Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Miền Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Miền Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Dạo chơi ở đồi chè Đông Giang, Quảng Nam đẹp như tranh vẽ

Đồi chè Đông Giang, Quảng Nam với khung cảnh đẹp bình yên như tranh vẽ, là điểm đến giúp bạn tạm quên đi mọi muộn phiền, mỏi mệt. Hơn thế nữa, khi đến đây bạn cũng có thể ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời giữa thiên nhiên xanh ngát.



Đồi chè Đông Giang thuộc địa phận xã Jơ Hây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây bốn mùa tươi tốt, mỗi mùa lại khoác lên mình một vẻ đẹp khác nhau, mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ.

Mùa xuân căng tràn sức sống, những búp chè non mơn mởn vươn mình đón nắng gió của nhân gian để sinh sôi nảy nở. Mùa hè, dưới nắng vàng ươm như rót mật, màu xanh của chè hòa lẫn nền trời càng thêm hấp dẫn. Mùa thu, khi đất trời mát mẻ, dịu êm hơn sẽ thích hợp để bạn thư thái giữa thiên nhiên rộng lớn. Hay mùa đông, gió lạnh đìu hiu, nơi đây lại khoác lên màu áo lạnh giá nhưng đầy quyến rũ.


Nếu muốn có được những khoảnh khắc đẹp nhất ở đồi chè Đông Giang thì bạn nên tranh thủ dậy thật sớm. Bởi sáng sớm là thời điểm đồi chè đẹp nhất, chạm nhẹ những hạt sương mai mỏng manh còn đọng lại trên lá chè, chờ khi tia nắng chiếu soi, chúng biến hóa thành những hạt long lanh tựa thủy tinh, thanh khiết và đầy sức sống.


Giữa miền Trung khô cằn nắng cháy lại có một đồi chè xanh bát ngát như là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. Con đường dẫn lên đồi chè Đông Giang cũng khiến người ta mê đắm bởi hai bên là đồi núi trùng điệp, hùng vĩ.


Nhìn từ xa, những luống chè tựa như những dải lụa vắt ngang mời gọi du khách dừng chân ghé thăm. Đồi chè Đông Giang tuy không bao la rộng lớn như các đồi chè ở Thái Nguyên, Sơn La hay Đà Lạt nhưng nơi đây vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với những ai yêu thích du lịch tìm về thiên nhiên.

Hơn thế nữa, khi đến với đồ chè bạn còn được các bác nông dân giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc, thu hoạch chè tươi vô cùng thú vị. Bạn sẽ hiểu rằng để làm nên được những cốc nước chè ngon cần đến rất nhiều công sức và sự tỉ mẩn.


Sau chuyến đi, những hình ảnh ghi lại được ở đồi chè sẽ trở thành kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình khám phá sắc màu cuộc sống.

Theo Wanderlust Tips | Cinet

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Đặc sản làm quà du lịch Quảng Bình

Ở mảnh đất miền Trung nhiều nắng và gió như Quảng Bình, nhiều người tưởng rằng nơi cát khô nắng cháy này sẽ chẳng có sản vật ngon lạ gì nhưng đó là điều hoàn toàn sai lầm. Quảng Bình có nhiều đặc sản rất ngon và là khá nổi tiếng đấy. Đây là 4 món đặc sản được nhiều người yêu thích và chọn làm quà biếu mà bạn có thể tham khảo.

Đặc sản làm quà du lịch Quảng Bình

Nước mắm Bảo Ninh


Nước mắm Bảo Ninh

So với nước mắm Phú Quốc, nước mắm Nha Trang, nước mắm Bảo Ninh cũng không hề thua kém về lịch sử lâu đời cũng như hương vị thơm ngon đặc trưng khác biệt.

