Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Su Phì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Su Phì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Du lịch miền Bắc mùa này nên đi đâu?

Bạn muốn đi du lịch miền Bắc nhưng lại không biết mùa này nên đi đâu đâu thì hợp lý, vậy thì tham khảo ngay bài viết này nhé.

Du lịch miền Bắc mùa này nên đi đâu?

Mộc Châu – Mùa hoa tam giác mạch khoe cánh hồng

Mộc Châu – Mùa hoa tam giác mạch khoe cánh hồng

Mùa thu Mộc Châu chiếm trọn con tim người lữ khách bằng những bông hoa tam giác mạch bé nhỏ. Mọc lên từ một thân cây mềm mại, mỏng manh, và phủ trên các triền núi, trên những thửa ruộng bậc thang, hoa tam giác mạch làm nên vẻ đẹp quyến rũ đến mê hoặc cho những cung đường nơi miền biên viễn. Giữa mênh mang đất trời, những sắc hoa lung linh nhẹ nhàng như một tấm thảm êm mượt với hàng nghìn hàng vạn nụ hoa nhỏ chúm chím, mộc mạc nhưng rạng rỡ khiến bất cứ ai đến đó cũng lặng người như trôi vào miền cổ tích.

Hoàng Su Phì – Nơi những thửa ruộng bậc thang vàng rực tuyệt đẹp

Hoàng Su Phì – Nơi những thửa ruộng bậc thang vàng rực tuyệt đẹp

Hoàng Su Phì là một huyện ở phía Tây tỉnh Hà Giang, dưới chân núi Tây Côn Lĩnh. Đến với Hoàng Su Phì, du khách sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi rừng hoang sơ và những thửa ruộng bậc thang ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Mông, Cờ Lao, La Chà.

Vào mùa thu hoạch, những cánh đồng bao phủ khắp thung lũng bằng một màu vàng rực rỡ. Trong ánh nắng chiều, vạn vật như được nhuộm một màu vàng ấm áp. Hơn nữa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy những đám mây bồng bềnh cao ngang tầm mắt, phủ lên Hoàng Su Phì một khung cảnh huyền ảo của sự yên bình và tĩnh lặng.

Hà Nội đậm chất thơ

Hà Nội đậm chất thơ

Có biết bao lý do khiến chúng ta không thể không đến với Hà Nội khi mỗi độ thu về. Từ những ngày đầu thu, không khí Hà Nội cũng trở nên dễ chịu mát mẻ hơn, bạn có thể đi trong gió nhẹ dạo bộ dọc hồ Tây lộng gió, dạo quanh hồ Gươm hay đi trên những con phố ngào ngạt hương hoa sữa.

Đến Hà Nội trong những khoảnh khắc giao mùa, ngoài việc cảm nhận thiên nhiên trong tiết trời tuyệt vời, khám phá di tích lịch sử nổi tiếng, bạn còn mua về được những đặc sản rất riêng của Hà Nội. Trong những món quà mang nét tiêu biểu Hà thành, sấu chín và cốm làng Vòng được nhắc tới nhiều nhất. Đi dọc các con phố Hà Nội, bạn cũng bắt gặp những gánh rong bán cốm lá me, hạt cốm mỏng mà ăn vẫn thật dẻo bùi. Cốm được gói trong lá khoai ráy, bọc ngoài là lá sen, buộc bằng rơm để không bị khô. Còn món quà nào thú vị hơn cho những người bạn phương Nam bằng cân sấu chín với đôi gói cốm me.

