Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

Du lịch Hà Giang - Khám phá cảnh đẹp mê đắm lòng người vùng đất tam giác mạch

Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường chạy ngút lên trời xanh, nơi hình hài đất nước nổi lên như bản đồ, nơi ruộng bậc thang kỳ công lao động…mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người. Du lịch Hà Giang là một trong những chuyến du lịch miền Bắc thú vị nhất sẽ đưa bạn đến khám phá vùng đất xinh đẹp, nét đẹp bản sắc của con người vùng cao phía Bắc.

Thời điểm du lịch Hà Giang

Những cánh đồng bậc thang mùa nước đổ (Ảnh: Sưu tầm)
Hà Giang đẹp quanh năm, bạn có thể du lịch hà giang hoặc phượt Hà Giang vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên để khám phá hết vẻ đẹp của vùng cao nguyên đá này thì bạn nên đến Hà Giang vào những thời điểm sau.

Tháng 1: Tháng Của Cảnh Sắc Xuân

Mùa Xuân đến cũng là lúc những loài hoa tại miền đất cao Hà Giang nở rộ khoe sắc. Khắp nơi từ Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, du lịch Hà Giang tháng này bạn có thể bắt gặp bất cứ nơi nào cũng rực rỡ những màu sắc của hoa đào, hoa mận, hoa cải nổi bật trên nền đá đen của Cao nguyên đá hay lấp ló trong nắng mai của những ngôi nhà trình tường đầy kiên cố.


Tháng 5, tháng 6: Mùa Nước Đổ

Mỗi năm người đồng bào ở đây chỉ trồng một vụ lúa duy nhất, thu hoạch vào tháng 9. Vào khoảng tháng 5, đầu tháng 6 là lúc những cơn mưa lớn đổ từ ruộng cao xuống ruộng thấp, cứ thế tạo thành “tháp nước” kéo dài từ đỉnh đến chân núi xa tít tắp. Mùa nước đổ kéo dài đến hết tháng 7 nhưng vào tháng 5 – tháng 6, khi mùa cấy bắt đầu là đẹp nhất.

Du lịch Hà Giang mùa nước đổ, du khách có thể ngắm nhìn những ruộng lúa đẹp như tranh như: Hoàng Su Phì, núi đôi Quản Bạ, hay những ruộng nhỏ điểm xuyết bên con đường hạnh phúc mã Pí Lèng…


Tháng 9: Mùa lúa chín

Tháng 9 lúc này lúa đã bắt đầu được trổ bông và đang nagr dần sang một màu vàng vô cùng bắt mắt. Ngắm nhìn những màu vàng tươi sáng và vô cùng ấm áp, đến đây hít hà mùi hương của lúa chín, check in những bức ảnh vô cùng tuyệt đẹp với màu lúa vàng óng ả. 


Tháng 10 Đến Tháng 12: Mùa Hoa Tam Giác Mạch

Những bông hoa tam giác mạch bung nở, sắc hồng tím nhẹ nhàng khắp các vùng đồi núi Hà Giang. Cảnh quan núi rừng hùng vĩ nơi đây với những đồi hoa tam giác mạch đẹp thuần khiết du lịch Hà Giang mùa này sẽ làm say lòng du khách khi đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc. 


Những cảnh đẹp say lòng của núi đồi Giang


Chinh phục đèo Mã Pí Lèng


Khung cảnh hùng vĩ đứng tại nơi cao của đèo (Ảnh: Sưu tầm)

Là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc Việt Nam, Mã Pí Lèng nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối liền với thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Tuy hiểm trở nhưng đây là cung đường mơ ước của nhiều phượt thủ khi đến Hà Giang bởi cảnh đẹp tuyệt mỹ. Đứng trên đỉnh đèo, các chân đi sẽ vỡ òa cảm xúc trong cảnh quan hùng vĩ đến đáng kinh ngạc với những cung đường khúc khuỷu sánh vai trên các cung đèo.


Cột cờ Lũng Cú


Cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, cột cờ Lũng Cú là một điểm du lịch mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc. Cột cờ Lũng Cú đánh dấu cột mốc cực Bắc, biên giới với Trung Quốc. Từ vị trí của cột cờ, bạn có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp thung lũng, đồi núi Hà Giang.


Đi phiên chợ Đồng Văn


Người địa phương trong trang phục truyền thống tại chợ (Ảnh: Sưu tầm)

Phiên chợ Đồng Văn là điểm đến của nhiều du khách trong chuyến đi du lịch Hà Giang. Không chỉ là địa điểm họp chợ trao đổi hàng hóa, phiên chợ Đồng Văn còn có nhiều hoạt động thú vị dành cho khách du lịch, lắng nghe ngôn ngữ của họ và thưởng thức những món đặc sản.


Đến đây bạn có thể ngắm nhìn cận cảnh cuộc sống giản dị, gần gũi của người dân tộc miền cao. Vào mỗi tháng, chợ phiên sẽ có một ngày đặc biệt khoảng giữa tháng để tổ chức các chương trình văn hóa của dân tộc cho khách tham quan. Nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: thi chọi chim, trưng bày dệt thổ cẩm,..


Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì


Nét đẹp quyến rũ của những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Ảnh: Sưu tầm)

Ruộng bậc thang là một trong những hình ảnh quen thuộc của núi rừng Tây Bắc và gắn liền với cuộc sống của người nông dân đồng bào dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc. Hoàng Su Phì là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang và được công nhận là di tích quốc gia. Những thửa ruộng bậc thang như những “bậc thang lên thiên đường” được bà con dân tộc Nùng, Dao Đỏ, La Chí… canh tác. Đến với du lịch Hà Giang bạn đừng quên đến tham quan và chụp ảnh với những ruộng bậc thang quyến rũ ở Hoàng Su Phì.


Ngắm hoa tam giác mạch


Những cánh hoa tam giác mạch nở rộ (Ảnh: Sưu tầm)

Một trải nghiệm tiếp theo mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ khi du lịch Hà Giang là ngắm hoa tam giác mạch. Vào tầm tháng 10 là mùa hoa tam giác mạch nở rộ hàng năm. Bên cạnh đó vào tháng 4,5 cũng có hoa nở trái vụ mùa trắng, bạn cũng có thể đến thời gian này để chiêm ngưỡng.

