Hiển thị các bài đăng có nhãn Scotland. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Scotland. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Đặt chân đến những thành phố có mùa thu đẹp trên thế giới

Mùa thu tiết trời mát lạnh, không khí trong lành và cảnh vật dường như bình yên đến lạ. Là thời điểm thích hợp để bạn tặng cho chính mình những chuyến du lịch, hãy đến các thành phố có mùa thu đẹp nhất trên thế giới để được tận hưởng bạn nhé.

Đặt chân đến những thành phố có mùa thu đẹp trên thế giới

Aragon, Tây Ban Nha 

Aragon, Tây Ban Nha

Tại Aragon, nơi bạn có thể ngắm mùa thu đẹp nhất chính là vườn quốc gia Ordesa và Monte Perdido. Bạn có thể chụp ảnh với những hàng cây, con đường tràn ngập sắc vàng, đỏ, ngắm các thác nước rực rỡ sắc màu và có thể bắt gặp những chú nai hoang dã. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên ở vương quốc Tây Ban Nha.

Skye, Scotland

Skye, Scotland

Nơi đây sở hữu tiết trời lý tưởng khi vào thu, chính có lẽ vì thế mà khách du lịch tìm đến với nơi này vào mùa thu rất đông. Những gam trầm đầy cuốn hút được tạo nên bởi các loài hoa, không chỉ có thể còn có những vách đá muôn hình vạn dạng. Tất cả những điều ất tạo nên một bức tranh thu đầy tuyệt hảo.

Paris, Pháp

Paris, Pháp

Đến Paris vào mùa thu được xem là thích hợp nhất, cảnh sắc nhẹ nhàng và giá thành du lịch lúc này rẻ hơn nhiều. Bức tranh thu tuyệt đẹp của Paris được tạo nên từ khu vườn Cung điện Hoàng gia và Cung điện Versailles, khi chúng khoác lên mình tấm áo rực rỡ của cây cỏ. Đủ để bạn phải đắm say và quay lại nơi này một lần nữa.

Seoul, Hàn Quốc

Seoul, Hàn Quốc

Thủ đô Seoul khi vào thu cũng mang một chút gì đó khá yên ả và nhẹ nhàng. Trên những con phố cũng rợp bóng lá vàng lá đỏ nhưng để có một không gian thu thật sự bạn hãy đến rừng Seoul, một trong những nơi lý tưởng nhất để đi tản bộ tại Hàn Quốc với không gian rộng lớn, thoáng đãng thích hợp để tụ tập bạn bè vừa ngắm cảnh vừa uống trà. Ngoài ra bạn hãy ghé đến các các cung điện như Gyeongbokgung, Changyeongung hay Changdeokgung lá thu vàng đỏ phủ bóng lên những mái ngói cổ kính, hay những đoạn đường tường đá bên ngoài cung điện cũng có thể đem đến cho bạn những góc hình đẹp xuất sắc đấy, hứa hẹn sẽ đem đến những điều tuyệt vời cho chuyến du lịch của bạn.

Tổng hợp

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Gọi tên những con đường mua sắm tại Châu Âu

Bạn là tín đồ yêu thích mua sắm, thích được sở hữu những bộ sưu tập độc đáo. Đến du lịch tham quan các con đường được mệnh danh là thiên đường mua sắm tại trời Âu chắc chắn sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng.

Gọi tên những con đường mua sắm tại Châu Âu

1. Con đường Bahnhofstrasse, Thụy Sĩ 


Con đường Bahnhofstrasse, Thụy Sĩ

Đây là con đường của các cửa hàng thời trang cao cấp trong thành phố Zurich. Khu vực này là nơi mua sắm nổi tiếng nhất trong tất cả các địa điểm du lịch và mua sắm khác ở Zurich. Bạn hãy đến và lựa chọn cho mình những bộ trang phục có thiết kế đẹp nhất nhé, mua về làm quà cho người thân và bạn bè sẽ rất ý nghĩa đấy.

2. Phố Nine, Hà Lan


Phố Nine, Hà Lan

Phố mua sắm Nine nằm ở quận Jordaan, được tạo thành từ ba con đường duyên dáng đan xen với các kênh rạch. Khách du lịch sẽ tìm thấy rất nhiều các cửa hàng độc lập bán tất cả mọi thứ từ đồ trang sức làm bằng tay cho đến thời trang cổ điển sang trọng. Bạn hãy dành thời gian để uống cà phê tại một trong nhiều quán cà phê bên kênh để có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu phố thú vị này.

