họ sẽ mặc denim jeans, cùng áo khoác dài sáng màu.

London, Anh

Người Anh ăn mặc lịch sự nhưng cũng không quá gò bó. Vào mùa đông, trang phục phù hợp mà du khách nên mặc để nhìn giống dân bản địa là quần jeans, đi bốt và áo khoác dài. Nếu trời mưa, bạn nên đi ủng, bốt cao su và mang theo ô.

Brussels, Bỉ

Phong cách thời trang mà người dân ở đây ưa chuộng là áo tank-top, hàng dệt kim sáng màu cho mùa hè và áo sơ mi dài tay, áo len trong mùa đông.

Phần lớn đường phố đều lát đá sỏi, nên giày đế bằng thường được ưa thích hơn cao gót. Nếu bạn tới các hồ bơi công cộng, đàn ông phải mặc quần bơi chứ không phải quần ngắn.

Florence, Italy

Bạn nên tránh đi dép xỏ ngón, áo sơ mi với các hình logo, váy ngắn, quần short. Hầu hết điểm đến là di tích, tôn giáo và nhà thờ sẽ không cho phép bạn mặc áo để lộ vai trần. Do đó, mang theo một chiếc khăn để choàng lên người khi cần thiết là điều du khách nên làm.

Cairo, Ai Cập

Phần lớn người dân ở đây ăn mặc theo kiểu cổ điển. Đàn ông thường mặc quần dài, áo phông và hiếm khi mặc quần short, áo ba lô hay đeo đồ trang sức.

Buenos Aires, Argentina

Bạn nên tránh mặc quần áo rộng thùng thình, và đàn ông ở đây cũng ít khi mặc quần short. Ngoài ra, quần jeans giản dị, váy là những phong cách thời trang được ưa chuộng tại Buenos Aires.

Los Angeles, Mỹ

Do thời tiết ấm áp quanh năm nên áo ba lỗ, sơ mi rộng, quần short và váy là những phục trang bạn có thể thoải mái lựa chọn. Nếu bạn định ghé thăm một bãi biển, có thể mang theo một chiếc áo khoác mỏng phòng khi cảm thấy lạnh. Vào buổi tối, phụ nữ sẽ đi giày cao gót, quần jean tối màu và áo thanh lịch, gợi cảm để đi ăn tối.

Nếu đi bạn định đi bar, váy ngắn, áo sặc sỡ là những trang phục phổ biến.

Sydney, Australia

Nơi đây khí hậu ấm áp quanh năm nên bạn có thể thoải mái mặc quần ngắn, đi dép xỏ ngón hoặc sandals... Người dân ở đây cũng không quá câu nệ việc bạn mặc đồ như thế nào.

Anh Minh (VnExpress)

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Đồ dùng phụ nữ nên mang theo khi du lịch Ấn Độ

Ấn Độ nóng và ẩm nên bạn cần chuẩn bị quần áo chất liệu thoáng mát. Ngoài ra, đây là nước đạo Hồi nên bạn lưu ý không nên mặc quá hở hang. 

Dưới đây là những trang phục thích hợp với phái nữ khi đi du lịch đến Ấn Độ:

1. Quần vải

Diện quần vải khá dễ chịu và thoải mái, bạn có thể thỏa thích lựa chọn hoa văn họa tiết trên trang phục, nhưng nên ưu tiên màu tối vì đường phố Ấn Độ khá bụi bặm. Cũng chú ý đừng chọn những chiếc quá dài nếu không muốn mang đầy đất ở Ấn Độ về nhà. Ưu điểm tiếp nữa của quần vải cạp chun là bạn sẽ thoải mái thưởng thức những món ăn địa phương mà không lo phải nới lỏng thắt lưng.

Quần vải là sự lựa chọn lý tưởng cho chuyến du lịch đến Ấn Độ.

2. Áo phông đơn sắc

Những chiếc áo phông trắng với quần vải họa tiết là sự lựa chọn hợp lý. Bộ trang phục này phù hợp để bạn dạo phố, dạo biển, đi khám phá mọi ngõ ngách ở Ấn Độ và còn phù hợp nếu bạn muốn ghé thăm các đền thờ nữa.

