Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Khắp các góc đường Hoàng Diệu, Thanh Niên, Yên Phụ, Bắc Sơn,… hoa ban đang nở tím một vùng trời thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng, check-in.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Hoa ban, loài hoa đặc trưng của Tây Bắc, xuất hiện ở Hà Nội từ những năm 1960. Hoa được trồng tại nhiều tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, đường Thanh Niên, Yên Phụ... Thích ứng với khí hậu của thủ đô, hoa ban thường nở từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 và kéo dài khoảng một tháng, trở thành một nét đặc trưng của thành phố.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Một trong những điểm ngắm hoa ban đẹp nhất là trên đường Hoàng Diệu, đối diện khu vực Đài tưởng niệm Bắc Sơn. Ở đây có đường đi bộ, với khoảng 20 cây ban được trồng thẳng hàng, cùng nở rực thu hút nhiều người tới chụp ảnh.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Ban thuộc loài thân gỗ nhỏ, thuộc chi Bauhinia, có tên tiếng Anh là Camel’s foot (bàn chân lạc đà). Vào mùa đông cây trút lá, dồn nhựa vào thân để nuôi nụ, đợi xuân sang ấm áp. Vì vậy khi hoa nở, cây thưa lá. Cây ban khá cao, lại được cắt tỉa theo lối cây đô thị nên cần có sự chăm sóc tốt để hoa nở đẹp khi vào mùa.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Bông hoa ban có 5 cánh, thường có màu trắng sọc hồng, tím, phớt tím và hồng. Hoa ban ở Hà Nội là hoa có màu tím hoặc phớt tím. Hoa không có hương thơm nhưng nhị có vị ngọt, người dân tộc Thái có món ăn truyền thống là nộm hoa ban.

Tháng 3, hoa ban nở khắp các con đường Hà Nội

Ngoài hoa ban, tháng 3 cũng là mùa hoa sưa của Hà Nội. Du khách có thể ngắm sắc hoa trắng muốt trên các tuyến đường Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám...


Theo VnExpress

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

Loạt món ngon Hà Nội dưới 10 ngàn đồng, ngại gì không thử

Cùng với Sài Gòn, Hà Nội được xem là thiên đường đường ăn vặt của Việt Nam. Nếu cầm trong tay 10 ngàn đồng, bạn nghĩ sẽ mua được gì?

Loạt món ngon Hà Nội dưới 10 ngàn đồng, ngại gì không thử

Bánh bao chiên

Bánh bao chiên

Chỉ có giá từ 4 ngàn đến 7 ngàn đồng cho mỗi chiếc bánh bao chiên nhân thịt thì quá rẻ phải không nào. Món ăn này rất hợp để nhâm nhi những lúc về chiều. Bánh bao chiên thường được dùng với tương ớt hoặc nước chấm chua ngọt.

Bánh rán đường, bánh tiêu, quẩy

Bánh rán đường, bánh tiêu, quẩy

Hà Nội thật không khó để bắt gặp một chiếc xe đạp rong với chiếc thùng đằng sau chứa các loại bánh thơm ngon như bánh rán, bánh tiêu, bánh mì ngọt, quẩy… Hầu hết các loại bánh này đều có giá khá rẻ, chỉ 2 ngàn đến 5 ngàn đồng một chiếc. Và với 10 nghìn trong tay bạn đã có thể nhâm nhi hơn một loại bánh rồi đấy.

Tàu phớ

Tàu phớ

Đây là một trong những món ăn giải nhiệt rất được ưa thích tại miền Bắc, nhất là Hà Nội. Những lát óc đậu mềm, thơm, ngậy được chan nước đường hoa nhài thơm mát chỉ có giá từ 5 ngàn đến 7 ngàn đồng/ bát mà thôi.

Bò bía ngọt

Bò bía ngọt

Một cuốn bò bía ngọt khá đơn giản, gồm những thanh kẹo mạch nha giòn màu sữa, dừa nạo, rắc chút vừng đen rồi cuộn trong tấm bánh tráng mềm mại. Bò bía có hương vị thơm ngon, rất hợp để nhấm nháp ăn chơi, ăn lót dạ với giá chỉ khoảng 4 ngàn đến 5 ngàn một cuốn tùy độ to, nhỏ.