Biển đảo Cát Bà tĩnh lặng

Biển đảo Cát Bà tĩnh lặng

Trái với sự tấp nập của những ngày hè, mùa này đảo Cát Bà vắng khách hơn nên mọi thứ dường như tĩnh lặng hơn hẳn. Đến nơi đây bạn sẽ thấy được sự giản dị, mộc mạc của những cánh đồng muối trắng muốt trên những bãi biển hoang sơ ít người qua lại, bên cạnh tận hưởng cảm giác hòa mình vào thiên thiên hùng vĩ. Du khách có thể thăm thú, tắm biển tại các bãi tắm Cát Cò. Bãi tắm Cát Cò 1 rất nhộn nhịp, sầm uất thích hợp cho những du khách thích sôi động. Ngược lại bãi tắm Cát Cò 3 khá yên tĩnh và ít người, phù hợp với những ai yêu thích sự tĩnh lặng, yên bình của thiên nhiên.


Tổng hợp

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang, nương mình dưới chân đỉnh núi Tây Côn Lĩnh là địa điểm thu hút đông đảo các bạn trẻ ghé thăm vào mùa thu. Mùa thu, cũng là mùa lúa chín, là lúc Hoàng Su Phì khoe sắc áo mùa vàng thướt tha bên dòng suối uốn lượn quanh co.

Bình yên giữa ruộng đồng Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét 

Ruộng bậc thang như một tác phẩm điêu khắc sắc nét

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì dường như nó có độ cao hơn, dốc hơn và chênh vênh hơn hẳn, không giống như Mù Cang Chải hay Y Tý. Bởi nét đặc trưng riêng ấy mà cảnh sắc ở đây lại như có phần hùng vĩ hơn. Hình ảnh những bờ ruộng cao, thẳng đứng khiến cho nhiều người tưởng chừng như đang ngắm một tác phẩm điêu khắc công phu được bàn tay con người gọt đẽo. 

Vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lại khoác lên mình một tấm áo mới có sắc vàng lộng lẫy thướt tha. Rồi đến mùa nước đổ (tháng 5 - 6) lại thay màu áo, là sự hòa trộn giữa màu xanh non của lúa với ánh nước lấp loáng của hàng trăm bậc thang, trải dài trong không gian miên man tưởng chừng như bất tận từ đỉnh xuống chân núi. 

Tìm một chỗ đẹp trên đỉnh núi nhìn xuống, khách du lịch Hoàng Su Phì có thể phóng tầm mắt ra xa để quan sát những thửa ruộng nối đuôi nhau, ngoằn ngoèo xếp thành ngọn núi uốn lượn như các đường vân đất. Trước khung cảnh núi non trùng điệp ấy ta thấy như mình thật nhỏ bé giữa chốn bồng lai tiên cảnh này. 

Đến du lịch Hoàng Su Phì vào buổi hoàng hôn, bạn có thể ngắm nhìn những thửa ruộng long lanh từ tít trên đỉnh núi, làm người ta tưởng như không còn khoảng cách đất trời nữa, vung tay là có thể với đến tầng mây. Thế nên mới có nhiều nhiếp ảnh gia chọn mảnh đất này làm nguồn cảm hứng bất tận trước khung cảnh tuyệt tác của ruộng bậc thang, thiên nhiên và con người. 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp 

Hoàng Su Phì, nơi con người và thiên nhiên hòa hợp

Đến Hoàng Su Phì, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bà con người dân tộc mặc váy áo sặc sỡ của đa dạng dân tộc khác nhau đang trồng cấy, như người Mông, người Dao, người Nùng... với bóng của họ đổ dài trên mặt nước lấp loáng. Ruộng bậc thang nơi đây không chỉ mang đến giá trị văn hóa mà nó còn mang đến giá trị vật chất cho bà con. Từ hàng trăm năm qua, bà con các dân tộc đã dùng xương máu của mình để tạo nên những thửa ruộng uốn lượn kỳ vĩ này. Xen giữa tầng tầng lớp lớp các thửa ruộng là nơi người dân tộc sinh sống. Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn giữ nguyên được bản sắc dân tộc mình, từ trang phục, văn hóa, tập tục cho đến nét chân chất, hồn nhiên và mến khách. 