Giữa cái lạnh cắt da cắt thịt của vùng núi phía Bắc, những bông hoa Tam Giác Mạch vẫn khoe sắc hồng trên những vách núi đá. Nét đẹp mạnh mẽ đó được du khách gọi là “mùa hoa nở trên đá”.


Núi đôi Quản Bạ


Núi đôi Quản Bạ - Điểm tham quan chụp ảnh không thể bỏ qua ở Hà Giang (Ảnh: Sưu tầm)

Núi đôi Quản Bạ là một trong những cảnh đẹp ấn tượng được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Hà Giang. Tham quan núi đôi Quản Bạ, bạn cũng được chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa rực rỡ và những bản làng thanh bình giữa núi đồi miền Bắc.


Du lịch Hà Giang là một chuyến đi thú vị, được rất nhiều người yêu thích nhất là những bạn trẻ mê xê dịch. Cảnh đẹp Hà Giang khiến du khách say lòng với những cung đường đèo uốn lượn và những cánh đồng hoa rực rỡ, tô điểm thêm màu sắc tươi sáng cho núi rừng phía Bắc Tổ quốc.


Nguồn: Travel.com.vn


Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023

Du lịch Đông Bắc Hà Giang, tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của dân tộc



Không còn ngạc nhiên khi mà những cảnh đẹp vùng Đông Bắc Việt Nam luôn là nguồn sáng tác bất tận trong những bài hát hay thơ ca nổi tiếng. Nơi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ hay vô vàn những lễ hội truyền thống. Du lịch Đông Bắc luôn là điểm đến thu hút du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên. Cảnh vật đổi sắc quanh năm hấp dẫn du khách với cánh đồng hoa thơ mộng, cảnh tượng hùng vĩ của con đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam.

Đến với Đông Bắc là bước vào hành trình chinh phục các dốc đèo vắt ngang qua dãy núi tai mèo sừng sững, quanh co uốn lượn với nhiều khúc cua tay áo hiểm trở. Và, sau đó cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ cùng văn hóa đặc sắc của vùng cao sẽ như một bữa tiệc thiên nhiên chờ đón Quý khách thưởng thức.

Du lịch Hà Giang là một địa điểm rất nổi tiếng các bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình của mình. Hà Giang là tỉnh địa đầu của Tổ quốc, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp Trung Quốc. Các cung đường Hà Giang quanh co, cheo leo vốn đầy thách thức cho người lái xe. Thế nhưng khi bạn phóng tầm mắt xung quanh, căng thẳng nhường lại chỗ cho cảm giác thư thái khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp cao nguyên. Hãy điểm qua một vài địa điểm du lịch Đông Bắc Hà Giang lý tưởng trong bài viết dưới đây.

1. Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trên địa bàn 4 huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc với diện tích 2356 km2 ở độ cao trung bình 1000 – 1600m. Nơi đây có tới 80% là đá vôi, mang dấu vết của sự phát triển của địa tầng trái đất.


Cao nguyên đá Đồng Văn (Ảnh: Sưu tầm)

Khu vực này sở hữu nhiều mẫu hoá thạch của các loài động vật, điểm du lịch Hà Giang này có tuổi thọ lên tới 600 triệu năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và được xem là công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam. Những khối đá tự nhiên nằm xen kẽ như một sự sắp đặt tinh tế của tạo hoá sẽ là điểm dừng chân ấn tượng cho du khách.

2. Đỉnh Mã Pì Lèng

Đèo Mã Pì Lèng nằm trong khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn, trên quốc lộ 4C (Con đường Hạnh Phúc) thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái, phía Bắc huyện Mèo Vạc. Tên gọi của con đèo này có nghĩa là "sống mũi của con ngựa", chỉ sự hiểm trở của đỉnh núi, dựng đứng như sống mũi con ngựa. Độ cao ở khu vực đỉnh đèo khoảng 1200 - 1600m so với mực nước biển, phía Bắc và Đông Bắc đèo là dải núi đá trọc màu xanh trùng điệp, cây cối thưa thớt, được xem là "nóc nhà" của Cao nguyên đá Đồng Văn, xếp vào nhóm "tứ đại đỉnh đèo" của vùng núi phía Bắc Việt Nam.


Tứ đại đỉnh đèo - Đỉnh Mã Pì Lèng (Ảnh: Sưu tầm)

3. Thung lũng Sủng Là

Thung lũng Sủng Là nằm trên quốc lộ 4C, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 20 km và hầu như ai đến Đồng Văn thì cũng đều đi qua đây. Địa điểm du lịch Hà Giang này hệt như một “đóa hoa hồng” của cao nguyên đá, nằm giữa những dãy núi đá nhấp nhô, từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy Sủng Là hiện lên hệt như một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp, yên bình.


Thung lũng Sủng Là (Ảnh: Sưu tầm)

4. Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám

Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám là một trong những địa điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng, cho ra đời nhiều sản phẩm nức danh một vùng. Làng thổ cẩm Lùng Tám do hợp tác xã Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, mỗi sản phẩm đều chứa đựng cả một không gian văn hóa vùng cao mà còn là tâm huyết, tình cảm của mỗi người dân.


Sản phẩm từ Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám (Ảnh: Sưu tầm)

5. Dinh Thự Vua Mèo

Dinh vua Mèo hay còn được biết đến dinh thự họ Vương, thuộc xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn. Dinh thự này được xây lên bởi Vương Chính Đức, người ta gọi ông là vua Mèo bởi ông chính là thủ lĩnh của tổ chức Hươu Nai được suy tôn của người Mông ở Đồng Văn, vào giai đoạn chống lại quân cờ Đen của Trung Quốc.


Dinh thự vua Mèo (Ảnh: Sưu tầm)

Trên đây là 5 địa địa điểm du lịch khu vực Hà Giang cực kì hấp dẫn mà bạn có thể cân nhắc để đến tham quan trong dịp lễ 30/4 và 01/5 đang đến rất gần. Kỳ nghỉ năm nay khá dài, sẽ là một khoảng thời gian đủ để bạn khám phá hết những địa danh nổi tiếng tại vùng đất đặc biệt này.

Nguồn: travel.com.vn

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Thu này ta có hẹn với ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Mùa gió heo may rải đồng kéo về, nắng thu rót mật lên những thửa ruộng bậc thang cũng là lúc bà con người Mông, người Nùng ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thu hoạch lúa. Những lớp "sóng" ruộng bậc thang nơi này làm say lòng khách du lịch.