3. Váy maxi

Để điệu đàng nữ tính hơn thì ngoài quần vải, những chiếc váy chất liệu cotton dài đến mắt cá chân đơn màu cũng là một gợi ý hay ho. Và hơn nữa loại váy này vừa mang đến sự kín đáo cần thiết vừa không bao giờ lỗi mốt cả, bạn sẽ thật nữ tính và quyến rũ.

4. Áo denim

Buổi tối ở Ấn Độ khá lạnh, khoác thêm một chiếc áo denim sẽ giúp bạn ấm áp hơn khi đi dạo.

Áo denim tạo phong cách và tiện dụng.

Xem thêm: Những đồ vật nên loại khỏi hành lý du lịch

5. Dép tông

Đi giày có thể sẽ khiến bạn bị nóng và việc phải cởi giày mỗi khi ghé thăm nhà dân hay đền thờ sẽ gây bất tiện. Một đôi dép tông sẽ thích hợp hơn với cả khí hậu và việc du lịch khám phá của bạn.

6. Áo cardigan

Nếu muốn diện áo 2 dây, bạn hãy khoác thêm một chiếc cardigan mỏng bên ngoài, chúng vừa kín đáo vừa phong cách.

7. Khăn quàng mỏng

Chiếc khăn quàng là vị cứu tinh khi bạn đến Ấn Độ. Bạn có thể dùng chúng để che cánh tay, ngực, vai hoặc đầu nếu cần. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể dùng khăn để choàng quanh người làm váy. Nếu đến thăm đền thờ, dùng khăn để quàng đầu cũng rất hợp lý. Khăn còn có thể dùng làm chăn hay gối nữa.

8. Túi quai chéo loại nhỏ

Khi đi du lịch bất cứ nơi đâu, bạn cũng nên sử dụng những loại túi đeo chéo bởi tính tiện lợi dễ bảo quản của chúng. Những đồ vật quan trọng cất trong túi sẽ luôn ở cạnh bên bạn và những kẻ xấu sẽ ít có cơ hội đánh cắp chúng hơn.

9. Một số phụ kiện nhỏ xinh

Vali đầy những đồ đơn giản, tối màu sẽ khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Hãy mang theo một vài những phụ kiện nhỏ như khăn turban buộc đầu hoặc vòng tay phong cách Ấn Độ.

10. Một số lưu ý về trang phục khác

Những chiếc khăn quàng to sẽ phù hợp khi bạn đi bất kỳ đâu.


- Trừ khi bạn đang tắm biển ở tiểu bang Goa, đừng mặc váy hay quần short trên đầu gối.

- Việc mặc trang phục hở chút vai được chấp nhận.

- Hãy mang theo những đồ tối màu nếu không muốn lúc nào cũng lấm lem.

- Luôn mang theo khăn để che chắn khi cần.


Thùy Dương (theo Travelhack)

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Những điểm du lịch khiến du khách ngượng ngùng

Những tác phẩm điêu khắc táo bạo như nước phun ra từ bầu ngực nữ thần hay các bức phù điêu mô tả cảnh giao hoan khiến nhiều du khách phải đỏ mặt khi chiêm ngưỡng. Cùng ngắm nhìn những bức tượng với tạo hình nhạy cảm ở nhiều nơi trên thế giới.

Xem thêm: Những công viên giải trí độc đáo nhất Malaysia

1. Đài phun nước Virtues, Nuremberg, Đức

Đài phun nước Virtues. Ảnh: nuernberg.de

Du khách đến Nuremberg - Đức đều ngỡ ngàng trước đài phun nước Vitrtues với những bức tượng được tạc một cách tinh xảo, như một kiệt tác nghệ thuật với 7 bức tượng lớn nhỏ khác nhau, khắc họa các vị thần. Điểm độc đáo là các bức tượng nữ thần đều có nước phun ra từ bầu ngực.