Kem

Kem

Với 10 ngàn đồng trong túi bạn hoàn toàn có thể tạt vào một hàng tạp hóa hay ghé vào hiệu kem Tràng Tiền nổi tiếng và chọn một que kem mát lạnh để thưởng thức.

Thịt xiên nướng

Thịt xiên nướng

Thịt xiên nướng là món ngon đường phố được nhiều người ưa chuộng. Mỗi xiên thịt có giá 6 ngàn - 10 ngàn đồng. Bạn cũng có thể trả thêm khoảng 2 ngàn đồng để thưởng thức món bánh mì kẹp thịt xiên ngon lành.

Bánh mì trứng

Bánh mì trứng

Một chiếc bánh mì trứng với giá vừa vặn 10 ngàn đồng là một gợi ý bữa phụ lý tưởng cho những ai đang băn khoăn ăn gì khi túi tiền có hạn.

Bánh gối

Bánh gối

Bánh gối là món quà vặt được bán khá nhiều ở Hà Nội. Mỗi chiếc bánh gối nhân thịt và trứng cút có giá 7 ngàn đến 9 ngàn đồng. Món này thường được ăn cùng với nước chấm chua ngọt, nộm đu đủ và rau sống.


Tổng hợp

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Ăn gì những ngày mưa? Những món ngon ngày mưa gây nghiện ở Hà Nội, Sài Gòn

Những cơn mưa chiều đem đến cái lành lạnh khiến người ta bỗng dưng thèm món gì đó cay cay, nóng nóng. Vậy có bao giờ thắc mắc người Sài Gòn và người Hà Nội thường ăn gì vào những ngày mưa thế này không? Nếu có, hãy đọc ngay bài viết này nhé.

Ăn gì những ngày mưa? Những món ngon ngày mưa gây nghiện ở Hà Nội, Sài Gòn

Hà Nội 

Cháo sườn 


Cháo sườn

Cháo sườn luôn nằm trong danh sách những món ăn ngày mưa được yêu thích nhất ở Hà Nội. Bạn không khó để tìm những hàng cháo sườn nóng hổi quanh Hà Nội từ các con hẻm nhỏ đến chợ Đồng Xuân, Ngõ Huyện, khu kí túc xá Đại Học Bách Khoa... Cháo mềm mịn, nóng hổi quyện cùng sườn hầm nhừ sẽ thêm hấp dẫn khi bạn ăn cùng quẩy giòn và một ít ruốc.

Bánh đúc nóng


Bánh đúc nóng

Một bát bánh đúc đầy đặn bao gồm bánh dẻo quánh, thịt băm xào mộc nhĩ giòn tươi, hành phi thơm ngậy chắc hẳn sẽ làm bạn ấm bụng. Các quán bánh đúc trên phố Lê Ngọc Hân, Trung Tự... là địa chỉ bỏ túi của nhiều tín đồ sành ăn ở Hà Nội.

Ốc


Ốc

Ốc luôn là món ăn vặt không thể bỏ qua vào những ngày mưa của nhiều bạn trẻ Hà Nội lẫn Sài Gòn. Ốc vặn, ốc nhồi, ngao hấp thơm bùi, hàu nướng phô mai, càng ghẹ sốt me... là những gợi ý tuyệt vời để cùng bạn bè hàng huyên tâm sự. 

Sài Gòn

Tàu hủ nóng


Tàu hủ nóng

Không đơn giản như trước, tàu hủ nóng Sài Gòn đã được cải biến pha trộn thêm nhiều loại topping giúp tín đồ ẩm thực ăn hoài mà không thấy ngán. Với phần nước đường vàng ngọt, sóng sánh trên bề mặt, điểm thêm vài lát gừng thơm lừng, cùng vị béo của nước cốt dừa và không thể thiếu bánh lọt bột năng, trân châu, thạch... mang lại cảm giác ấm bụng nhất là vào một ngày mưa. 

Chân gà nướng


Chân gà nướng

Với nhiều bạn trẻ Sài Gòn, vào những ngày mưa lạnh khó có món nào có thể thay thế chân gà về độ dai giòn hòa hợp ăn ý đến thế. Phần dai dai mịn, cháy xém thơm thơm rồi khi khám phá những sợi gân giòn làm bung tỏa cái sần sật trong miệng. Chân gà nướng không quá ngầy ngậy mà dừng lại đúng lúc bằng một chút béo một chút mềm làm người ta thấy ăn bao nhiêu chiếc cũng chẳng đã.