Ruộng bậc thang ở huyện Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn các xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Bản Máy và Thông Nguyên... Nó được hình thành cách đây hàng trăm năm. Ruộng bộc thang vừa nuôi sống con người, vừa là tác phẩm nghệ thuật của bao thế hệ người Mông, người Tày, người Nùng đã kì công xây đắp mà thành.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá và giá trị thẩm mỹ cao. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây là tư liệu sản xuất cũng là minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì.


Ruộng bậc thang là một loại hình canh tác tương đối phổ biến, có mặt ở rất nhiều quốc gia mà tiêu biểu là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippines, Indonesia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.


Tại Việt Nam hệ thống ruộng bậc thang là phương thức sản xuất của rất nhiều dân tộc sinh sống ở miền núi phía Bắc như: La Chí, Hà Nhì, Mông, Dao, Nùng... Mỗi dân tộc lại có quá trình hình thành và phát triển sản xuất trên ruộng bậc thang khác nhau, những tập quán, những cách thức canh tác cũng như những nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp không giống nhau. 


Nằm e ấp dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, thời gian gần đây thị trấn Quang Vinh lại nhộn nhịp khách ghé qua, những người ưa mạo hiểm, đi tìm sự độc đáo trên những nấc ruộng bậc thang. Nếu vùng địa đầu Tổ quốc, Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang trứ danh với cột cờ chủ quyền sừng sững giữa miên man đá núi do thiên nhiên ban tặng thì Hoàng Su Phì được ví như những nét phác họa tuyệt mỹ từ chính đôi bàn tay người nông dân. Những mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang làm mê hoặc lòng người, còn mùa nước đổ ải như bản nhạc giao hòa của thiên nhiên láng gương vào mặt núi tạo nên sự quyến rũ lạ thường.


Nằm trên quốc lộ 2, từ thị trấn Tân Quang đến thị trấn Vinh Quang, huyện lỵ Hoàng Su Phì khoảng 60 km. Đường tuy quanh co nhưng dễ đi. Chừng nửa quãng đường đi từ quốc lộ 2 đến huyện lỵ là bạn bắt đầu lạc vào mê cung của ruộng bậc thang, những nấc ruộng tuyệt tác trên thang núi. 


Hoàng Su Phì thường được nhắc đến tên bản Luốc với những “nấc thang trời” chìm vào cõi mây. Ta đứng dưới chân bản ngước mắt lên nhìn bậc cao trên núi, sẽ ngỡ mình như đang đứng dưới cột gương khổng lồ của trời đất. Ngược đường ngựa thồ lên đỉnh bản, nơi có đền thờ 13 pho tượng đất sét để rồi thu vào ống kính máy ảnh những cung bậc kỳ diệu của thiên nhiên. 

Và chợ phiên Hoàng Su Phì ngày thứ 7 cũng mang lại cho người đến một điều thú vị, không chỉ sắc màu vùng cao mà còn là nơi “khoe” sản vật. Đó là rượu ngô, thịt treo gác bếp, lợn “tên lửa”… và ta sẽ đặt câu hỏi khi chứng kiến ở chợ này chỉ có phụ nữ bán rượu chứ không hề có bóng dáng người đàn ông. Đó là quan niệm trở thành phong tục, người uống rượu sẽ không bao giờ đi bán rượu.

Nguồn tổng hợp từ internet

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Uống café ở cực Bắc, check in cùng lúc hai quốc gia

Quán café duy nhất ở thôn Lô Lô Chải nằm cách cột cờ Lũng Cú 1,4 km và cách cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chưa đầy 1 km.


Thôn Lô Lô Chải thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm dưới cột cờ Lũng Cú là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu. Nơi đây là khu vực gần biên giới Việt - Trung nhất ở cực Bắc tổ quốc và là điểm đến quen thuộc của dân phượt. Tại đây có một quán café duy nhất mang tên Cực Bắc, nằm bên cao nguyên đá Đồng Văn và dưới chân núi Long Sơn.

Quán café Cực Bắc do ông Ogura Yasushy - một người Nhật từng có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang - xây dựng. Ông đã đầu tư gần như toàn bộ số vốn của mình để tạo nên quán café độc đáo này và sau đó giao lại toàn bộ cho một gia đình người Lô Lô để hoạt động kinh doanh.



Được bao quanh bởi một lớp hàng rào tường đá, quán mang không gian, kiến trúc theo phong cách truyền thống của người Lô Lô với nhà trình tường được dựng lên từ đất sét và đất thịt, mái lợp ngói âm dương. Quán chỉ có khoảng 4 đến 5 chiếc bàn nhỏ xinh đặt ngoài sân, ngay cạnh quầy bar và đủ cho khoảng trên dưới 10 người ngồi.

Người phụ nữ Lô Lô chủ nhà, cũng là người pha chế đồ uống, có thể nói được tiếng Anh. Chị giới thiệu quán có món café pha phin truyền thống của người Việt, trà xanh matcha của người Nhật và đặc biệt là món rượu ngô trứ danh của vùng đất Hà Giang.


Mang hương vị đậm đà, thơm nồng mùi ngô, món rượu này được coi như một “sơn tửu” quý giá và được rất nhiều du khách quốc tế ưa chuộng bởi khi uống rất êm, không gây đau đầu hay háo nước do được trưng cất thủ công từ men lá quý hiếm và nước suối tinh khiết chảy từ đầu nguồn trên núi cao xuống. 36 loại lá rừng trộn lẫn với bột kê và bột ngô sau khi ủ hai ngày và mang phơi nắng thì tạo ra loại men hảo hạng. Sau đó, những hạt ngô được nấu nát rồi trộn kỹ với men, ủ khoảng 5 ngày trong chum rồi mới đi chưng cất để tạo nên “danh tửu” này.

Ngồi trong quán nhâm nhi một tách café hay một bình rượu ngô thơm lừng ở nơi cực Bắc tổ quốc là một trải nghiệm rất “nhã” dành cho các du khách. Từ vị trí phía ngoài của café Cực Bắc, phóng tầm mắt ra xa, ai cũng có thể nhìn thấy cột cờ Lũng Cũ với quốc kỳ Việt Nam phấp phới trong gió.


Rời quán café và nhờ người dân bản địa chỉ đường, đi bộ khỏi Lô Lô Chải chưa đầy 1 km là du khách sẽ tới cột mốc biên giới 419. Đây là nơi đánh dấu chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều bạn trẻ tới đây vẫn thích thú khi nhón chân qua biên giới để trải nghiệm cảm giác đứng cùng lúc ở hai quốc gia.