Nước mắm Bảo Ninh được làm từ loài cá nục mu, một loại cá chỉ nhỏ như ngón tay nhưng toàn thân là thớ nạc, rất mềm, không có nhiều xương. Nước mắm làm từ cá nục mu vừa thơm, vừa ngọt, màu vàng sậm sóng sánh rất đẹp mắt. Nước mắm Bảo Ninh xưa từng là món mà chúa Nguyễn rất yêu thích, cũng đã theo chân bao người đến Sài Gòn, Huế, Hà Nội, sang cả Lào... Với độ đạm rất cao, được làm hoàn toàn bằng thủ công, sự cần cù chịu khó của những người dân Quảng Bình hai sương một nắng nên nước mắm Bảo Ninh nức tiếng một vùng.

Rượu Võ Xá Quảng Bình


Rượu Võ Xá Quảng Bình

Rượu Võ Xá được sản xuất bằng phương pháp cổ truyền của làng Võ Xá từ hàng trăm năm nay, từ thời Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi Phương Nam, là sự kết hợp tinh tế giữa dòng nước tinh khiết của Động Cát Trắng và gạo thôn quê cộng với công thức lên men độc đáo đã cho ra sản phẩm rượu thơm nồng mà không một loại rượu nào có thể so sánh kịp.

Bánh tráng Tân An


Bánh tráng Tân An

Bánh tráng Tân An là nguyên liệu cho những món cuốn tuyệt vời, được người dân Quảng Bình và nhiều nơi ưa chuộng. Được làm từ những loại gạo ngon nhất, rắc thêm mè vàng và chút tinh bột sắn càng làm bánh dẻo và thơm hơn.

Ngoài ra thì còn một loại bánh dày để nướng trên than hoa, ăn rọn rụm, thơm lừng, là món ăn vặt bình dân của rất nhiều người khi rảnh rỗi, lúc chuyện trò... Nếu đã đến Quảng Bình, bạn nhớ tìm mau vài tập bánh tráng cuốn Tân An, cả những chiếc bánh tráng nướng giòn thơm về làm quà du lịch, như một món quà quê dân dã từ xứ miền Trung dành tặng cho du khách và người thân của họ.

Khoai deo
Khoai deo

Khoai deo là một món ăn dân dã nhưng lại rất đặc biệt đối với người dân Quảng Bình. Bất kể tầng lớp nào cũng ăn được, bất cứ trai gái già trẻ gì cũng đều yêu thích, từ người nông dân đến dân văn phòng đều có thể nhâm nhi khi có thời gian rảnh rỗi.

Những ngày thời tiết se lạnh, có dăm bảy miếng khoai gieo với chén trà nóng thì còn gì bằng. Đưa từng miếng khoai lên miệng, rồi nhấp ngụm trà. Vị ngọt, dẻo của khoai kết hợp với vị hơi đăng đắng của trà và hương thơm nồng nàn tạo nên một dư vị khó quên. Đến Quảng Bình, bạn nhớ mua vài ký khoai deo về tặng người thân nhé, nhất định ai cũng sẽ tấm tắc khen ngon đấy.


Tổng hợp

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Món ngon Hà Tĩnh, ăn rồi khó quên

Hà Tĩnh không phải là nơi có quá nhiều danh lam thắng cảnh mê mẩn lòng người, nhưng lại sở hữu những món ăn cực kỳ hấp dẫn. Du khách khi đến đây đều cố gắng thưởng thức cho bằng hết những sản vật địa phương này. 

Món ngon Hà Tĩnh, ăn rồi khó quên

Cu đơ

Cu đơ

Thứ đặc sản nức tiếng Hà Tĩnh không thể không nhắc đến đó là Cu Đơ. Đây là một loại bánh có hình tròn như chiếc gương, nhìn bề ngoài có vẻ sần sùi nhưng bên trong nó chứa đựng bao vị ngon ngọt, tinh túy thuần khiết nhất của con người Hà Tĩnh.

Bánh có vị thơm thơm béo ngậy của mật mía, vị cay gây gây thơm nồng của gừng và đặc biệt là sự giòn tan của lạc và bánh tráng trứng. Lạc được tuyển chọn từ lạc núi nên to tròn, mọng và béo. Cầm miếng bánh nặng tay, cắn miếng bánh vừa dẻo dai vừa thơm nồng, béo ngậy và nhâm nhi thêm một ly trà đắng thì còn gì tuyệt hơn khi đến Hà Tĩnh.