Phá lấu


Phá lấu

Phá lấu luôn là món ăn bình dân được lòng mọi người dân Sài Thành. Hương vị đậm đà, béo thơm của nước dùng kèm theo đó là sự phong phú của các thức ăn kèm khiến cho món ăn hấp dẫn hơn bao giờ hết. Trong không khí lành lạnh của ngày mưa, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một tô mì gói phá lấu nóng hổi, hay đơn giản là chén phá lấu nhâm nhi cùng bánh mì chấm kèm.


Tổng hợp

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Ăn gì ở Hà Nội? – Bánh tôm, món ngon thủ đô được CNN hết lời ca ngợi

Từ lâu, món bánh tôm đã dần trở thành một trong những nét đẹp của văn hóa ẩm thực thủ đô Hà Nội. Đây cũng là món ăn được CNN hết lời khen ngợi. Những chiếc bánh tôm màu vàng rộm, vừa đưa vào miệng đã tan giòn, ngọt thịt nêm cùng vị chua ngọt của nước chấm, ngon đến khó cưỡng.

Ăn gì ở Hà Nội? – Bánh tôm, món ngon thủ đô được CNN hết lời ca ngợi

Nguyên liệu làm món bánh tôm không quá cầu kỳ. Tôm nước ngọt bắt từ Hồ Tây, thêm với bột và trứng. Tôm nguyên con được nhúng vào bột có pha thêm trứng. Sau đó, cho vào chảo rán ngập dầu cho đến khi chín vàng đều. Bánh tôm thường ăn kèm với rau xà lách, rau thơm cùng một bát nước mắm chua ngọt. Tất nhiên cũng không thể thiếu một tí ớt cay cay, một chút dưa góp ngâm giấm giúp món ăn ngon hơn.

Theo CNN, món bánh tôm bắt đầu phổ biến từ những năm 1930, thời điểm có nhiều người gánh hàng rong tụ tập dọc theo đường Thanh Niên, một con đường ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Đến khi khu vực này sầm uất hơn, các quầy bán bánh tôm nhỏ lẻ được tập hợp và mở ra một nhà hàng lớn dọc theo bờ sông. Bánh tôm Hồ Tây bắt đầu được chú ý từ đó.

Bánh tôm Hồ Tây

Ảnh: @ thuywhitmire

Từ con đường Quảng An dẫn vào Phủ Tây Hồ, những quán bánh tôm bày sạp bánh tôm san sát nhau. Du khách phương xa đến nơi tinh hoa hội tụ này đều phải trầm trồ khen ngợi bởi hình ảnh những chiếc giá đặt bánh tôm, xếp gọn gàng, chồng lên cao ngất.

Có lẽ nổi tiếng không ai không biết chính là nhà hàng bánh tôm Hồ Tây đối diện chùa Trấn Quốc linh thiêng. Bánh tôm ở đây được chiên sẵn xếp đầy bên giá bánh nhưng chưa bao giờ khách hàng ăn phải những chiếc bánh đã nguội. Với góc view siêu đẹp, không gian rộng rãi thoáng đãng, nằm ngay gần kề Hồ Tây lộng gió, phải nói đây là địa chỉ thưởng thức ẩm thực rất tuyệt vời.

Địa chỉ: số 01 Thanh Niên, Quận Tây Hồ

Bánh Tôm Cô Ầm


Khác biệt hẳn với phong cách nhà hàng view đẹp vạn người mê, quán bánh tôm Cô Ầm khá chật hẹp ở một góc nhỏ của chợ Đồng Xuân, thế nhưng chính cảm giác chật chội này lại đem đến cảm nhận rất đỗi bình dị của con phố cổ xưa.

Ngon nhất và độc đáo nhất ở quán cô Ầm là phần bột bánh. Không chỉ đơn giản là chiên từ bột mì và bột năng như các quán tôm khác, phần bột ở đây được cô Ầm làm rất tinh phu. Bột được xay mềm mịn, pha cùng nước cho sánh đặc vừa phải, trộn thêm khoai lang thái sợi và ít ngô. Phần vỏ bánh khi chiên vàng sẽ không bị khô quá, cắn giòn rụm trong miệng mà lại bùi bùi ngọt ngọt không ngấy mỡ.