Ngoài café Cực Bắc, thôn Lô Lô Chải còn nổi tiếng với dịch vụ homestay do Đại sứ quán Luxemboug tài trợ xây dựng, kết hợp với chính phủ Ireland để phát triển du lịch tại nơi đây. Những ai từng ghé thăm Lô Lô Chải đều thích thú trải nghiệm ăn tối với người bản địa với những món ăn dân dã như thịt lợn gác bếp, gà đen, đậu hà lan và tất nhiên không thể thiếu những ly rượu ngô với hương vị quyến rũ.



Cả café Cực Bắc và homestay đều nằm cạnh nhà văn hóa của thôn Lô Lô Chải. Vào buổi tối, nơi đây thi thoảng vẫn diễn ra các hoạt động biểu diễn văn nghệ của người Lô Lô. Phụ nữ diện những bộ váy áo rực rỡ màu sắc trình diễn những điệu múa dân tộc hay những bài hát mang âm hưởng núi rừng phía Bắc.

Đến mùa hoa tam giác mạch, cao nguyên đá Đồng Văn trở nên lộng lẫy hơn bao giờ hết với sắc trắng lan tỏa trên khắp nẻo đường và qua từng ngọn núi. Tìm đến quán nhỏ trong thôn Lô Lô Chải, tận hưởng không gian yên bình bên ly café mang hương vị cực Bắc và ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn nơi vùng cao là một trải nghiệm mà bất kỳ ai từng thử cũng sẽ cảm thấy cuộc sống xung quanh như chậm lại.

Nguồn: Ngoisao

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Những trải nghiệm mới Hà Giang ngoài ngắm hoa Tam giác mạch

Tận hưởng không khí trong lành vào sáng sớm tại Đồng Văn hay lắng nghe từng nhịp đập của trái tim trên đỉnh cột cờ Lũng Cú chính là những điều khó quên khi tới Du lịch Hà Giang.

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, cách Hà Nội chừng 300 km. Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách ở phong cảnh thiên nhiên hữu tình, những con người hồn hậu mà cả những món ăn ngon. Khách đến Hà Giang một lần là nhớ mãi những dấu ấn đặc biệt nơi phố núi này.

Xem thêm: Du lịch mùa thu vàng Đông Bắc - Những điểm du lịch Việt Nam hấp dẫn mùa cuối thu

Những con đường

Những con đường Hà Giang khiến nhiều người liên tưởng tới chốn thần tiên. Ảnh: Diệu Huyền.

Đường ở Hà Giang là những khúc cua tay áo giữa núi đá tai mèo dựng đứng, là những đoạn đường thẳng với hai bên là lúa chín thơm hương. Rồi cũng có khi là những con đường ôm lấy đồi thông hệt như Đà Lạt. Có thể điểm danh những cung đường làm dân du lịch xao xuyến như đèo Bắc Sum, khúc cheo leo lên Phó Bảng... và đặc biệt là con đường Hạnh Phúc, dấu ấn lịch sử của Hà Giang.

Xem thêm: Tứ đại đỉnh đèo của huyền thoại Tây Bắc

Con đường Hạnh Phúc được khởi công xây dựng ngày 10/9/1959 có chiều dài khoảng 200 km. Sau 8 năm thi công, trải qua bao vất vả, khó khăn, con đường đã được thông xe trong niềm vui của người dân Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. Đó chính là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của 2.500 con người với những dụng cụ lao động thủ công như búa, xẻng, xà beng. Không chỉ vậy, để có được con đường lịch sử ấy, 14 thanh niên xung phong đã nằm lại tại nơi này. Cho tới nay, con đường Hạnh Phúc không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch mà còn là điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Giang. Đặc biệt, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam là Mã Pí Lèng cũng nằm trên con đường này.

Núi Đôi

Núi Đôi là thắng cảnh nằm tại quốc lộ 4C, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Du khách ghé qua không khỏi trầm trồ trước một tuyệt tác mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp là hai trái núi có hình dáng hệt như bộ ngực căng tròn của người thiếu nữ.

Xung quanh núi Đôi là những câu chuyện thuyền thuyết được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là câu chuyện tình đầy cảm động của nàng tiên Hoa Đào và chàng trai H'mông tuấn tú. Hai người phải lòng, nên vợ chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh. Nhưng chính vì sự ngăn cản của Ngọc Hoàng mà Hoa Đào đã để lại đôi nhũ của mình nơi hạ giới cho con bú. Tương truyền, nhờ dòng sữa ngọt ngào ấy mà khí hậu nơi đây vô cùng mát mẻ, rau trái luôn xanh tươi.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì là một trong những ấn tượng không thể bỏ qua khi tới Hà Giang. Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại trở thành điểm hẹn của những người yêu du lịch, yêu cái đẹp mặc cho con đường tới nơi đây khá hiểm trở và khó khăn. Với hàng nghìn hecta ruộng bậc thang tuyệt đẹp trải dài khắp thung lũng, Hoàng Su Phì đã được công nhận là di sản quốc gia vào ngày 16/9/2012.

Xem thêm: Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Dinh thự vua Mèo

Nằm tại thung lũng Sà Phìn, dinh thự vua Mèo chính là ngôi nhà quyền lực nhất vùng đất Hà Giang một thời. Công trình có lối kiến trúc nguy nga, bề thế ấy thuộc sở hữu của dòng họ Vương quyền quý và được xây dựng trong vòng 8 năm mới xong. Không chỉ vậy, dinh thự này còn tọa lạc ở vị trí đắc địa, trên vùng đất hình Kim Quy. Toàn bộ cơ ngơi dựa vào một ngọn núi cao đằng sau, còn phía trước mặt là núi Kim Tự Tháp hay còn gọi là núi Mâm Xôi. Do vậy mà khu dinh thự không bị ảnh hưởng trong những năm chiến tranh và được giữ lại gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Dinh thự vua Mèo được xây dựng theo kiến trúc cổ của Trung Quốc, có sự kết hợp giữa kiến trúc của người Mông và người Pháp. Toàn bộ dinh thự có ba cung là tiền cung, trung cung và hậu cung bao gồm 4 tòa nhà ngang và 6 tòa nhà dọc. Khu dinh thực này có tổng 64 phòng ở với gần 100 người sinh sống.

