Hiển thị các bài đăng có nhãn Mông Cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mông Cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Hương vị ẩm thực Mông Cổ quyến rũ từng du khách

Mông Cổ, điểm đến đầy hấp dẫn, thu hút nhiều du khách nước ngoài và cả Việt Nam. Quốc gia này không chỉ là điểm đến độc đáo mà ngay cả văn hóa ẩm thực cũng có nhiều điều để du khách khám phá.

Hương vị ẩm thực Mông Cổ quyến rũ từng du khách

Khorkhog

 Khorkhog

Là thịt cừu hầm trên lửa lớn với cà rốt, hành tây và khoai tây. Đặc sản của món ăn này là trong khi nấu, những viên đá mịn được đặt trong nổi để thúc đẩy quá trình nấu. Món ăn rất lạ với hương vị thịt hòa quyện với rau củ thơm và đậm,  ạn hãy thử thưởng thức để cảm nhận hương vị của nó nhé.

Mutton Kebabs

Mutton Kebabs

Mutton Kebabs, thịt cừu xiên nướng không cần tẩm ướp nhiều gia vị, chỉ cần một chút muối và thái mỏng thịt rồi xiên cùng rau, củ. Vừa ngồi quây quần bên bếp than vừa đợi chúng chuyển sang màu nâu và ướm lên lớp ngoài bóng lưỡng. Vị ngọt mềm tan chảy nơi đầu lưỡi của xớ thịt làm ai đã thưởng thức cũng đều nhớ mãi.

Tsuivan

Tsuivan

Tsuivan là một loại mỳ sợi làm tay của người Mông Cổ. Tsuivan sẽ được nấu cùng với bắp cải trắng, khoai tây, cà rốt và thịt cừu, tuy chỉ có những nguyên liệu như thế, nhưng mỳ Tsuivan lại có khá nhiều cách chế biến đa dạng. Người ta có thể xào mỳ với các loại thịt và rau củ nói trên, hoặc nấu thành mỳ nước, tất cả đều rất ngon.

Boortsog

Boortsog

Đây là một loại bánh tráng miệng với rất nhiều bơ và mật ong được rắc lên lớp vỏ ngoài. Bánh rất ngon, giòn và là món ăn vặt yêu thích của cả trẻ em và người lớn ở Mông Cổ.

Buuz

Buuz

Buuz là món bánh với lớp vỏ bột mỏng với nhân rất đầy đặn bằng thịt bò hoặc thịt cừu được băm nhỏ với hành tây, tỏi và tiêu, và sau đó hấp. Bánh có hình thức tương tự như bánh bao, tuy nhiên, hương vị đậm đà, sắc nét hơn. Có dịp đến Mông Cổ du lịch bạn đừng qua cơ hội thưởng thức món bánh này đấy nhé.

Tổng hợp


Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Dê nướng đá nóng, món ăn quốc hồn quốc túy của Mông Cổ

Vốn là quốc gia gắn liền với hình ảnh của những bộ tộc du mục lớn, nên ngay từ thuở xa xưa Mông Cổ đã hình thành cho riêng mình một nền văn hóa ẩm thực rất riêng biệt, không hòa lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Dê nướng đá nóng, món ăn quốc hồn quốc túy của Mông Cổ

Trong đó, nổi tiếng nhất là phải kể đến phương pháp dùng đá nóng để nấu ăn. Và liên quan đến phương pháp độc đáo này, có một món ăn trứ danh được xem là "quốc hồn quốc túy" của Mông Cổ mà những ai có dịp biết đến đều không khỏi kinh ngạc. 

Boodog - dê nướng đá nóng

Boodog - dê nướng đá nóng

Đó chính là món Boodog. Tên gọi của món ăn này sẽ làm nhiều người lầm tưởng là có liên quan đến thịt chó (dog trong boodog), nhưng hoàn toàn không phải vậy. Boodog thực ra là món nướng, được làm từ dê hoặc marmot - một loài gặm nhắm sống trong hang, phân bố rộng rãi ở cao nguyên Mông Cổ. Món ăn này được hình thành từ thời Thành Cát Tư Hãn, gắn liền với hình ảnh của dân du mục quanh năm sống trên lưng ngựa: hoang dã và không cần quá nhiều dụng cụ để chế biến thức ăn.