Bánh bèo Hà Tĩnh

Bánh Bèo Hà Tĩnh

Bánh bèo là món ăn dân dã mà bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể mua được nhưng ở mỗi vùng đất bánh lại mang hương vị và bản sắc riêng của nơi đó. Bánh bèo Hà Tĩnh cũng thế, nó mang một hương sắc riêng mà khi ăn vào bạn không thể nhầm lẫn với bánh nơi khác được. 

Bánh bèo được làm từ bột lọc, nhân trong làm từ tôm non bóc vỏ hoặc từ thịt nạc được xào lên cùng với hành khô, sau đó ăn kèm với rau thơm. Khi ăn cho thêm một ít tương ớt, tạo nên vị vừa cay, vừa chua ngọt của chanh đường rất hấp dẫn.

Bánh bèo dù ăn nóng hay nguội đều ngon và hấp dẫn. Khi ăn nóng, kèm nước mắm cay trong những ngày trời se se lạnh sẽ thấy ấm lòng. Còn khi ăn nguội, bánh hơi dai, giòn mang vị đậm đà.

Ram bánh mướt

Ram bánh mướt

Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán, là món ăn nổi tiếng, góp phần làm nên hương vị ẩm thực Việt Nam. Nhưng ăn ram ở Hà Tĩnh, sẽ cảm nhận một hương vị thật khác mà không có nơi nào có được. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt – món ăn ưa dùng của xứ Nghệ. 

Bánh mướt đơn giản chỉ cần chấm mắm, thường ngày là bánh mướt cuốn chả, sang hơn là canh gà bánh mướt. Người miền Bắc thường cuốn mướt với nhân thịt, khi tráng cho nhiều mỡ, nhưng người miền Trung bánh mướt để không nên khi ăn thưởng thức được hương vị mát lành, thanh đạm.

Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa của hai loại bánh khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Tuy cách chế biến khác nhau nhưng cả hai loại bánh cùng được làm từ gạo nếp, ngon, trắng, dẻo. Nếp được xay nhuyễn thành bột, trộn muối, đổ nước ấm, nhào cho chắc, mịn. Người làm bánh khéo léo phải biết lấy lượng bột vừa đủ, bánh mỏng nhưng dai.

Gỏi cá đục

Nhắc đến những món đặc sản Hà Tĩnh, ta không quên nhắc đến gỏi cá đục – một món ăn gắn liền với miền biển, sông nước- một thức quà đặc biệt riêng của vùng biển Xuân Nghi.

Gỏi cá đục

Cá đục dài khoảng 13-18 cm, thân to hơn ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt. Cá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng có.

Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non… cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nước lèo, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt mà không nơi nào có được.

Bánh gai Đức Thọ

Bánh gai Đức Thọ

Bánh gai- cái tên dân giã, không xa lạ gì với những người dân vùng quê miền trung. Cái thứ bánh được làm từ lá gai, hòa quyện cùng mật mía. Bánh gai bắt nguồn từ vùng quê Đức Thọ sau đó lan truyền dần sang các vùng quê khác ở miền trung. 

Công đoạn làm bánh cực kì công phu và mất thời gian. Lá gai được hái từ những vườn lá, chọn lá to dầy nhất, đem về nấu cùng mật mía, sau đó được trộn với bột gạo, giã nhuyễn, nhào nặn rất công phu. Nhân bánh được làm từ đậu tằm, mứt dừa, bánh mặn thì có thêm thịt mỡ vừa béo vừa ngậy. Bánh còn được tráng một lớp vừng bên ngoài. Vỏ bánh có màu đen, màu đặc trưng của mật mía và lá gai. Khi ăn bánh, người ăn có thể cảm nhận được vị ngon lành, ngậy, béo bùi mà dân dã của vùng quê.