Năm 1993, dinh thự vua Mèo được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Kể từ đó, ngôi nhà đã tiếp đón hàng nghìn lượt khách tham quan trong nước và quốc tế. Hiện nay, người bán vé vào cổng là một cô cháu gái họ xa của vua Mèo.

Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú là nơi đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Diệu Huyền.

Cột cờ Lũng Cú chính là điểm đánh dấu cực Bắc tại đỉnh Lũng Cú hay còn gọi núi Rồng (Long Sơn). Mặc dù theo đo đạc, điểm cực Bắc còn cách nơi đây 2 km nữa nhưng với nhiều người Việt Nam, cột cờ Lũng Cú vẫn như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.

Nằm trên độ cao 1.700 m, cột cờ Lũng Cú hiện nay là kết quả sau những lần sửa chữa và xây dựng mới. Theo thiết kế mới này, cột cờ Lũng Cú có hình bát giác giống cột cờ Hà Nội với 8 mặt chân cột mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Để tới được đỉnh cột cờ, bạn phải vượt qua 389 bậc thang đá và 140 bậc thang xoắn ốc trong lòng cột cờ. Chỉ khi đó bạn mới chạm tay được tới lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 và chiêm ngưỡng được khung cảnh rộng lớn, yên bình xung quanh.

Phố cổ Đồng Văn

Phố cổ Đồng Văn nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Mặc dù không có quy mô lớn như phố cổ Hà Nội hay Hội An nhưng nơi đây vẫn mang những bản sắc riêng, hấp dẫn du khách.

Phố cổ Đồng Văn có khoảng 40 nóc nhà trên dưới 100 tuổi nằm cạnh nhau dưới chân núi đá. Ban đầu, nơi đây chỉ có vài gia đình người Mông, người Tày và người Hoa sinh sống. Do vậy kiến trúc trên mỗi ngôi nhà là sự giao thoa giữa phong cách bản địa và Trung Hoa. Đó là những ngôi nhà hai tầng lớp ngói âm dương hay những chiếc đèn lồng đỏ treo trước hiên. Điều hấp dẫn du khách nhất khi tham quan chính là chợ Đồng Văn. Được xây dựng vào khoảng thời gian 1925 - 1928, đây là công trình có dạng chữ U, mang đậm vẻ đẹp của cao nguyên đá.

Vào ngày 14, 15 và 16 âm lịch hàng tháng, những ngôi nhà cổ tại đây sẽ treo đèn lồng đỏ và tổ chức các hoạt động nghệ thuật như trưng bày thổ cẩm, trình diễn văn nghệ... Ghé thăm phố cổ Đồng Văn những ngày này, du khách sẽ được hòa mình trong không gian văn hóa đậm sắc màu dân tộc.

Chợ phiên

Giống nhiều vùng núi khác, Hà Giang cũng có những phiên chợ hấp dẫn du khách ngang qua. Những phiên chợ ở đây chủ yếu là chợ lùi tức chợ họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần, ví dụ tuần này chợ họp chủ nhật thì tuần sau chợ sẽ họp vào thứ bảy, tiếp theo sẽ là thứ sáu... Có thể kể tên những phiên chợ hấp dẫn như chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ, chợ trung tâm huyện Yên Minh... và đặc biệt là chợ tình Khâu Vai.

Chợ tình Khâu Vai được họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Do chợ là nơi người ta tìm đến nhau sau một năm xa cách nên ban đầu nơi đây gần như không có người mua bán hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có người phục vụ đồ ăn uống. Hiện nay chợ đã phần nào bị thương mại hóa, trở thành nơi bày bán đủ loại sản phẩm.

Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch nở vào giữa tháng 10 và kéo dài tới 12. Ảnh: Diệu Huyền.

Những cánh đồng tam giác mạch là nét đặc trưng tại Hà Giang. Vùng đất địa đầu Tổ quốc này như thể khoác màu áo mới mỗi khi mùa hoa tam giác mạch về. Khi mới nở hoa có màu trắng, sau đó phớt hồng và chuyển sang đỏ lúc tàn. Hoa tam giác mạch nhỏ, có cánh chụm lại thành thành hình chóp. Với ba mặt tam giác, loài hoa này giữ một hạt mạch ở trong. Người dân Hà Giang thường lấy bột của quả tam giác mạch làm bánh hay trộn với ngô để nấu rượu. Du khách đến Hà Giang có thể ngắm loại hoa này ở nhiều nơi như chân cột cờ Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn, Phố Cáo, Ma Lé...


Xem thêm: Tháng 11 đi đâu ngắm hoa nở

Cháo ấu tẩu

Cái lạnh trên cao nguyên đá khiến người bản xứ mày mò tìm ra món ăn giữ nhiệt mang tên cháo ấu tẩu. Không giống những loại cháo thông thường, cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi khiến nhiều người phải lắc đầu. Thế nhưng càng ăn, vị đắng ấy càng hấp dẫn lại khiến ai nấy đều muốn ăn mãi không thôi.

Cháo ấu tẩu được nấu từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu mang về rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo một đêm sau đó đem ninh chừng 4 tiếng cho mềm và bở tơi. Sau đó phần ấu tẩu này được trộn cùng gạo và nấu trong nước ninh từ chân giò lợn. Tại một số nơi, ấu tẩu và chân giò lợn được nấu riêng. Khi có khách, chủ quán mới trộn phần cháo trắng và phần chân giò cùng ấu tẩu này lại với nhau.

Ấu tẩu là loại củ có tính độc, được người Mông trồng nhiều trên núi. Loại củ này thường được ngâm rượu để thoa ngoài da trị đau lưng hay nhức xương. Trước đây, củ ấu tẩu được dùng nấu cháo để giải cảm. Sau này cháo mới được cho thêm nhiều loại gia vị khác để trở thành đặc sản nơi cao nguyên đá.

Diệu Huyền - VNExpress

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Du lịch mùa thu vàng Đông Bắc

Trên từng nẻo đường quê hương, dường như chỉ có miền Bắc mới được ban tặng sắc thu vàng lãng mạn, quyến rũ đến mê hồn. Những cung đường vàng rực màu lúa, những con đèo đổ dốc thênh thang, ngọn thác vùng biên hùng vĩ… dù mới rời xa đã thấy lòng nhớ nhung da diết.