Nếu khách du lịch Hoàng Su Phì đến đây vào cuối tuần thì có thể tham gia chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào mỗi chủ nhật hằng tuần. Đây là phiên chợ đặc sắc còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của bà con dân tộc. Bạn sẽ thấy được cảnh người người mặc váy áo xúng xính cùng sản vật của nhà mình đi về hướng chợ phiên. Ngoài là nơi mua bán trao đổi hàng hóa thì chợ còn là nơi trai gái gặp gỡ, hay bạn bè người thân gặp mặt nhau sau một khoảng thời gian xa cách. Nếu may mắn bạn còn được tham gia các lễ hội của dân tộc như lễ Lùng Tùng của người Tày, lễ mừng cơm mới của người La Chí… 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì 

Di chuyển đến Hoàng Su Phì

Có hai ngả đường lên Hoàng Su Phì, đó là đi từ đường QL 2 qua Truyên Quang đến Hà Giang, hoặc đi từ đường Bắc Hà ( Lào Cai) qua Xín Mần đến. Cung đường nào cũng cách Hà Nội khoảng 300km và di chuyển rất khó khăn, với những con đường ngoằn ngoèo dọc theo ngọn núi nhỏ hẹp, ít xe cộ đi lại. 

Nếu bạn di chuyển bằng xe máy thì có thể chạy theo cung đường đi & về sau: Hà Nội - TP Hà Giang - Bắc Quang - Tân Quang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Cốc Pài - Lào Cai - Hà Nội. 

Còn trong trường hợp đi bằng ô tô thì bạn nên bắt xe khách đi từ Hà Nội - Hà Giang ở bến xe Mỹ Đình đến ngã ba Bắc Quang, sau đó các bạn đổi xe chạy thêm 58km nữa sẽ đến thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì.

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì 

Những lưu ý khi du lịch Hoàng Su Phì

- Bạn nên mang theo đầy đủ giấy tờ xe, bởi bạn có thể thuê xe để di chuyển trong thành phố dễ dàng hơn. Khi chạy xe cũng nên lưu ý kiểm tra đầy đủ các phương tiện an toàn khi lưu thông: đèn pha, phản quang, phanh... 

- Nếu bạn cần sự trợ giúp trong quá trình phượt thì có thể liên lạc với bộ đội biên phòng. 

- Đừng quá tò mò với cuộc sống của người dân địa phương vùng cao nơi đây. - Khách du lịch Hoàng Su Phì nên lưu ý mang theo áo ấm bởi thời tiết ở đây khá lạnh. Tuy nhiên tránh ăn mặc cồng kềnh bởi bạn phải di chuyển trên đồi núi nhiều.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Lên Tây Bắc, ngắm Hoàng Su Phì mùa nước đổ

Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng của Hoàng Su Phì ánh lên một màu bạc lấp lánh, tựa như một tấm gương khổng lồ in bóng đất trời, núi rừng miền sơn cước.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi. Từng thửa ruộng ánh lên vẻ lóng lánh của mặt nước là cảnh đẹp khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, thích thú.

Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc.

Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc.

Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng.

Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng. 

Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) dường như có độ cao hơn, dốc hơn, chênh vênh hơn hẳn. Chính điều này làm cho cảnh sắc càng thêm hùng vĩ. Những bờ ruộng cao, thẳng đứng làm cho người ta nghĩ tới tác phẩm điêu khắc được con người gọt đẽo công phu.

Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) dường như có độ cao hơn, dốc hơn, chênh vênh hơn hẳn. Chính điều này làm cho cảnh sắc càng thêm hùng vĩ. Những bờ ruộng cao, thẳng đứng làm cho người ta nghĩ tới tác phẩm điêu khắc được con người gọt đẽo công phu.

Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.

Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.

Tận hưởng khung cảnh ruộng bậc thang vào sáng sớm với những đường cong mềm mại, len lỏi trong đó là những làn mây trắng, ánh nắng chói chang buổi bình minh, những mái nhà xinh xắn…và hít hà hương vị của núi non cây cỏ sẽ cho du khách cảm giác vô cùng khoáng đạt.