Hến sông La 

Hến sông La

Hầu như vùng sông nước nào cũng có hến. Và hến cũng là món ăn ưa thích của nhiều gia đình Việt. Hến có một hương thơm đặc trưng quyến rũ, bát nước Hến đầu tiên nóng hôi hổi mát, thơm, đậm ngọt, bổ dưỡng, màu trắng sữa như nguồn sống vô tận của dòng sông quê mẹ. 

Đúng như câu ca ai ví “Dẫu ai đi quanh về quắt – không kẻo nước giắt Kẻ Thượng” (Giắt là loại Hến con sinh sôi rất nhanh vào mùa hè, thích nghi sống ở vùng nước lợ như phía hạ nguồn giáp ranh giữa sông La và sông Lam). Từ hến có thể chế biến ra nhiều món ăn để thay đổi hương vị cho bữa cơm thường ngày, như hến xào giá, ăn kèm bánh tráng, canh hến nấu rau tập tàng, cơm nước hến thêm chút gừng cay ăn kèm với cà muối mới thật đậm đà làm sao.

Mực nhảy Vũng Áng

Mực nhảy Vũng Áng

Vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh là một vùng biển đẹp nổi tiếng, là khu kinh tế sầm uất, nổi tiếng với những loài hải sản tươi ngon, đặc sản… Ở đây nổi tiếng với mực nhảy vì những con mực ở đây rất to và được chế biến ngay sau khi đánh bắt nên người dân ở đây gọi là mực nhảy. 

Mực nhảy có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác như luộc, xào, hấp hay gỏi. Mực nhảy có vị tươi, ngon, thơm rất đặc trưng, khác hoàn toàn so với các loại mực ở vùng biển khác trên cả nước.

Bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng ở vùng Hương Khê Hà Tĩnh được bạn bè gần xa biết đến. Bưởi có dạng hình cầu tròn, nhỏ chứ không to như những loại bưởi khác, khi ăn vào có vị thanh chua rồi ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Thịt bưởi có màu hồng nhạt hoặc màu trắng trông rất đẹp mắt. 

Bưởi Phúc Trạch tự hào là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm của cả nước. Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng thơm ngon được người dân nhớ đến bằng câu hò: “Mời về Phúc Trạch quê em/ Chè thơm bưởi ngọt người quen đợi chờ.."

Cam bù Hương Sơn

 Cam bù Hương Sơn

Nếu bạn đến Hương Sơn, Hà Tĩnh vào dịp gần tết bạn sẽ được ngập tràn trong thế giới cam bù. Cam bù được người dân chọn làm một trong năm thứ quả bày trên mâm ngũ quả với mong muốn căng tràn no đủ. Cam bù khi chín vỏ đỏ, xốp dễ bóc vỏ, múi cam mọng nước, ít hạt, ăn có vị ngọt, hương thơm quyến rũ, giá trị dinh dưỡng cao. 

Đây là cây bản địa được chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm. Cam bù Hương Sơn là đặc sản Hà Tĩnh mà du khách thường mang về làm quà cho người thân khi đến đây.

Hình ảnh: Internet
Tổng hợp 

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Chiêm ngưỡng Lý Sơn hoang sơ đẹp tựa thiên đường

Lý Sơn được ví như viên ngọc quý của tỉnh Quảng Ngãi. Huyện đảo này hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp tinh khiết, hoang sơ hiếm có.

Những năm gần đây, Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ. Thiên nhiên ban tặng cho hòn đảo này những cảnh quan làm lòng người xao xuyến. Dù du lịch phát triển, nét nguyên sơ của Lý Sơn vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, người dân nồng hậu, chất phác ở miền đất này cũng là lý do níu chân du khách.



Lý Sơn có 2 hòn đảo chính là đảo Lớn (cù lao Ré) và đảo Bé (xã đảo An Bình). Nằm cách đảo Lớn khoảng 3 hải lý về phía tây bắc, xã đảo An Bình, rộng chưa đầy 1 km2, có khoảng 100 hộ dân sinh sống. Người dân nơi đây gắn bó với nghề trồng hành, tỏi, hoa màu và đánh bắt thủy sản.