Địa chỉ: Ngõ Đồng Xuân, Hàng Chiếu

Bánh tôm Bà Lộc


Bánh tôm ở đây không để nguyên dạng hình con tôm đẹp mắt như những quán khác mà được cắt thành từng miếng nhỏ rất dễ gói. Phần vỏ bánh từ bột chiên vàng rụm, ăn vào giòn tan, phần nhân tôm ngọt thịt, săn chắc, cắn miếng nào “đã” miếng đấy. Nổi bật nhất ở đây có lẽ là nước chấm, đầy đủ vị chua cay mặn ngọt rất đậm đà như nước chấm quán ốc, chứ không nhạt như các quán bánh khác.

Địa chỉ:
• Cơ sở 1: Số 1 ngõ 26 Nguyên Hồng, quận Đống Đa
• Cơ sở 2: Số 6 ngõ 80 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa


Tổng hợp

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Sóc Sơn, linh hồn của đất Việt

Tuy là một huyện nhỏ nằm tĩnh lặng ở phía bắc thủ đô Hà Nội nhưng Sóc Sơn lại là một điểm đến của vô số bạn trẻ bởi những cảnh quan sinh động, trữ tình và đậm nét văn hóa dân tộc. Tìm về những công tình ở đây, chúng ta như được ngược dòng thời gian để tìm về những ký ức xa xưa bị quên lãng.

Sóc Sơn, linh hồn của đất Việt

Việt Phủ Thành Chương 

Việt Phủ Thành Chương

✪ Địa chỉ: Xã Hiền Ninh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km, Việt Phủ Thành Chương là một quần thể kiến trúc cung đình nổi tiếng đã tái hiện không gian xưa của người Việt một cách sinh động và chân thật đến nỗi khi đến đây ta vẫn còn cảm nhận được không khí cổ kính từ những thăng trầm lịch sử. Noi này đã được nhiều tờ báo quốc tế như The New York Times, Herald Tribune nói đến như một niềm từ hào nơi thủ đô. 

Không ít người khi lần đầu đặt chân tới đã lầm tưởng đây là một khu di tích lịch sử lâu đời, nhưng thực tế đay là một địa điểm được họa sĩ Thành Chương xây dựng vào năm 2011 như một bảo tàng lưu giữ những tinh hoa của văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật dân tộc trong một khuôn viên lên tới 8000m2. 

Dạo quanh một vòng rộng lớn, sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như : ngôi nhà lợp bằng cói 200 tuổi của dân tộc Mường, cung đình Huế có tuổi đời 300 năm hoặc ngôi nhà gỗ lim đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt nhất, ngôi nhà tranh vách gắn liền với lịch sử hào hùng của nước ta gây ấn tượng sâu sắc. Bên cạnh đó còn có những đầm sen nhỏ ẩn mình giữa những tán cây xanh mát. Mặt hồ trong vắt, thỉnh thoảng nghe tiếng lội bì bõm của những chú cá tinh nghịch cùng với vẻ đẹp đằm thắm cũa những bông sen hồng tạo nên một bức tranh phong cảnh thi vị. 

Quần thể Đền Sóc Sơn - Phù Đổng Thiên Vương

Quần thể Đền Sóc Sơn - Phù Đổng Thiên Vương

✪ Địa chỉ: khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội 

Nằm yên tĩnh dưới chân núi Vệ Linh là quần thể Đền Sóc Sơn - Phù Đổng Thiên Vương, nơi được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Khởi nguồn của di tích này chỉ là một miếu thờ Phù Đổng Thiên Vương rất nhỏ, sau cuộc đấu tranh chống giặc Tống, vua Lê Đại Hành đã cho xây dựng lại thành khu đền uy nghi để tạ ơn. Hiện nay, quần thể di tích bao gồm Đền Trình, Đền Mẫu, chùa Non Nước, Chùa Đại Bi, Đền Thượng, Hòn đá Trồng, Tượng đài Thánh Gióng và các bia đá ghi lại lịch sử Lễ hội Đền Sóc. 

Đặc biệt, ngôi đền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam còn có vết có dấu vết chân ngựa sắt của Thánh Gióng khi ngài cởi áo giáp sắt để bay lên Trời. Xung quanh đền bao quanh bởi nhwuxng ngọn núi sừng sững như: núi Độc Tôn, núi Vây Rồng, núi Thanh Lãm,.., càng làm tăng thêm vẻ tráng lệ . Hằng năm, cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch, đền Gióng sẽ mở hội đầu năm để du khách thập phương về dâng hương và trẩy hội. 