Tận hưởng khung cảnh ruộng bậc thang vào sáng sớm với những đường cong mềm mại, len lỏi trong đó là những làn mây trắng, ánh nắng chói chang buổi bình minh, những mái nhà xinh xắn…và hít hà hương vị của núi non cây cỏ sẽ cho du khách cảm giác vô cùng khoáng đạt. 

Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa.

Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa. 

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi sự tạo  hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an yên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ.

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi sự tạo  hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an yên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ. 

Trải nghiệm, cảm nhận ruộng bậc thang Hoàng Su Phì từ nhiều thời điểm và góc nhìn, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những tuyệt tác được hòa quyện bởi thiên nhiên và con người. Và bạn sẽ hiểu vì sao mảnh đất miền tây của Hà Giang lại là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều ống kính nhiếp ảnh, là điểm dừng chân khám phá của nhiều dân phượt đến thế.

Trải nghiệm, cảm nhận ruộng bậc thang Hoàng Su Phì từ nhiều thời điểm và góc nhìn, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những tuyệt tác được hòa quyện bởi thiên nhiên và con người. Và bạn sẽ hiểu vì sao mảnh đất miền tây của Hà Giang lại là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều ống kính nhiếp ảnh, là điểm dừng chân khám phá của nhiều dân phượt đến thế.   


Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Du lịch Hoàng Su Phì, thưởng thức đặc sản Hà Giang

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến. 

Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến.

Không những thế, ẩm thực Hà Giang rất phong phú và độc đáo với những món ăn lạ, mang hương vị núi rừng luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên Hoàng Su Phì 

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ.

Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ. 

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha.

Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha. 

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt.

Bên cạnh đó, khi tới Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt. 

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên.

Không chỉ có vậy, Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên. 

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách.

Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến du lịch Hoàng Su Phì, Hà Giang trong lòng du khách. 

Thưởng thức ẩm thực Hà Giang

  • Cháo ấu tẩu


Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.

  • Thịt trâu gác bếp


Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.

  • Lợn cắp nách


Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.

  • Thắng cố


Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.

  • Xôi ngũ sắc


Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.

  • Bánh tam giác mạch


Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.

 Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.

Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.



Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Sức hút từ vẻ đẹp hoang sơ của Hoàng Su Phì

Ai từng ghé thăm huyện Hoàng Su Phì đều ví vẻ đẹp nơi đây như một thiên đường hoang sơ, nhất là với những người theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh, mảnh đất này có sức hút thật khó cưỡng. Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao nằm ở biên giới tỉnh Hà Giang, từ lâu đã nổi tiếng bởi những ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Những ruộng bậc thang ở đây có thể xem là công trình kỳ vĩ, là kiệt tác tuyệt vời của thiên nhiên qua bàn tay sáng tạo của con người.

Sức hút từ vẻ đẹp hoang sơ của Hoàng Su Phì

1. Hoàng Su Phì mùa nước đổ


Khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm là thời điểm Hoàng Su Phì bước vào mùa lúa mới. Dưới những cơn mưa mùa hạ tháng 5, người dân nơi đây sẽ tranh thủ đưa nước vào ruộng để canh tác. Nước tràn về khắp lối, bao phủ trên khắp thung lũng, đổ từ ruộng cao xuống ruộng thấp hơn. Vào mùa nước đổ ải này, Hoàng Su Phì tựa như một tấm gương khổng lồ nằm giữa đất trời bao la, phản chiếu bầu trời và những tia nắng rựa rỡ, tạo ra một khung cảnh vô cùng đẹp đẽ và long lanh.