Quanh đảo Bé được trồng nhiều dừa, loại cây đặc trưng của miền biển. Trên bãi biển xanh trong trải dài, nhấp nhô những vách đá trầm tích núi lửa với hình dáng lạ kỳ. 


Có rất nhiều bãi tắm trên hòn đảo xinh đẹp này như bãi Hang, Dừa, Tây, Đụng, Sép, Trứng… Bãi tắm nào cũng có bờ cát trắng mịn, nước biển xanh trong như pha lê, trộn đá. Những tảng đá nhỏ ẩn mình dưới làn nước biển trong vắt là đá macma đen, khi trên bờ sắc lẹm, lúc dưới nước nhẵn thín vì sóng bào. 


Một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến Lý Sơn là ngắm bình minh trên hòn Mù Cu. Hòn đảo nhỏ này là mũi nhô ra từ một phần đảo Lớn, có diện tích nhỏ nhất trong 3 đảo và không có người ở. Từ ngọn hải đăng trên đảo, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đẹp tựa thiên đường khi mặt trời lên, cảm giác đón ngày mới khoan khoái vô cùng.


Đảo Lớn, còn gọi cù lao Ré, là hòn đảo trung tâm của Lý Sơn, có diện tích lớn nhất và đông dân cư nhất. Nơi đây có nhiều thắng cảnh nổi tiếng hút khách du lịch như hang Câu, cổng Tò Vò, đỉnh Thới Lới, chùa Hang... 


Hang Câu được xem là cảnh quan thiên nhiên cuốn hút nhất trên đảo Lớn. Di tích này trải qua hàng ngàn năm bị bào mòn bởi sóng và gió đã tạo nên dãy đá màu nham thạch đẹp kỳ vĩ. Nơi đây là địa điểm cắm trại quen thuộc của những du khách thích khám phá nét hoang sơ trên đảo. 


Cổng Tò Vò được hình thành từ nham thạch núi lửa, là trầm tích của hàng triệu năm núi lửa hoạt động tại đây. Quanh cổng Tò Vò là những bãi đá nham thạch đen bóng, hình thù kỳ lạ nhấp nhô trên làn nước trong veo của đảo Lớn. Địa điểm này là nơi được nhiều bạn trẻ đến check-in, các cặp đôi chụp ảnh cưới. 


Núi Thới Lới được hình thành từ ngọn núi lửa đã tắt cách đây hàng triệu năm. Đỉnh núi có hình dạng lòng chảo khổng lồ, quang cảnh trong xanh, yên bình. Từ đỉnh, bạn có thể phóng trọn tầm mắt quanh đảo Lớn. Trên đỉnh có cột cờ hùng vĩ là điểm check-in quen thuộc với khách du lịch. 


Với địa chất, địa hình đa dạng cùng cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, nguyên sơ, thiên đường biển đảo Lý Sơn được nhiều người mệnh danh "Jeju của Việt Nam" giữa Quảng Ngãi nắng gió. 

Ngoài những tuyệt tác thiên nhiên đẹp mê hồn, điều lắng đọng sâu nhất trong lòng mỗi lữ khách có lẽ là tình người nơi vùng biển miền Trung này. Những con người nồng hậu, nhiệt thành như vị mặn mòi biển cả là chất liệu làm nên nét đẹp riêng của Lý Sơn. 


Người dân Lý Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản, một số gia đình trồng hành, tỏi. Đời sống của họ còn nhiều thiếu thốn, khó khăn. Nét mộc mạc, chất phác, chân thành của những người dân chài nơi đây chính là điều khiến huyện đảo xa xôi này hấp dẫn khách du lịch.













Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Quy Nhơn - Điểm du lịch mới được khai phá 2017

Đến với Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung, nổi tiếng là nơi sản sinh ra những người con anh hùng cùng với những thế võ cổ truyền độc đáo. Quy Nhơn là thành phố trung tâm của tỉnh Bình Định – một nơi “thiên thời địa lợi” với nhiều cảnh quan đẹp và một nền ẩm thực đặc biệt. Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi du lịch Quy Nhơn có gì hấp dẫn để giúp du khách có thêm nhiều thông tin hữu ích trước khi đến thành phố này.