Chùa Non Nước 

Chùa Non Nước

✪ Địa chỉ: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội 

Băng qua đền Sóc là con đường bậc thang nhỏ thấp thoáng giữa rừng thông dẫn lên ngôi chùa Non nước thơ mộng cảnh. Chùa Non Nước (tên đầy đủ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong quần thể khu di tich lịch sử đền Sóc, cùng với Học viện Phật giáo Việt Nam là một địa chỉ du lịch tâm linh thu hút các tín đồ trong và ngoài nước. 

Theo truyền thuyết, sau khi dẹp giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở hồ Tây và để quên chiếc roi sắt bị gãy trong chiến trận. Từ đó, người dân đã lập đền thờ ở đây. Mang nét đặc trưng phong cách chùa cổ ở Việt Nam, công trình này đã sử dụng 30 tấn đồng đúc tượng, 600m3 gỗ lim, 30m3 đá xanh. Đặc biệt, trong chính điện, có tới 80 cột lim có chiều dài khoảng 13m, đường kính mỗi cây khoảng 35cm. Nổi bật không kém chính là pho tượng Phật Thích Ca nặng 20 tấn làm từ đồng đỏ đúc liền khối với chiều cao 5.3m; được đánh giá là một công trình nghệ thuật xuất sắc, góp phần tôn vinh nghề đúc đồng truyền thống ở nước ta. 

Hồ Đồng Quan 

Hồ Đồng Quan

✪ Địa điểm: xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội

Đây là một hồ nước rộng khoảng 35km, gây ấn tượng với không khí trong lành, nước hồ nước trong xanh và bao quanh là 3 ngọn đồi hoang sơ, huyền ảo. Đến đây bạn sẽ được thư giãn với những trải nghiệm đạp xe đi dạo, ngồi ven hồ ngắm hoàng hôn hay khám phá những cung đường rừng đầy thách thức lại không kém phần thơ mộng. Ngoài ta, cũng có khá nhiều các khu sinh thái gần đó để bạn cắm trại như My hill, Bản Rõm,.. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Thưởng thức bánh đúc nóng giữa tiết thu hanh hao

Những ngày mùa thu gõ cửa, ghé chân vào một quán nhỏ và thưởng thức bát bánh đúc nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt và bình yên từ sâu thẳm tâm hồn. Món ăn đơn giản này lại trở thành nỗi thương nhớ của rất nhiều người.



Tháng 9 sang, mùa thu bắt đầu ghé qua, những cơn mưa nhẹ nhàng lướt qua, khiến người ta muốn thưởng thức bát bánh đúc nóng, lặng nhìn đất trời đổi màu áo mới. Bánh đúc nóng sền sệt, keo lại chứ không quá đặc hay quá lỏng. Phần nhân bánh đậm đà ăn kèm với rau thơm rất hợp vị.


Món ăn này thường có phần bánh sánh mềm được làm từ bột gạo, nhân bánh làm từ thịt xào mộc nhĩ, chan thêm xương hầm ngọt dịu, rồi thêm đủ loại rau thơm tạo nên hương vị ngon khó cưỡng.

Để làm được món bánh đúc nóng hấp dẫn vạn người mê, đầu bếp chế biến phải trải qua các công đoạn cẩn trọng. Đầu tiên, gạo sẽ được ngâm qua đêm cùng nước vôi trong. Sau đó, gạo sẽ được đãi sạch, để cho ráo nước. Sau đó, dùng cối xay gạo xay bột nước rồi mới đem lên bếp nấu thành bánh đúc.


Một thành phần cũng góp phần làm nên sức hấp dẫn của món bánh đúc nổi danh Hà Nội nữa là hành phi. Những hàng bánh muốn ngon đều phải tự làm hành một cách cẩn thận mới cho ra được đúng vị thơm đúng như yêu cầu. Một số nơi người ta còn cho đậu phụ rán vàng giòn, khi ăn sẽ bớt ngậy và hương vị càng thêm thơm ngon. Bát bánh đúc nóng lúc múc ra chỉ cho vào bát nhỏ, ăn chút một chút một để khi tới miếng cuối cùng vẫn thấy được sự nóng hổi của bát bánh đúc nóng.