Xem thêm: Du lịch Đông Bắc Việt Nam với những dòng sông

Thác Bản Giốc – bản hùng ca giữa núi rừng 

Được ca ngợi là một trong bốn thác nước nằm ở vùng biên giới lớn và đẹp nhất thế giới, thác Bản Giốc đã trở thành điểm đến thiêng liêng trong trái tim của mỗi người Việt. Vào thu, Bản Giốc tràn trề nước, cuồn cuộn tung bọt giữa cánh rừng đang mùa thay lá vàng. Tiếng rác reo ầm ào vang dội một góc trời, nửa mời gọi, nửa thách thức lữ khách. Những cột nước khổng lồ từ trên cao đổ xuống, tỏa sương bát ngát bao phủ cả vùng núi non trùng điệp.

Trái ngược với khung cảnh náo động của nước, dưới chân núi là dòng Quây Sơn trong xanh, dịu dàng đưa lối bè tre của du khách đến ngoạn cảnh. Nơi ấy, bạn cảm nhận rõ ràng tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc không ở đâu xa, mà ở ngay trong khoảnh khắc này, khi mắt chiêm ngưỡng dòng lụa trắng khổng lồ, tai lắng nghe tiếng thác đổ, và đôi tay chạm vào những tia nước mát lành từ độ cao hơn 30m. 



Trên hành trình mùa thu ấy, trái tim bạn sẽ đôi lần rung lên những nhịp đập yêu thương khi đến thăm hồ Ba Bể huyền thoại. Người thiếu nữ Tày trong màu áo chàm vô tình đánh rơi tiếng hát trên mặt hồ ngọc bích rồi dội vào vách núi khiến cho ai đó phải ngẩn ngơ. Vẫn còn đó câu chuyện nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng, xứ Lạng tươi đẹp hôm nay còn là điểm đến mới hấp dẫn với quần thể động - chùa Tam Thanh, phố đêm Kỳ Lừa sôi động.


Chinh phục “những nấc thang vàng”   

Mùa lúa chín, khắp đất trời Hà Giang nhuộm trong sắc vàng huyền diệu của những thửa ruộng bậc thang cao vút. Một bức ký họa vô tận được dệt nên từ nương lúa đang vào mùa gặt cứ trải rộng ngút tầm mắt. Những luống mới ngả màu, luống chín vàng óng hay màu nâu gốc rạ hợp thành bảng màu lộng lẫy.



Lũng Cú là một trong những nơi dân phượt không thể bỏ lỡ với những thửa ruộng bậc thang nhuộm vàng, chảy tràn đến tận đỉnh trời. Từ Cổng trời Quản Bạ, phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh thị trấn Tam Sơn, núi Đôi tuyệt sắc với chiếc áo choàng lúa vàng lộng lẫy. Có đứng giữa khung cảnh rộn ràng, náo nhiệt của ngày mùa, ngắm nghía sắc màu thổ cẩm và bé con ngủ say trên lưng mẹ, bạn mới hiểu được niềm hạnh phúc đích thực trên vùng rẻo cao. 


Không hoa mỹ cũng không quá lớn lao, hạnh phúc chỉ đơn giản là nụ cười sảng khoái của lão cao niên trước thành quả sau bao tháng trời cần lao. Với những người miền xuôi, dù chưa bao giờ gắn bó với nơi này nhưng đã trót phải lòng vẻ đẹp giản dị mà quyến rũ trên cao nguyên đá tai mèo.


Hãy đi và cảm nhận, bạn sẽ thấy hạnh phúc chính là những hành trình sẻ chia yêu thương cho trẻ con vùng cao còn nhiều thiếu thốn, là khoảnh khắc tự hào khi đứng trên cột cờ Lũng Cú lộng gió, bởi quê hương mình còn nhiều nơi đẹp và hùng vĩ đang chờ bạn đến!

Liên hệ:

KHỐI DU LỊCH KHÁCH LẺ
190 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM 
Tel: (08) 3822 8898 - Ext: 229, 230, 231, 232, 233, 234, 235, 236, 237, 297
Hotline: 0938 301 399
Và các trung tâm, chi nhánh, phòng đăng ký du lịch của Vietravel trên toàn quốc. Hoặc truy cập mạng bán tour trực tuyến www.travel.com.vn

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

6 cánh đồng đẹp mê hồn xứ Bắc

Bạn có thể đi thuyền giữa những cánh đồng lúa xanh mát của Ninh Bình hay chạy xe ngang qua sắc hồng lãng mạn của tam giác mạch Hà Giang.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa

Dưới đây là 6 cánh đồng thu hút khách du lịch ở miền Bắc:

1. Cánh đồng lúa Mù Cang Chải

Những bậc thang lúa hệt như một bức tranh sơn dầu. Ảnh: phuonglinh94

Mù Cang Chải từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của dân xê dịch và yêu thích bộ môn nhiếp ảnh mỗi mùa lúa về. Nằm tại tỉnh Yên Bái, những ruộng lúa ở huyện Mù Cang Chải tập trung chủ yếu tại ba xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình.

Xem thêm: Tour ruộng bậc thang hút khách khám phá - Lào Cai

Ruộng bậc thang Mùa Cang Chải hấp dẫn từ khi lúa mới chỉ là những mạ xanh mới nhú cho tới tháng 9,10 khi những ruộng lúa chuyển sang màu vàng ươm. Đứng từ đèo Khau Phạ, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc với bạt ngạt lúa. Những nếp nhà sàn ẩn mình trong đường cong mềm mại của lúa ngày mùa khiến Mù Cang Chải đẹp tựa bức tranh vẽ quyến rũ lòng người.

2. Hoa cải Mộc Châu

Hoa cải trắng làm xao xuyến lòng người. Ảnh: markettinghp

Nằm cách Hà Nội khoảng 200 km, Mộc Châu là điểm hẹn yêu thích của rất nhiều dân phượt mỗi dịp đông về. Vào thời điểm đó, trên khắp cao nguyên, màu trắng tinh khiết của hoa cải lại phủ đầy, níu giữ bước chân người lữ hành. Các khu vực như bản Pa Phách hay phía sau rừng thông bản Áng lúc nào cũng tấp nập những đoàn xe nối đuối nhau săn tìm khoảnh khắc đẹp.

