Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đi bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đi bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

7 bước chuẩn bị để có chuyến leo núi an toàn

Nghiên cứu kỹ điểm đến và rèn luyện thể lực mỗi ngày để có sức khỏe tốt, giúp nhanh chóng vượt qua mọi trở ngại là những bước đầu tiên cho kế hoạch leo núi.

Leo núi là bộ môn thể thao, đồng thời là hình thức du lịch hầu như dân phượt mạo hiểm nào cũng quan tâm. Mỗi năm, hàng nghìn người lại đổ về chinh phục những đỉnh núi trên khắp thế giới. Để bảo đảm cho chuyến leo núi an toàn, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.

Nghiên cứu tổng thể

Trước khi bắt đầu hành trình, bạn hãy nghiên cứu thật cụ thể, chi tiết về địa hình cũng như kỹ năng leo núi. Làm tốt khâu này, bạn sẽ biết rõ mình đang có những yếu điểm gì và cách khắc phục ra sao. Đọc sách hướng dẫn hay tìm kiếm thông tin từ internet là những nguồn tin hữu ích cho bạn. Trước mỗi chuyến đi, ít nhất bạn phải nắm được điều kiện thời tiết vùng núi đó ra sao hay thời điểm nào khởi hành là phù hợp nhất.

Xem thêm: Các bí quyết cho chuyến leo núi hoàn hảo

Trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn cần ngiên cứu kỹ địa hình cũng như điều kiện thời tiết vùng núi định đến. Ảnh: Chinatrekking.com

Lựa chọn điểm đến

Nếu chưa từng leo núi, bạn nên bắt đầu “sự nghiệp” bằng những ngọn núi quen thuộc, vốn được đa số dân phượt chinh phục trước đó. Độ “dễ” của ngọn núi có thể khiến bạn không thỏa mãn nhưng chúng sẽ để lại nhiều kinh nghiệm, giúp bạn nắm được khả năng và lượng sức cho những chuyến leo núi khác.

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch núi Yên Tử | Ngắm cảnh trên vách đá dựng đứng ở Na Uy

Lên dây cót tinh thần

Một trong những điều quan trọng bậc nhất với bất cứ ai leo núi là phải có tinh thần thép. Sẽ có những trường hợp bạn buộc phải ra quyết định nhanh mà đôi khi chỉ cần sai một ly, đi một dặm. Để luyện tập khâu này, bạn có thể tự đặt ra nhiều tình huống và tìm câu trả lời.

Rèn luyện thể lực

Leo núi cần sức bền tốt với yêu cầu quan trọng là một cơ thể khỏe mạnh. Bạn không thể mang bộ dạng như trong văn phòng cùng chiếc bụng phệ và trèo lên các đỉnh núi. Tập thể dục hàng ngày là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể dần thích nghi với kế hoạch leo núi, đồng thời trở nên săn chắc. Những môn thường được khuyến khích gồm chạy bộ, đi bộ đường dài, nâng tạ, leo núi nhân tạo và thậm chí là cả trượt tuyết.
Quá trình tập luyện chạy bộ, đi bộ đường dài, leo núi nhân tạo và nâng tạ sẽ giúp bạn duy trì thể lực tốt. Ảnh: Chamonet.com

Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ leo núi như đai, găng tay, dây, móc, kính râm, kem chống nắng… có thể dễ dàng mua ở những cửa hàng chuyên dụng. Tốt nhất bạn nên mua hoặc đặt thuê trước chuyến đi ít nhất một tuần. Nhiều vật dụng tưởng chừng như vô ích nhưng bạn đừng nghĩ chúng thừa thãi bởi sẽ không ai biết những tình huống nào có thể xảy đến. Ngay cả khi tất cả số dụng cụ này là đồ đi thuê, vẫn có một vài món nhỏ bạn phải tự mua cho chính mình như giày bốt hay quần áo nhiều lớp.

Xem thêm: 10 vật bất ly thân trên hành trình du lịch

Trao đổi kinh nghiệm với bạn bè

Gia nhập các đoàn leo núi sẽ giúp bạn giảm những rủi ro đáng tiếc khi thực hiện chinh phục các đỉnh cao. Những mối quan hệ, sự hướng dẫn tận tình và cả niềm tin lẫn nhau giữa các thành viên làm bạn hiểu kỹ hơn về điểm đến, kinh nghiệm cũng như độ an toàn.

Mua bảo hiểm

Nếu không sống gần ngọn núi, bạn sẽ phải đặt vé, phòng khách sạn và thậm chí là cả xin visa. Một trong những bước quan trọng là đừng quên mua bảo hiểm. Nhiều quốc gia trên thế giới còn yêu cầu du khách phải có bảo hiểm du lịch mới đồng ý cấp visa. Chúng sẽ bảo đảm cho bạn mức bồi thường với nhiều trường hợp khác nhau, từ mất đồ đạc, chăm sóc y tế đến tình huống xấu nhất như tử vong.

Trần Hằng - VNExpress

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Kinh nghiệm đi bộ - walking tour

Đi bộ (walking tour) là một cách tuyệt vời để khám phá một điểm đến, một vùng đất, một vùng văn hóa, Bên cạnh những lợi ích về mặt thể chất, tiết kiệm chi phí, đi bộ còn giúp cho du khách có được những trải nghiệm thú vị mà các hình thức đi lại khác không có được. Có lẽ chính vì vậy vậy mà hình thức này được dân du lịch bụi rất ưa thích.

Lên kế hoạch đi bộ

Để có thể thực hiện một cuốc đi bộ, việc trước hết bạn cần làm là lên một kế hoạch cho mình, kế hoạch càng chi tiết thì việc đi lại càng dễ dàng.