Mỗi buổi sáng người dân và du khách nơi này thường thức dậy sớm để đắm mình trong làn nước mát mẻ, sau đó ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên xuất hiện trong ngày. Đây còn là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Quy Nhơn khiến khá nhiều du khách mê mẩn và ngẩn ngơ.

Bán đảo Phương Mai


Bán đảo Phương Mai nằm ở phía Đông của đầm Thị Nại với vẻ đẹp kì vĩ của những dãy núi đá nhấp nhô. Phía Nam của bán đảo được gọi là đảo Yến bởi chim Yến thường kéo về nơi đây để làm tổ, đây là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân sinh sống ở đây. Mặc dù được các dãy núi hiểm trở bao bọc nhưng rìa chân núi có những thung lũng rộng được hình thành và là nơi sinh sống của người dân.

Bãi Bàu


Đi trên quốc lộ 1A khoảng 20 km, Bãi Bàu là một trong số các bãi biển hấp dẫn khách du lịch nhất. Làn nước trong vắt đến nỗi mà bạn có thể nhìn thấy cá bơi theo từng đàn ngay dưới chân mình khi bạn ngâm mình ở đây. Dọc theo bãi cát dài có những căn chòi đựng dựng lên để cho du khách nghỉ ngơi và tận hưởng làn gió mát rượi từ biển.
Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch bụi Quy Nhơn để có chuyến phượt thú vị nhất.

Chùa Long Khánh


Long Khánh là một ngôi chùa lớn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn. Vào những ngày mồng 1 hoặc Rằm thì đây là nơi sinh hoạt của các Phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn dành cho du khách khi đến với thành phố này. Nếu có cơ hội du lịch Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm thì bạn nên tham quan hết tất thảy các ngôi chùa ở thành phố này, đảm bảo mỗi ngôi chùa sẽ mang lại cho các bạn một cảm giác khó tả khác nhau.

Tháp Đôi


Là một khu tháp của Chăm Pa gồm 2 tòa tháp: tháp phía Bắc và tháp phía Nam. Dưới chân Tháp phía Bắc là những tảnh đá lớn khổng lồ như một đài sen bao bọc toàn bộ tháp, đầu tường nhô ra tạo nên bộ diềm mái lớn và bốn góc được tạc bốn thần điểu Garuda. Ngôi tháp phía Nam thì nhỏ hơn và hư hại nhiều hơn so với tháp phía Bắc nhưng cách trang trí thì khá giống nhau.

Không thể bỏ qua suối khoáng Hội Vân


Cách thành phố khoảng 50 km, suối khoáng Hội Vân nằm ở huyện Phù Cát và là một nguồn nước nóng được khai thác để chữa bệnh tại Việt Nam. Mạch nước nóng trong hồ phun lên ùng ục như một chảo nước lớn đang sôi. Hơi nước bốc lên tạo nên những làn khói khiến cho cảnh vật xung quanh mờ mờ ảo ảo. Hồ nước nóng được bao bọc giữa bãi cát trắng mịn, là nơi phơi nắng lí tưởng dành cho du khách.

Khu du lịch Ghềnh Ráng


Đã đến Quy Nhơn, chắc chắn đây sẽ là địa điểm mà nhiều du khách lựa chọn đi tham quan đầu tiên bởi nó nằm trong thành phố và gắn liền với sự phát triển của thành phố. Không những thế còn là nơi mà thi sĩ Hàn Mặc Tử đã dừng chân nơi cuối đời – một thi nhân với nhiều hoài bão lớn lao. Tại đây còn có một bãi tắm tuyệt đẹp như cái tên của nó – bãi tắm Hoàng Hậu với làn nước trong xanh ngắt.