Xem thêm: Bồng bềnh hoa cải trắng Mộc Châu

Thung lung Mộc Châu đẹp nhất vào sáng sớm, khi lớp sương đêm còn vương lại trên những cành cây, thân lá là lúc những vạt hoa cải trở nên quyến rũ nhất. Trong không gian bao la cùng mùi hương thơm nhè nhẹ, sắc đỏ của trạng nguyên hay màu nâu trầm của đất điểm xuyến lại càng làm cho không gian trở nên thơ mộng và huyền ảo.

3. Đồi chè Mộc Châu

Những đồi chè mát mắt ở Mộc Châu. Ảnh: Cảnh Nguyễn Đức

Khác với cánh đồng hoa cải, đồi chè xanh ngát tạo nên sức hấp dẫn của Mộc Châu bất cứ thời gian nào trong năm. Vì là loại cây kinh tế chính nên khắp thị trấn, du khách đều có thể bắt gặp những đồi chè cao thấp với cảnh đẹp khác nhau.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu sau tết nguyên đán

Đặc biệt vào tháng 12, khi đặt chân tới Mộc Châu, du khách còn có thể tận mắt chiêm ngưỡng những bông hoa chè trắng muốt, nằm lẫn trong vạt lá xanh, thu hút biết bao loài ong bướm bay lượn, vô tình tạo thành bức tranh rất đẹp.

4. Tam giác mạch Hà Giang

Miên man cánh đồng tam giác mạch. Ảnh: Cảnh Nguyễn Đức

Được trồng nhiều ở Hà Giang, đặc biệt trên con đường từ Xí Mần đi Hoàng Su Phì, những cánh đồng tam giác mạch là điểm đến không thể bỏ lỡ của dân phượt mỗi dịp cuối thu, đầu đông. Vào thời gian này, tam giác mạch và Hà Giang lại trở thành chủ đề nóng hổi trên khắp các diễn đàn du lịch.

Xem thêm: Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Hoa tam giác mạch có vòng đời khoảng một tháng, khi mới nở có màu trắng sau chuyển sang phớt hồng, ánh tím và đỏ sậm. Có lẽ vì thế mà vào ngày mùa, sắc trắng lẫn hồng phớt trải dài khiến cao nguyên Hà Giang trở nên tươi mới.

5. Thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn

Thung lũng Bắc Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh: yeunhiepanh

Bắc Sơn là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 160 km. Nơi đây không chỉ được biết đến như một di tích lịch sử lâu đời mà còn nổi tiếng bởi một thung lũng với những cánh đồng lúa đẹp.

Để ngắm được toàn cảnh thung lũng trù phú, bạn phải mất công leo lên đỉnh Bắc Sơn. Bên con sông uốn khúc là những mảng màu rực rỡ của lúa, xen lẫn là những nếp nhà sàn. Tất cả kết hợp với nhau như tăng thêm vẻ hữu tình cho một miền thung lũng.

6. Cánh đồng lúa Ninh Bình

Cánh đồng lúa đẹp mắt bên con sông Ngô Đồng. Ảnh: Khapnamchau

Nằm cách Hà Nội khoảng 110 km dọc theo quốc lộ 1A, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một địa danh du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình. Du khách muốn tham quan phía bên trong hang động đều phải đi thuyền xuôi theo con sông Ngô Đồng và nhìn ngắm bức tranh đồng quê được tạo thành từ những thửa ruộng lúa và con sông mềm mại.

Khung cảnh đẹp nhất vào khoảng cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, khi cả một vùng rộng lớn được bao phủ bởi những ruộng lúa xanh xen lẫn vàng, tạo thành những mảng màu đẹp mắt.

Xem thêm: Kinh nghiệm một lần du lịch Hà Nội

Đỗ Huyền - VNExpress

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Điểm ngắm băng tuyết đẹp nhất Việt Nam

Ngoài Sapa, Y Tý (Lào Cai), bạn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết hiếm gặp tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Phia Oắc (Cao Bằng), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang).

Xem thêm: Du lịch Hàn Quốc kết hợp trượt tuyết tại khu nghỉ dưỡng Yangji Pine

1. Sapa, Y Tý (Lào Cai)

Nằm phía tây bắc ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, Sapa là một trong những nơi băng tuyết xuất hiện nhiều nhất ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, trong khoảng thời gian từ 1971 đến 2011, đã có 15 lần tuyết rơi tại Sapa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa

Tuyết rơi dày đặc, phủ một màu trắng xóa ở Lào Cai. Ảnh: Hải Âu 

Mới đây nhất là vào ngày 15/12, tuyết đã rơi tại thị trấn Sapa và kéo dài đến sáng 16/12. Du khách có thể bắt gặp tuyết ở nhiều khu vực quanh thị trấn như Cổng Trời, thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quý Hồ.

Đi sâu hơn nữa vào đến xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh đẹp của tuyết, phủ trắng những con đường, các bản làng, rặng cây, núi đồi.

2. Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

Ở độ cao trung bình 800-1.000 m so với mực nước biển, thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình (Lạng Sơn), Mẫu Sơn được xem là một trong những vùng lạnh nhất Việt Nam. Vào mùa đông, nhiệt độ ở Mẫu Sơn thường xuyên ở mức âm, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Tết
Cây cỏ bám đầy băng giá ở Mẫu Sơn. Ảnh: sinhvietluat 


Vốn là khu nghỉ dưỡng giống như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo... nên khi có băng, cả Mẫu Sơn bao trùm sắc màu châu Âu huyền bí khi màu trắng của băng tràn ngập những ngôi nhà biệt thự Pháp cổ.

Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống vùng cao của đồng bào Dao, Nùng, Tày và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng như chè shan tuyết, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay, rượu Mẫu Sơn, đào chuông Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao.

3. Tây Côn Lĩnh (Hà Giang)

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh - nóc nhà của núi rừng Đông Bắc cũng là nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết mỗi khi mùa đông đến. Vào năm 2011, từ cao độ 1.600 m trở lên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), tuyết đã phủ một lớp dày. Năm 2012 tại Tây Côn Lĩnh cũng đã xuất hiện băng tuyết khiến cho cảnh sắc nơi đây đẹp tựa như những cánh rừng Na Uy.

Băng tuyết trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ảnh: VTC 


So với các điểm ngắm băng tuyết khác, đường lên Tây Côn Lĩnh rất khó đi. Tuy nhiên, với những cánh rừng băng trải dài ngút ngàn tầm mắt, tuyết phủ trắng xóa từng nhành cây, ngọn cỏ, Tây Côn Lĩnh vẫn được không ít bạn trẻ chọn là nơi tận hưởng không khí châu Âu đầy tuyết.