2. Hoàng Su Phì mùa lúa chín


Mùa lúa Hoàng Su Phì mỗi năm chỉ có duy nhất một vụ vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch. Đây là thời điểm Hoàng Su Phì đẹp nhất với những cánh đồng lúa ngả màu vàng óng ánh, đung đua trong gió. Đứng trên cao nhìn xuống, nơi đây tựa như một tấm thảm dát vàng, phảng phất hương thơm của lúa mới. Bạn có thể tận hưởng cảm giác được đi dạo quanh những cánh đồng lúa chín vàng, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, hít hà những hương thơm dịu nhẹ của lúa mới hòa quyện vào sự bình yên của núi rừng.

3. Hoàng Su Phì đẹp dung dị trong mắt các nhiếp ảnh gia


Hoàng Su Phì hiện lên huyền ảo, hoang sơ nhưng cũng mộc mạc, gần gũi và đầy cảm xúc qua những bức ảnh của họ. Các tác phẩm của hai nhiếp ảnh gia đem đến cho người xem cảm nhận về sự hùng vĩ và trữ tình của những thửa ruộng bậc thang chảy tràn từ ngọn núi này đến ngọn núi khác, tựa như chiếc thang nối từ mặt đất đến bầu trời.

4. Những cánh đồng miên man ánh nước


Mỗi mùa, họ đều ghi lại được nét đẹp riêng của ruộng bậc thang - một hình thức canh tác đặc thù từ lâu đời của người dân bản địa và cũng là “đặc sản” của Hoàng Su Phì. Mùa nước đổ, người ta phải ngỡ ngàng trước các cánh đồng miên man ánh nước bàng bạc như những tấm gương tự nhiên nối tiếp nhau trải dài dưới mặt đất. Đến mùa lúa chín, cả một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt người xem. Các bậc thang vàng óng như những lớp sóng đổ từ đỉnh núi, gắn với niềm vui lao động của đồng bào vùng cao, thấp thoáng đây đó là những nếp nhà ẩn hiện trong làn khói rơm rạ.

5. Địa điểm ngắm ruộng bậc thang tuyệt đẹp


Nếu bạn không ngại vất vả và mạo hiểm một chút thì bạn có thể chinh phục ngọn núi Tây Côn Lĩnh để ngắm toàn cảnh ruộng bâc thang từ trên cao nhìn xuống cũng như tận hưởng không khí trong lành của núi rừng. Hành trình có thể dài và khó khăn hơn nhưng một khi đã đứng trên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh ngắm nhìn những ruộng bậc thang, bạn sẽ thấy điều đó thật xứng đáng.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Tháng 7 đi Hoàng Su Phì ngắm ruộng đổ nước

Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng của Hoàng Su Phì ánh lên một màu bạc lấp lánh, tựa như một tấm gương khổng lồ in bóng đất trời, núi rừng miền sơn cước.
Xem thêm: 15 đặc sản Hà Giang làm mê lòng dân phượt

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang. Nhắc đến Hoàng Su Phì người ta nghĩ ngay đến những thửa ruộng bậc thang với màu vàng óng của lúa chín. Thậm chí ruộng bậc thang ở nơi đây còn được công nhận là di tích Quốc gia từ năm 2012. Nếu lên Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, bạn sẽ thấy nơi đây như một tấm thảm trải dải với màu vàng óng hay xanh mướt của lúa mới. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, Hoàng Su Phì lại tựa nhưng một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi rừng Đông Bắc.

Hoàng Su Phì đẹp và bình yên giữa núi rừng Đông Bắc.

Đây là thời điểm lúa đã được gặt xong cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ xuất hiện nhiều, bà con sẽ tranh thủ để đưa nước vào ruộng, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, những thửa ruộng như khoác lên mình một tấm áo mới, lấp lánh ánh bạc dưới nắng. Những thửa ruộng đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh theo những triền đồi, lưng núi khiến những vị khách phương xa đến không khỏi ngỡ ngàng. Đến đây bạn mới thấy bàn tay con người kỳ diệu đến nhường nào. Để canh tác được trên những thửa ruộng bậc thang như này bà con nơi đây phải tốn không biết bao nhiêu công sức. Có lẽ cũng bởi thế mà sau mỗi vụ mùa họ lại làm lễ tạ ơn đất trời đã cho họ một vụ mùa no đủ, bội thu.