Món ăn cần rất nhiều thời gian để chế biến

Món ăn cần rất nhiều thời gian để chế biến

Dù vậy, để làm ra một món Boodog hoàn chỉnh người ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian, tầm hơn 5 giờ đồng hồ. Chưa kể, quá trình chuẩn bị sơ chế nguyên vật liệu cũng cần phải có tay nghề cao, độ chính xác cao, sự khéo léo thượng thừa và yếu tố tiên quyết là phải một cái đầu cực kỳ lạnh. 

Đầu tiên, người ta chọn ra một con dê có trọng lượng và kích cỡ vừa phải từ đàn gia súc của mình. Sau đó, họ sẽ giết nó bằng cách đập vào đầu. Tất nhiên là phải đập sao cho chuẩn xác để con dê chết ngay tức khắc, nếu không, tiếng kêu thoi thóp của nó giữa xứ cao nguyên lộng gió sẽ rất ám ảnh. Tiếp đó, họ treo con dê lên, cắt đứt đầu và tứ chi của nó. Ở những chỗ vừa cắt, họ sẽ cẩn thận rút xương, lóc thịt và lấy hết nội tạng dê ra, chỉ chừa lại lớp da.

Cần phải có kỹ năng chế biến cực kỳ cao

Cần phải có kỹ năng chế biến cực kỳ cao

Quá trình này nói thì đơn giản nhưng sự thật là cần một kỹ năng cực kỳ cao, sao cho phần thân dê không bị chọc thủng. Riêng với phần thịt dê và nội tạng vừa lấy ra được, người chế biến sẽ làm sạch và thái nhỏ chúng rồi để qua một bên. Với thân dê chỉ còn lớp da, họ sẽ cột vết cắt chỗ tứ chi lại bằng dây kim loại cẩn thận và khéo léo để đảm bảo chỗ khâu thật chắc chắn. Lúc này đây, lớp da dê sẽ giống như một chiếc túi rỗng, được gọi là "tulam".

Thịt dê được làm chín bằng đá nóng từ bên trong

Thịt dê được làm chín bằng đá nóng từ bên trong

Người Mông Cổ sẽ dùng muối để nêm nếm sơ tulam. Sau đó, họ lấy những viên đá đã được hơ nóng trước đó suốt 1 giờ đồng hồ cho vào. Đá phải nhẵn, tròn và sạch sẽ; đá nhỏ được cho vào phần rỗng ở tứ chi của "chiếc túi da dê", đá to sẽ cho vào phần bụng dê cùng với thịt, khoai tây, hành tây, nội tạng dê đã được chuẩn bị từ trước. Cứ thế, đến khi lấp đầy tulam thì người chế biến sẽ cột lỗ ở cổ dê bằng dây kim loại, tương tự như khi làm với tứ chi. Lúc này, những viên đá nóng sẽ làm chín thịt dê từ bên trong. Tiếp theo, người chế biến món Boodog sẽ dùng nhiệt tác động thêm bên ngoài, cũng như là thui trụi lông dê bằng một đống lửa.

Nhưng do dưới sự tác động của nhiệt quá lớn cả trong và ngoài, trong khi túi tulam lại bịt kín, nên để tránh việc món Boodog nổ tung trước khi mang ra thưởng thức, thông thường người ta sẽ phải cắt một lỗ nhỏ trên da để tránh nổ và sẽ chọc thêm một số lỗ trên túi tulam suốt quá trình nướng để không khí và chất béo thoát ra ngoài. Số chất béo chảy ra, có thể được hứng lại, dùng uống kèm khi thưởng thức món Boodog thành phẩm ít lâu sau đó. Ngoại trừ những viên đá thì mọi thứ khác đều ăn được khi Boodog chín.

Món ăn dân dã đậm đà hồn người du mục Mông Cổ

Món ăn dân dã đậm đà hồn người du mục Mông Cổ

Món ăn mang hơi hướng hoang dã đậm đà cái hồn của người dân du mục Mông Cổ này, tuy được đánh giá là thơm ngon, giữ được sự đậm đà hoàn toàn tự nhiên của thịt dê thông qua quá trình được làm chín bằng đá nóng từ bên trong.


Nguồn: Mongol Food, Asian Top Recipes, Mongolia Trips

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Mùa thu bình yên trên thảo nguyên Mông Cổ

Quê hương của Thành Cát Tư Hãn vào thu có phong cảnh thanh bình và quyến rũ với những đồng cỏ bạt ngàn, hàng dương trổ lá vàng và các căn nhà lều phảng phất khói chiều.