4. Phia Oắc (Cao Bằng)

Phia Oắc là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người. Ở độ cao 1.930 m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Ở trên đỉnh núi Phia Oắc nhìn xuống chẳng khác nào đang đứng trên chín tầng mây. Mây bồng bềnh ôm lấy đại ngàn Phia Oắc quanh năm suốt tháng.

Băng giá trên đỉnh Phia Oắc. Ảnh: kienthuc 

Tuy không thường xuyên có tuyết rơi như Sapa nhưng nếu may mắn, bạn có thể trông thấy những bông tuyết trải dài trên những mái nhà và cành cây khô khốc, có khi trắng cả cánh rừng.

Phia Oắc cũng là nơi người Pháp chọn xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho binh lính và sĩ quan. Hiện một số biệt thự cổ của người Pháp vẫn còn được lưu giữ và là điểm đến không thể bỏ qua khi khách du lịch đến tham quan.

5. Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)

Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp khiến băng giá cũng xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao của Hà Giang, trong đó có Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng… (huyện Đồng Văn), hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái... (huyện Mèo Vạc) để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.
Tuyết rơi trên mái nhà ở cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: TTXVN 

Mới đây, do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiều nơi ở Đồng Văn, Mèo Vạc, tuyết rơi dày 4-5 cm. Tuyết rơi phủ một lớp dày ở Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú), xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) sau đó lan tỏa dần các khu vực xung quanh.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch mùa đông
Vy An

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Sắc vàng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Du Lịch Hà Giang với hình ảnh Ruộng bậc thang vẫn luôn là hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và nhiều nhà nhiếp ảnh say mê khám phá.

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì sẽ được công nhận là di tích Quốc gia vào ngày 16/9 tới. Những ngày này, lúa đã bắt đầu chín vàng chảy tràn trên những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những  tuyệt phẩm ruộng bậc thang Và thật khó cưỡng lại được tiếng thác đổ nước láng núi thành mặt “gương trời”.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì có nghĩa là “vỏ cây vàng”. Đường lên Hoàng Su Phì khá xa xôi, hiểm trở nhưng các tay phượt dường như chẳng quản ngại lặn lội hơn 300 cây số để tận mắt chứng kiến mùa vàng nơi đây.

Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại tấp nập người, xe hơn bình thường, bởi đây là lúc những thung lũng rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang rực lên sắc vàng mùa lúa chín.

Nhìn hàng nghìn hécta ruộng bậc thang trải khắp thung lũng mới thấy không quá khi gọi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính là "công trình kỳ vĩ" của đồng bào địa phương.

Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì, Hà Giang thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Nói đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là nói đến hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ.

Ngôi nhà cheo leo trên đỉnh núi giữa bốn bề là những thửa ruộng bậc thang chín vàng ươm như đổ mật, tạo nên phong cảnh nên thơ hữu tình giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên.

Vẻ đẹp đến nao lòng của những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp. Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được chính thức công nhận là di sản quốc gia. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với di sản có một không hai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trên đường vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, bất kỳ ai cũng phải dừng chân đứng lại để lưu giữ vài khuôn hình khi bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng hút mắt.

Bất chợt đâu đó, khung cảnh đơn sơ mộc mạc của cây cỏ, núi rừng khiến bạn chẳng thể rời mắt khi được tô điểm thêm bởi những bông lúa trĩu vàng.

Nếu đi vào đầu mùa, bạn sẽ bắt gặp hai màu xanh - vàng xen kẽ trên những thửa ruộng bậc thang.

Nếu đi vào đúng vụ, màu vàng lúa chín dường như trải đều tăm tắp trên khắp các rẻo cao.

Nhiều nơi, lúa chín vàng trên ruộng bậc thang nằm lọt thỏm giữa màu xanh ngút ngàn núi rừng trùng điệp. Hoàng Su Phì vẫn còn rất sơ nguyên, chưa bị "du lịch hóa" như những Sa Pa, Bắc Hà. Ngoài những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, đến đây bạn còn gặp gỡ với những người dân địa phương dễ thương và mến khách.

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì có nghĩa là “vỏ cây vàng”. Đường lên Hoàng Su Phì khá xa xôi, hiểm trở nhưng các tay phượt dường như chẳng quản ngại lặn lội hơn 300 cây số để tận mắt chứng kiến mùa vàng nơi đây.

Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại tấp nập người, xe hơn bình thường, bởi đây là lúc những thung lũng rộng lớn cùng những thửa ruộng bậc thang rực lên sắc vàng mùa lúa chín.

Nhìn hàng nghìn hécta ruộng bậc thang trải khắp thung lũng mới thấy không quá khi gọi ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính là "công trình kỳ vĩ" của đồng bào địa phương.

Mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì, Hà Giang thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Nói đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là nói đến hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ.

Ngôi nhà cheo leo trên đỉnh núi giữa bốn bề là những thửa ruộng bậc thang chín vàng ươm như đổ mật, tạo nên phong cảnh nên thơ hữu tình giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên.

Vẻ đẹp đến nao lòng của những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp. Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được chính thức công nhận là di sản quốc gia. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với di sản có một không hai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trên đường vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, bất kỳ ai cũng phải dừng chân đứng lại để lưu giữ vài khuôn hình khi bên đường là những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng hút mắt.

Bất chợt đâu đó, khung cảnh đơn sơ mộc mạc của cây cỏ, núi rừng khiến bạn chẳng thể rời mắt khi được tô điểm thêm bởi những bông lúa trĩu vàng.

Nếu đi vào đầu mùa, bạn sẽ bắt gặp hai màu xanh - vàng xen kẽ trên những thửa ruộng bậc thang.

Nếu đi vào đúng vụ, màu vàng lúa chín dường như trải đều tăm tắp trên khắp các rẻo cao.

Nhiều nơi, lúa chín vàng trên ruộng bậc thang nằm lọt thỏm giữa màu xanh ngút ngàn núi rừng trùng điệp. Hoàng Su Phì vẫn còn rất sơ nguyên, chưa bị "du lịch hóa" như những SaPa, Bắc Hà. Ngoài những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, đến đây bạn còn gặp gỡ với những người dân địa phương dễ thương và mến khách.

Bài đăng phổ biến