Đường lên Hoàng Su Phì giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều, cách Hà Nội khoảng 300 km và đường rất đẹp, những cung đường uốn lượn ngút tầm mắt. Từ Hà Nội bạn theo QL2 đi qua Tuyên Quang là đến Hà Giang. Con đường từ ngã 3 Tân Quang lên Hoàng Su Phì được xem như “cửa ải” của cung đường này. Những khúc cua tay áo nối tiếp nhau vô cùng nguy hiểm nhưng cũng lại rất hùng vĩ và nên thơ. Bởi vậy mà nơi đây còn là điểm đến được những kẻ ưa xê dịch, ưa khám phá hẹn nhau mỗi khi vào mùa. 

Bà con tranh thủ dẫn nước vào các thửa ruộng. Ảnh: Thanh Hà

Hoàng Su Phì đẹp bởi sự yên bình giữa mênh mông đất trời và đẹp bởi sự thân thiện, dễ mến của những người dân lao động chân chất nơi đây. Thế mới nói đến đây bạn không chỉ được “mãn nhãn” bởi sự tạo hóa của thiên nhiên, bởi những thành quả lao động đáng ngưỡng mộ của con người mà đến đây bạn còn được tìm hiểu, trò chuyện với những bà con dân tộc về văn hóa, về cuộc sống giản dị nơi đây. Sự an yên, trong lành của Hoàng Su Phì chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi, lo toan sau những chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng nơi phố thị đầy bon chen, xô bồ.

Bạn có thể chạy xe máy hoặc ô.tô Nếu muốn bảo toàn sức khỏe và tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể đi xe khách từ Hà Nội lên Hà Giang. Từ Hà Giang bạn bắt tiếp một lượt xe nữa lên Hoàng Su Phì, hoặc thuê xe máy từ Hà Giang để khám phá trọn vẹn những cung đường nơi đây. 

Tìm hiểu về văn hóa, lối sống của bà con nới đây cũng là một trải nghiệm rất thú vị. 
 
(Theo NgoiSao)

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Mùa lúa dát vàng ở Hoàng Su Phì

Lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, ánh lên trong nắng làm mê mẩn bước chân của du khách khi một lần bước tới Hoàng Su Phì, Hà Giang. 


Tháng 10, những thửa ruộng bậc thang trên vùng cao Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang lại bước vào mùa lúa chín. Khi màu vàng quyến rũ của lúa phủ kín mọi nơi cũng là lúc các phượt thủ lại náo nức lên đường để ngắm cảnh đẹp.


Không chỉ hấp dẫn du khách trong nước, nhiều du khách quốc tế cũng lặn lội tìm đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo này. Những nghệ sỹ nhiếp ảnh coi đây là địa điểm lý tưởng để sáng tạo nghệ thuật…


Đứng trước khung cảnh bao la, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi được ngắm hàng nghìn thửa ruộng bậc thang trải đều tít tắp, uốn lượn bao quanh những sườn đồi, lưng núi, lung linh dưới làn mây, tia nắng hệt như một bức tranh sống động.


Những bức tranh ấy ngỡ như thể sự sắp đặt của tạo hóa nhưng lại được tạo ra bởi công sức của những người nông dân nhỏ bé nơi đây.


Được công nhận là di sản cấp quốc gia từ năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ngày càng trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách khắp nơi tìm đến.


Rất nhiều công ty du lịch đã lên kế hoạch xây dựng thêm nhiều tuyến tour, mở rộng thêm các điểm dừng chân tại những nơi có cảnh đẹp để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan mỗi khi mùa về.


Một số địa điểm bạn có thể chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này là xã Bản Phùng, xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, xã Hồ Thầu...

Xuân Hỷ

Bài đăng phổ biến