Thông thường, một kế hoạch sẽ bao gồm: hành trình di chuyển, những điểm du lịch sẽ đi qua, các điểm dừng chân (mua sắm, ăn uống), …

Điều rất quan trọng khi lên kế hoạch là bạn cần phải biết chính xác địa chỉ, vị trí của những địa điểm nói trên vì thế việc có một bản đồ du lịch tốt sẽ giúp bạn rất nhiều.

Nên ưu tiện chọn những bản đồ có đánh dấu vị trí của các điểm tham quan, điểm mua sắm, điểm sắn uống,… để sử dụng (Hầu hết tại các sân bay, các khách sạn, sách hướng dẫn du lịch đều cung cấp những bản đồ kiểu này).

Để được cảm nhận nhận hơi thở của một vùng đất, để được tận tai nghe, tận mắt thấy nhịp sống của người dân bản địa. Hay như ai đó từng nói: Dùng đôi chân để cảm nhận từng nhịp đập (Use your Feet to Feel the beat!)

Chuẩn bị đi bộ

Giày dép

Tùy thuộc vào địa hình và thời gian di chuyển mà bạn hãy chọn cho mình loại giày dép phù hợp. Nếu di chuyển ngắn bạn có thể chọn giày sandal mềm. Nếu đi địa hình đồi núi, giày leo núi sẽ phù hợp với bạn hơn.

Trang phục

Nên ăn mặc đơn giản, thoải mái.

Nếu trong lịch trình đi có thăm quan nhà thờ, chùa, cung điện,.. bạn cần lưu ý không mặc đồ quá ngắn, quá hở hang.

Mang theo nón, áo mưa hoặc áo khoác để phòng trường hợp thời tiết thay đổi.

Hành lý mang theo

Hành lý gọn nhẹ sẽ giúp bạn “nhẹ nhàng hơn” trong quá trình di chuyển. Một chiếc ba lô nhỏ đựng những vật dụng cá nhân gốm: khăn, nước, bản đồ, máy hình, sách hướng dẫn du lịch, thực phẩm (nếu cần),… là đủ.

Một vài chú ý

Vì lý do an toàn, sức khỏe trước khi bạn quyết định chọn đi bộ để khám phá bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về điểm đến.

Không nên di chuyển quá nhiều: Tùy theo kinh nghiệm, tình trạng sức khỏe mà bạn hãy vạch ra quãng đường đi phù hợp cho mình. Với những người mới bắt đầu việc đi bộ 4 – 10km/ngày là phù hợp.

Thời gian đi: Thời gian đi tốt nhất trong ngày là buổi sáng.

Có thể tham khảo trước một số lịch trình đi trên internet, sách hướng dẫn du lịch.

Uống nước nhiều trong quá trình di chuyển.

Xem thêm: 36 giờ trải nghiệm đáng nhớ ở Bangkok.

Các điểm thích hợp du lịch đi bộ

Du lịch Sapa

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi khí hậu mát mẻ ôn hòa quanh năm, ở SaPa còn có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn - địa chỉ cho khách du lịch ưa mạo hiểm muốn khám phá. Các nhà khoa học cho hay, dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” gỗ quý, ngoài ra còn có nhiều loài chim, thú quý hiếm và hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc; 136 loài chim, 56 loài thú, 553 loài côn trùng, trong đó có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Đến SaPa không thể bỏ qua núi Hàm Rồng. Nằm ngay ở thị trấn, nên hầu như tất cả du khách đến với Sa Pa đều không bỏ qua cơ hội trèo lên núi để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của SaPa. Lên núi Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Du lịch Sapa còn có hình ảnh đặc trưng là nhà thờ cổ ở ngay thị trấn. Nhà thờ đượcxây dựng đầu thế kỷ 20. Trước khi đặt những viên gạch đầu tiên cho công trình này, những người kiến trúc sư người Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng. Nhà thờ tọa lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ các hoạt động xã hội. Đặc biệt, nhà thờ ở vị trí trung tâm của thị trấn Sa Pa, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích. Từ đây đi ngược về hướng đông bắc trên đường tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần như hoàn toàn bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ 3 cây số theo hướng bắc là đến động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một trung đoàn. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng, rừng cây lấp lánh...

Đặc biệt, tại thung lũng Mường Hoa có bãi đá cổ gồm 196 hòn chạm khắc nhiều hình họa kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Chúng không chỉ mang các giá trị về mặt mỹ thuật mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, như một bức thông điệp bí ẩn mà tổ tiên gửi lại cho con cháu mai sau. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Từ thị trấn SaPa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, du khách sẽ bắt gặp Thác Bạc với dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m, tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.

Vào mùa thu hoạch lúa chín, những thửa ruộng bậc thang trên khắp rẻo cao Lào Cai đang ánh lên màu vàng óng là điểm hẹn hấp dẫn thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước.

Du lịch Hàm Thuận Nam

Dọc bãi biển Hàm Thuận Nam còn có Hải đăng Kê Gà với độ cao 65m so với mặt biển, lâu nay vẫn là niềm tự hào của ngành du lịch địa phương. Đây là ngọn hải đăng được kiến trúc sư người Pháp Chnavat thiết kế, xây dựng từ năm 1899 bằng đá hoa cương, có 184 bậc thang xoắn ốc. Đặt chân lên hải đăng, du khách sẽ thu vào tầm mắt, một bên là núi Tà Cú với rừng cây trập trùng, một bên là vùng biển xanh ngắt.

Xem thêm: Các bí quyết cho chuyến leo núi hoàn hảo


Bài đăng phổ biến