ICISE


Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành được khánh thành vào giữa năm 2013 và được kiến trúc sư người Pháp Jean Francois Milou thiết kế. ICISE có nhiều nhà hội nghị, hội trường, hội thảo và văn phòng phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu. Tòa nhà nổi bật giữa không gian xanh thoáng đãng, phía trước ICISE được tiếp giáp với bãi biển vì vậy không khí lúc nào cũng mát mẻ.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Ngày xuân tìm về nghệ thuật trống trận Tây Sơn

Quê hương Bình Định có bề dày truyền thống văn hóa, là cái nôi của nghệ thuật dân gian bài chòi, tuồng, võ Tây Sơn. Gắn với những loại hình độc đáo, giàu bản sắc này là “trống trận Tây Sơn”, một loại nhạc khí đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất Võ. 


Từ nhiều năm qua, đội nhạc võ ở Bảo tàng Quang Trung biểu diễn bản khí nhạc mang tên “Trống trận Quang Trung”, được cấu trúc thành 3 hồi: Xuất quân, Xung trận- Phá thành và Khải hoàn ca. 


Từ Lễ hội kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa vào năm 1989, đã xuất hiện tên gọi “Trống trận Tây Sơn” trên các phương tiện thông tin đại chúng. So với những tên gọi khác về bộ trống 12 chiếc này, thì gọi trống trận Tây Sơn có sức thu phục hơn cả, bởi bao hàm được cả xuất xứ, tính năng, diễn xướng trong nhạc lễ, lễ hội, trong việc luyện võ, trận mạc. Có thể hiểu rằng, trống trận Tây Sơn vừa là tên của bộ 12 trống, trống võ, vừa là tên của dàn nhạc võ. Đây cũng là tên của tác phẩm khí nhạc nổi tiếng ca ngợi cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung - Nguyễn Huệ giải phóng thành Thăng Longvào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789. 


Trống trận Tây Sơn có liên quan mật thiết, tương đồng với nhạc tuồng, bài chòi về các mặt: tính năng, kỹ thuật diễn tấu, biên chế dàn nhạc, âm hưởng nhạc điệu. Hầu hết trống trong các dàn nhạc của 3 loại hình nghệ thuật trên đều là trống chiến, nhưng khác nhau về số lượng trống và cách sắp xếp. Về biên chế dàn nhạc, các nhạc cụ trong dàn nhạc trống trận Tây Sơn đều có mặt trong dàn nhạc tuồng, chỉ khác trong nhạc tuồng không phải dùng cồng mà là chiêng. Còn trong dàn nhạc bài chòi, ngoài trống chầu và trống chiến, nhị, còn có thêm nguyệt, song loan, sáo, bầu. Về mặt âm hưởng nhạc điệu, các hồi trong tác phẩm khí nhạc trống trận Quang Trung đều lấy, mang âm hưởng từ các bài bản trong nhạc tuồng. Hồi Xuất quân có sử dụng khổ Trống khách, hồi Xung trận- Phá thành sử dụng bài trống Tẩu mã, còn hồi Khải hoàn ca mang âm hưởng của bài trống Ba bảy.


Trống là một nhạc cụ quan trọng trong bộ gõ, chủ yếu giữ nhịp cho dàn nhạc. Lâu nay, nhiều người nghĩ rằng, trống không có giai điệu, thế mà ở trống trận Tây Sơn, giai điệu rất rõ nét. Tiến hành khảo cứu bộ 12 trống đang được trình tấu tại Bảo tàng Quang Trung, chúng tôi thấy âm vực của trống (khoảng giữa âm thanh thấp nhất và âm thanh cao nhất) là một quãng tám rưỡi (dung sai nửa cung). Theo thứ tự, trống có kích thước lớn nhất đến nhỏ nhất, chênh lệch nhau từ nửa cung đến một cung rưỡi. Sự chênh lệch cao độ như trên, là một yếu tố tạo nên những giai điệu, tiết tấu độc đáo của trống trận Tây Sơn, có thể trình tấu bản nhạc ở bất kỳ điệu thức 5 âm nào, có chênh một vài cô ma lại càng hay.