 

Mông Cổ là một quốc gia ở châu Á, phía bắc giáp Nga, phía nam, đông và tây đều giáp Trung Quốc. Mặc dù có diện tích lớn thứ 19 thế giới, đất nước này lại chỉ có hơn 3 triệu dân (ước tính 2015). Mông Cổ có cảnh sắc mênh mông, vắng lặng rất đặc trưng của nơi chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc.


Mùa thu ở Mông Cổ còn cả rừng cây thông đang dần khô lá, điểm xuyết những hàng bạch dương lá vàng tạo khung cảnh nên thơ.


Du khách có thể bắt gặp những con ngỗng trời bơi lội trong hồ nước lớn và tĩnh lặng. Phía xa là các căn nhà lều của người Mông Cổ và đàn ngựa thong dong gặm cỏ.


Nhóm ngựa sau hành trình chở khách, đồ đạc và hàng hóa đã được nghỉ ngơi, tự do gặm cỏ.


Những đồng cỏ rộng lớn cũng được phủ một màu vàng khi vào thu. Cảnh sắc Mông Cổ vừa hoang sơ vừa cuốn hút, khiến nơi đây là điểm đến hấp dẫn với các du khách thích khám phá.


Du khách đến Mông Cổ có thể thuê ngựa để di chuyển, chọn điểm dừng tùy thích và tổ chức cắm trại, đốt lửa nấu ăn giữa khung cảnh khoáng đạt của thảo nguyên.


Dựng lều ngủ, nghỉ giữa không gian thanh vắng, hoang dã là một trong những trải nghiệm đáng nhớ, làm du khách có cảm giác cuộc sống thật đáng trân trọng.


Nhà lều của người Mông Cổ còn gọi là Ger có truyền thống từ hàng nghìn năm qua. Đặc điểm của chúng là tiện lợi, nhẹ nhàng cho di chuyển, chống lạnh lại thân thiện với môi trường và có khả năng chống chọi cả với gió bão.


Bên trong căn nhà lều không có nhiều đồ đạc, chiếc bếp lò là vật dụng quan trọng nhất. Vào các buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, những làn khói mờ bốc lên từ các căn nhà lều là dấu hiệu cho sự sống nơi đây.


Bơ làm từ sữa bò Yak có bán ở chợ địa phương khá nhiều. Bơ có mùi thơm nhẹ, ít béo như bơ đặc, dùng pha với trà xanh để uống tăng nhiệt và chống lạnh cực tốt. Đây là một trong những đặc sản của người dân du mục ở Mông Cổ.


Hương Chi - Ảnh: Võ Văn Quang

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

6 nét đặc sắc trong cách đón Tết của các nước châu Á

Người Mông Cổ thường dậy sớm trước cả bình minh và mặc quần áo mới, nhóm lửa vào sáng mùng 1 trong khi dân Hàn Quốc lại treo một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa với mong muốn nhận phúc lộc quanh năm.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Tết / Rực rỡ tết Phương Nam

Giây phút tiễn năm cũ, chào đón năm mới với những niềm tin và hy vọng được xem là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong lòng nhiều người. Mỗi quốc gia, dân tộc lại có những truyền thống đón Tết mang nét đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên sự độc đáo riêng biệt từng vùng.

1. Mông Cổ 

Theo tập quán, vào ngày Tết Tsagaan, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Thời khắc giao thừa được người dân Mông Cổ gọi là Bituun, có nghĩa “tối thui” bởi trong đêm này, bầu trời hoàn toàn không có ánh trăng hay sao. Họ sẽ ăn thật no vì tin rằng nếu không làm vậy thì suốt cả năm mới sẽ bị đói.

Vào ngày đầu năm, ai nấy đều dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới và nhóm lửa. Tất cả nam giới sẽ tới đỉnh ngọn đồi hay núi gần đó, mang theo thực phẩm và cầu nguyện. Tiếp theo đó, người dân Mông Cổ sẽ làm lễ xuất hành muruu gargakh.