Sẽ chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn khi vào ngày chớm thu, ghé qua một ngõ nhỏ Hà Nội, thưởng thức bát bánh đúc nóng, lặng nghe thời gian trôi qua, mọi muộn phiền vướng bận bất chợt cũng đều tan biến hết.


Dù không phải là món cao lương mỹ vị, nhưng những gì mà món ăn dung dị này mang đến lại trở thành niềm cảm mến của rất nhiều người. Bởi thế, nếu có dịp đến Hà Nội, bạn có thể ghé qua phố Lê Ngọc Hân, Trung Tự, Minh Khai… để nếm thử món bánh đúc nóng cực kỳ thơm ngon này.

Theo Wanderlust Tips | Cinet

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Đến khu du lịch sinh thái chùa Trầm bỏ quên muộn phiền

Khu du lịch sinh thái chùa Trầm nằm ở Chương Mỹ, Hà Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 24km. Bạn sẽ chỉ mất chưa đầy một giờ đồng hồ lái xe để đến được đây. Nơi này được biết đến là chốn du lịch tâm linh linh thiêng, thu hút du khách tìm về vãn cảnh chùa, níu lại những bình an từ trong tâm hồn. 


Khu du lịch sinh thái chùa Trầm là quần thể các ngôi chùa nằm trên núi Trầm, đó là chùa Trầm, chùa Hang, chùa Vô Vi. Với địa thế xung quanh là các núi nhỏ như núi Ninh Sơn, núi Tiên Nữ mang đến cảm giác bình yên, nhẹ nhàng cho du khách ghé thăm.

Chùa Trầm


Chùa Trầm là ngôi chùa chính của khu du lịch sinh thái chùa Trầm, được xây dựng vào năm 1669. Ngôi chùa linh thiêng này có thế tựa lưng vào núi Trầm và hướng mặt ra dòng sông Đáy êm đềm chảy trôi. Sân chùa rộng rãi, có nhiều cây cổ thụ tạo nên sự thanh tịnh, trang nghiêm. Cần lưu ý rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể khám phá hết chùa Trầm bởi có những khu vực chỉ mở cửa vào dịp lễ, Tết.


Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự an nhiên, bình yên trong tâm hồn nơi chốn cửa Phật. Cho đến nay thì chùa đã được trùng tu khá nhiều lần, tuy vậy những bức tượng Phật từ thế kỷ 18 – 19 vẫn còn được lưu giữ. Chính điều này đã tạo nên sự nổi bật, thu hút khách thập phương.

Chùa Hang


Chùa Hang tọa lạc ngay gần chùa Trầm, được xây dựng trong hệ thống hang động Long Tiên. Chùa Hang rộng khoảng 7m và cao 3m. Nhiều người khi đến khu du lịch sinh thái chùa Trầm, ghé thăm chùa Hang đều ví nơi đây tựa như một thế giới tách biệt hoàn toàn với bên ngoài.


Vào sâu bên trong, bạn sẽ nhìn thấy nơi thờ tượng Phật uy nghiêm, thanh tịnh. Hơn nữa, ở đây còn có nhiều khối thạch nhũ độc đáo với hình thù đa dạng được tạo nên từ những dòng nước len theo vách đá chảy xuống lâu ngày.

Chùa Vô Vi


Chùa Vô Vi nằm cách chùa Trầm khoảng 800m nên bạn có thể tản bộ hoặc đi xe để đến đây. Ngôi chùa này tọa lạc trên một núi đá nhỏ, bởi thế để lên được chùa du khách sẽ phải vượt qua hơn 100 bậc đá. Đứng từ trên cao nhìn xuống bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch sinh thái chùa Trầm. Dường như du khách khi đến đây đều sẽ có cảm giác mọi thứ trôi đi nhẹ bẫng, những muộn phiền thường nhật cũng nhờ đó mà tan biến hết.