Ra đời từ nhạc lễ, võ trống, đượm hào khí Tây Sơn, trống trận Tây Sơn chiết được những nét tinh túy nhạc tuồng, gần gũi với nhạc bài chòi, cùng với những tính năng, kỹ thuật diễn tấu độc đáo, được sử dụng với tần suất cao phục vụ đông đảo người dân, du khách, tham gia nhiều lễ hội trong và ngoài tỉnh. Trống trận Tây Sơn vì thế đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Bình Định… 

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Quảng Bình – du lịch vườn thực vật Phong Nha, trải nghiệm mới cho du khách.

Vườn thực vật Phong Nha có nhiều dòng suối, những thác nước đan xen lẫn nhau giống như cảnh quan của một Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng phiên bản được thu nhỏ, hấp dẫn đây sẽ là điểm trải nghiệm mới cho những du khách ưa khám phá.


Nằm giữa lòng của khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn thực vật là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách khi đến Quảng Bình. Đây sẽ là điểm nhấn tuyệt đẹp trong hành trình khám phá hệ thống rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật đa dạng, rất quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.



Vườn thực vật Phong Nha có 6 điểm tham quan chính, bao gồm: hồ Vàng Anh, Thác gió, Nhà trưng bày mẫu vật, đường mòn diễn giải, vườn ươm cây giống và phân khu các rừng cây quý. Đến với vườn thực vật du khách còn được tìm hiểu công việc của những cán bộ nghiên cứu và cứu hộ động, thực vật ở đây



Với hình thức du lịch sinh thái kết hợp diễn giải môi trường, vườn thực vật hứa hẹn không chỉ đem đến sự trải nghiệm thú vị cho du khách mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Món bún làm từ bắp chỉ có ở Phú Yên

Một tô Bún bắp nấu cùng giò heo nghi ngút khói, hay bún bắp ốc ngon mắt có hương vị không hế giống với bất kỳ món bún gạo nào. Bún bắp là nguyên liệu được làm khá công phu, chỉ có ở vùng Tuy An.



Món bún bắp ốc ở Đầm Ô Loan là nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người dân Tuy An. 

Trước tiên là khâu giã bắp. Một mẻ vừa cối chừng 5 kg bắp khô được giã chung với trấu. Vừa giã vừa sàng sảy sao cho bắp nát đều, thành những hạt nhỏ được gọi là gạo bắp, sàng loại bỏ cám mày, sau đó đem gạo bắp ngâm nước trong 30 phút, rồi vớt ra ủ một ngày một đêm cho lên men chua. 

Gạo bắp sau khi ủ được cho ra nia phun nước giữ ẩm, để ba ngày sau mới đem ngâm nước thêm một ngày để loại mùi chua trước khi đưa vào cối quết thành bột. Khi đó bột bắp được nén thành khối rồi cắt ra luộc lại khoảng 15 phút, sau đó cho vào máy xay nhuyễn lần cuối. Thêm một lần nhồi bột lại với nước ấm, đưa qua máy đùn sợi, sợi bún rớt xuống nồi nước sôi đến khi chín thì nổi lên mặt nước. Người làm nhanh tay vớt ra bắt thành lọn.


Bún bắp có màu vàng tươi của bắp, thơm và ngọt nơi đầu lưỡi khi ăn. 

Một mẻ bún như vậy cần 6-7 ngày để hoàn thành. Sợi bún màu vàng tươi, mềm mại, khi ăn có vị ngọt vừa đủ, thường được chế biến thành bún bắp giò heo, xào lòng heo hay ăn cùng canh chua cá bống.

Trước đây bún bắp được nhiều gia đình người dân ở Xã An Dân làm, hiện nay chỉ còn duy nhất lò bún bắp đang được khôi phục và thu hút du khách. Bạn có thể đến lò bà Chín mua bún bắp mang về với giá 30.000 đồng một kg, ghé quán Kent Bi ở thị trấn Chí Thạnh thưởng thức các món bún bắp ốc, bún bắp xào lòng heo.


Bún bắp xào lòng heo dân dã mà hút khách ở Tuy An.

Bài đăng phổ biến