Dịp lễ đặc biệt này, họ thường tụ tập ở nhà người lớn tuổi nhất trong gia đình để chúc Tết. Trong đó, các thành viên gia đình cầm những dải vải dài gọi là khadag, tượng trưng cho lòng thương và điềm lành. Kết thúc nghi thức, tất cả mọi người cùng ăn món buuz (một loại bánh như bánh bao có nhân là thịt cừu, bò băm nhỏ), uống rượu arkhi và trao nhau những món quà cầu chúc năm mới thịnh vượng, ấm no.


Tết Tsagaan của người Mông Cổ. Ảnh: Hunnutour.com

2. Hàn Quốc

Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc, theo tiếng Hàn gọi là Seollal, thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều dọn sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa nhằm xua đuổi tà ma vì tục truyền tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc

Đặc biệt, người dân Hàn Quốc thường không ngủ trong đêm giao thừa bởi theo truyền thuyết, nếu làm vậy thì khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn. Trong những ngày Tết, nhà nào cũng treo “Bok jo ri”, một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa với mong muốn nhận phúc lộc quanh năm.


Gia đình quây quần trong ngày Tết Seollah của Hàn Quốc. Ảnh: koreaherald.com

3. Trung Quốc 

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian". Theo truyền thuyết, “Nian” là tên một con quỷ luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành. Người Trung Quốc phát hiện ra con quỷ rất sợ màu đỏ và tiếng động mạnh.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc

Từ đó, cứ mỗi dịp năm hết, Tết đến, họ thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối, đèn lồng, dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi quỷ sứ, đồng thời cầu mong muốn một cái Tết vui vẻ, năm mới an lành. Người Trung Quốc cũng bắt chước tiếng chim cuốc kêu. Loài vật này vốn được coi là chim báo hiệu mùa xuân, nhắc nhở mọi người gieo trồng. Bên cạnh đó, họ còn tung hạt giống lên trời với ước mong được mùa trong năm mới.


Sắc đỏ tràn ngập trong những ngày Tết tại Trung Quốc. Ảnh: lifevancouver.jp

4. Singapore

Singapore đón tết nguyên đán khá giống với Trung Quốc. Người dân nơi đây cũng có những truyền thống như trang trí nhà cửa, đường phố với màu đỏ, lì xì trẻ em trong ngày đầu năm hay đến chúc Tết họ hàng, bạn bè.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Singapore

Họ rất quan trọng việc đoàn tụ gia đình vào dịp năm mới. Con cháu dù ở xa tới đâu cũng đều tụ họp đông đủ để cùng nhau đón năm mới. Vào dịp này, người ta hay tặng nhau dứa và cam vì trong tiếng Trung Quốc, chúng được phát âm giống với từ giàu có, hạnh phúc và con cái.


Yu Sheng, món ăn may mắn không thể thiếu trong ngày Tết của người Singapore.

5. Triều Tiên

Trước kia, Triều Tiên đón Tết Nguyên đán vào tháng 10 và 11, gần đây mới chuyển sang mồng 1 tháng Giêng âm lịch như một số nước Đông Á khác. Tết của người Triều Tiên cũng kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy saman (phù thủy) đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc…

Vào sáng ngày 1 Tết, đàn ông phải tới hàng xóm chúc mừng nhau trong khi phụ nữ không được phép tham gia vào tục lệ này. Người Triều Tiên cho rằng gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo cả năm nếu người xông đất nhà họ là phụ nữ. Trong khi cánh đàn ông đi chúc tụng nhau, phụ nữ thường giết thời gian bằng cách chơi một loại cờ dân gian có tên gọi Yut Nori và cùng nhau chia sẻ đồ ăn, ca hát, nhảy múa.


Cơm thuốc, món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Triều Tiên. Ảnh: airasia.com

6. Việt Nam

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất của người Việt. Phần "lễ" cũng như "hội", đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà. Theo tập tục hàng năm, ông Táo sẽ chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Bởi thế, mọi gia đình Việt Nam đều làm mâm cơm tiễn đưa "ông Táo” vào đúng ngày này. Đây được xem như hoạt động đầu tiên của Tết Nguyên đán.

Hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có mai, tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với quả chín vàng mọng, biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và lòng biết ơn với tổ tiên, không thể thiếu mâm ngũ quả. Đây được xem là lộc trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.


Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp trong phong tục ngày Tết của người Việt.

Selina Nguyễn - VNExpress

Bài đăng phổ biến