Đặc biệt, nếu bạn đi đúng vào ngày 2/2 Âm lịch thì sẽ có cơ hội hòa cùng không khí của lễ hội chùa Trầm. Đây là dịp du khách tứ phương về thắp hương lễ Phật, tham gia các hoạt động, trò chơi dân gian như rối nước, đánh vật, chọi gà…

Núi Trầm thuộc khu du lịch sinh thái chùa Trầm


Sau khi vãn cảnh chùa, bạn có thể chinh phục núi Trầm với nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn. Khu vực núi Trầm được biết đến là một trong những điểm dã ngoại gần Hà Nội dành cho các bạn trẻ vào dịp cuối tuần. Tại đây, bạn có thể thỏa thích ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy vậy bạn cũng cần cẩn thận để hành trình leo núi được đảm bảo an toàn, và hơn hết sau mỗi chuyến đi chúng ta nên có trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi mình đặt chân đến.


Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Hà Nội những ngày lặng người ngắm cơn mưa

Không ồn ã như thường ngày, Hà Nội dưới những cơn mưa mang dư vị trầm tư, cổ kính và mộc mạc đến lạ. Trong mưa, dòng người trở nên vội vàng hơn nhưng mỗi khoảnh khắc dường như chậm lại, trở nên đẹp và da diết hơn.






Cậu có thích những con đường cũ của Hà Nội không?

Cậu có thích cái nắng vàng của mùa thu Hà Nội không?

Hay cậu có thích cùng tớ nhìn cuộc đời này qua ống kính máy ảnh không?

Hay là... cậu thích tớ được không?


Nhiều người nói rằng họ ghét mưa. Mưa bẩn và thật lạnh. Nhưng đối với tôi, mưa tựa những giọt phép màu. Từng giọt rơi xuống biến thành phố ồn ào trở thành mộc mạc. Trong mưa, Hà Nội dường như cổ kính hơn. Những khoảnh khắc như đẹp hơn. Nhưng mưa cũng khiến những bức ảnh trông thật buồn.


Tôi không biết mình bắt đầu yêu những cơn mưa từ lúc nào, cũng chẳng thể giải thích rõ lý do yêu mưa. Tất cả với tôi gói gọn trong hai từ "cảm xúc". Tôi yêu mưa đến mức mong chờ từng khoảnh khắc, từ thứ hơi nước ẩm ướt mát lạnh đến những giọt tí tách đầu tiên.


Bạn thích làm gì trong ngày mưa? Bạn muốn ngồi trong phòng, ngó ra cửa sổ nhìn những vệt nước lăn trên khung kính hay vừa đọc sách, vừa ôm chú mèo đang cuộn tròn trong lòng? Còn tôi, tôi thích đi chụp những cơn mưa.


Tôi không rõ đã bao nhiêu ngày cứ mưa là vác máy ảnh ra ngoài đường. Giữa cơn mưa trắng trời, câu chuyện về những mảnh đời tựa một thước phim quay chậm.

Từng con phố nhỏ, từng nụ cười, ánh mắt của những cặp đôi cùng nhau khoác vai đi dưới mưa, hay đơn giản chỉ là sự vội vã của những kẻ hành khất không kịp khoác lên mình chiếc áo cản nước... Tất cả đều đem đến cho tôi một cảm xúc ngập tràn, khó tả. 


Tôi từng yêu thích những cơn mưa, nhưng mưa Hà Nội đem đến cho tôi nhiều cảm xúc khác lạ. Những giọt mưa xối xả, như trút hết nỗi buồn một đợt rồi thôi. Nhiều người dưới cơn mưa có thể khổ đau, có thể hạnh phúc. Tôi từng thấy một người đàn ông đội mưa dắt xe trên cầu Chương Dương. Gương mặt ông khắc khổ, nhạt nhòa giữa dòng người xuôi ngược. 


Trái tim tôi gần như thắt lại khi một bạn trẻ bỗng dừng chân và tặng cho ông chiếc áo mưa duy nhất của mình. Cuộc đời này có biết bao câu chuyện. Chỉ tiếc tôi không chụp được khoảnh khắc đó. 


Tôi chợt nghĩ giá như đời cứ trôi qua thật chậm thì con người sẽ nhẹ lòng biết bao. Tôi sẽ chẳng còn những ngày lặng lẽ giữa phố phường Hà Nội, đi tìm cho mình câu trả lời về một thế giới bình yên giữa lúc niềm tin bị giằng xé. 


Tôi muốn an nhiên giữa dòng đời hối hả. Liệu tôi chậm bước, cuộc đời có bỏ quên tôi? Hay chính tôi là kẻ đang cố lãng quên cuộc đời?

Theo news.zing.vn

Bài đăng phổ biến