Xem thêm: Những cầu treo ổ khóa tình yêu nổi tiếng trên thế giới

2. Đài phun nước Poseidon, Bologna, Italy

Bức tượng người cá với tư thế "không giống ai" khiến nhiều người phải đỏ mặt. Ảnh: sotaydulich

Tọa lạc trên quảng trường Maggiore - Italia , đài phun nước này thu hút ánh nhìn của nhiều du khách. Hình ảnh người cá được thiết kế với nước phun ra từ ngực và vị trí nhạy cảm với tư thế khiến du khách phải ngạc nhiên.

Xem thêm: 20 điểm đến du lịch năm 2014

3. Bảo tàng dương vật ở Iceland


"Của quý" của hơn 200 loài động vật được trưng bày tại bảo tàng độc đáo này. Ảnh: atlasobscura
Có lẽ bảo tàng  Iceland Phallological ở Iceland là nơi duy nhất sưu tập và trưng bày các mẫu "của quý" của tất cả các loài động vật có vú. Người đứng đầu bảo tàng từng là giáo viên lịch sử nghỉ hưu đã đưa ra ý tưởng và có công sáng lập nên bảo tàng độc đáo này. Ông cho rằng những thứ ở đây không mang tính khiêu dâm, mà là một địa điểm nghiên cứu một cách nghiêm túc về cơ quan sinh dục nam.

Du khách có thể chiêm ngưỡng bộ phận sinh dục của hơn 200 loài động vật, với đủ mọi hình dạng, kích thước được bảo quản trong các ống nghiệm và chai thủy tinh. Một số mẫu vật còn được làm khô và treo lên tường.

Xem thêm: 6 điểm đến du lịch nước ngoài hấp dẫn năm 2014

4. Đài phun nước ở Proudy, Prague, Czech

Tượng hai người đàn ông đang " tè". Ảnh: virginia

Ý tưởng sáng tạo ra hai bức tượng này là của điêu khắc gia David Cerny. Đài phun nước này khiến du khách "đỏ mặt" với hình ảnh nước được phun ra từ "chỗ kín" của người đàn ông. Tại phần hông của bức tượng còn có thiết kế quay, mô phỏng động tác khi đang đi vệ sinh của người thật.

5. Công viên tình yêu trên đảo Jeju, Hàn Quốc

Không phải ai cũng đủ can đảm để chiêm ngưỡng bức tượng nhạy cảm này. Ảnh: L.Thao

Với mức vé khoảng 200.000 đồng, công viên tình yêu ở đảo Jeju mở cửa lúc 9h sáng hàng ngày thu hút nhiều du khách đến tham quan. Trong công viên những hình ảnh đặc tả cảnh nhạy cảm với 140 bức tượng, bảo tàng và khu lưu niệm. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ can đảm để chiêm ngưỡng tất cả các bức tượng bởi nó phô bày nhiều bộ phận kín, tư thế giao hoan của cả người và một số loài vật.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc - Du lịch Jeju không cần visa

6. Đền Khajraho, Ấn Độ

Những cảnh giao hoan được chạm khắc khá cởi mở. Ảnh: wordpress

Đền tọa lạc ở ngôi làng Khajuraho thuộc vùng núi Chatarpur cách bang Madhya Pradesh 395km về phía đông nam. Người ta có thể tìm thấy vô vàn hình ảnh sắc nét về cuộc sống của người dân Ấn qua các bức tượng, từ cảnh ăn chơi xa hoa của vua chúa trong hoàng cung cho đến cảnh lao động, học hành tu tập, thuần hóa thú dữ...

Ấn tượng độc đáo nhất chính là những cụm tượng mô tả cảnh giao hoan được chạm khắc. Khắp bề mặt của các ngôi đền đều là những bức tượng mô tả cảnh giao hoan, nhiều tư thế nhạy cảm được phô diễn.

Xem thêm: Những lưu ý khi du lịch New Dehli - Ấn Độ

Anh Phương - VNExpress

Bài đăng phổ biến