3. Phố Shambles, Anh


Phố Shambles, Anh

Phố Shamples nằm ở trung tâm thành phố York, được mệnh danh là con phố Trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu. Trước kia con phố này là khu phố buôn bán sầm uất với những mặt hàng chính như lợn, bò, cừu… Sau này con phố đã được sửa sang, nhưng vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc đặc trưng thời Trung cổ. Giờ đây phố Shamples không còn là điểm kinh doanh buôn bán thịt nữa mà trở thành một địa danh du lịch hấp dẫn của thành phố York với những cửa hàng bán đồ lưu niệm, sách, bánh…

4. Phố Prince, Scotland


Phố Prince, Scotland

Đây là một trong những con phố mua sắm thanh lịch và mang tính biểu tượng nhất trên thế giới. Phố Prince đã là một điểm mua sắm nổi tiếng kể từ đầu những năm 1800. Đến đây, bạn sẽ tìm thấy các cửa hàng bách hóa lớn, các nhà hàng đặc sản, các tòa nhà lịch sử và cả những khu vườn đô thị xinh đẹp nơi khách có thể nghỉ chân sau khi mua sắm. Chắc chắn rằng nơi đây sẽ không làm bạn phải thất vọng, sẽ là những kỷ niệm đẹp trong chuyến đi.

5. Phố Galeries Royales Saint, Bỉ


Phố Galeries Royales Saint, Bỉ

Được biết đến là con phố mua sắm đầu tiên ở Châu Âu. Đường phố này còn nổi tiếng với các di tích và các tòa nhà có niên đại từ 1847. Ngày nay nó vẫn là một trong những phố mua sắm đẹp nhất châu Âu, với các cửa hàng cao cấp, đồ nội thất cổ, các cửa hàng socola sang trọng và một số bộ sưu tập các nhà hàng và quán cà phê. Đến đây bạn sẽ bị thu hút một cách khó cưỡng lại.

Tổng hợp


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

5 món kem nhất định không thể bỏ qua khi du lịch Châu Âu

Trong những ngày nắng nóng, kem luôn là món ngon khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị hấp dẫn và cảm giác mát lạnh. Kem là món ăn phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.

5 món kem nhất định không thể bỏ qua khi du lịch Châu Âu

Bên cạnh những đặc sản quá nổi tiếng cần phải thử khi du lịch Châu Âu thì cũng đừng bỏ qua các món kem ít ai biết đến này. Bạn sẽ phải thích thú với sự độc đáo trong tạo hình cũng như hương vị của các món kem Châu Âu này đấy.

Caffè e Gelato, Đức

Caffè e Gelato, Đức

Đây không phải là kem được làm theo dạng mì Ý spaghetti mà là một món kem riêng biệt, tuy nhiên nhiều người sau này vẫn hay gọi nó là kem mì Ý. Theo trang Bringme, những đứa trẻ Đức lớn lên với một niềm yêu thích đặc biệt với món kem này. Đó là kem vanilla cùng với whipped cream được ép thành dạng sợi, ăn cùng với sốt dâu tây cùng socola trắng. Bạn có thể tìm thấy món kem này ở khắp Berlin.

Avo-lato, Anh

Avo-lato, Anh

Ghép từ chữ Avocado (bơ) và gelato (kem gelato), món avo-lato này là một món kem độc đáo có hình quả bơ trông "y như thật". Đây là món kem độc đáo chỉ được bán duy nhất ở Snowflakes Luxury Gelato (London, Anh Quốc). 

Kem được làm 100% từ quả bơ tươi và được để vào trong vỏ quả bơ thật, phần hạt được làm từ dầu lanh flaxseed và bơ đậu phộng. Đặc biệt, món kem này hoàn toàn thuần chay, không có chế phẩm từ động vật.

Gelato Florence, Italy

Gelato Florence, Italy

Nếu đã đến Ý thì nhất định không được bỏ qua món gelato siêu kinh điển rồi. Gelato là một món kem truyền thống kiểu Ý, với kết cấu dẻo, mịn và ít lạnh, cứng hơn kem bình thường. Các món gelato luôn luôn có sự bóng bẩy hấp dẫn. 

Nói đến gelato Ý thì nhất định phải thử gelato ở vùng Florence của nước Ý mới được. Gelato ở đây thường được làm tại nhà với độ tươi ngon hiếm thấy, thậm chí dẻo đến mức bạn có thể kéo dài kem trong một khoảng nhất định đấy.

Kem mayonnaise, Scotland

Kem mayonnaise, Scotland

Ai nghe đến đây hẳn cũng phải kinh ngạc, rằng ý các bạn là cái loại sốt mayonnaise dùng để trộn salad, chấm khoai chiên, chấm đồ rán các kiểu ấy à? Có loại kem như thế sao? Đúng là có đấy, món kem mayonnaise cực kì phổ biến ở Falkirk, Scotland. 

Nếu bạn đang băn khoăn thì điều này có thể thay đổi suy nghĩ của bạn: mayonnaise thực ra chỉ là trứng, dầu và một ít giấm mà thôi. Từ lâu, nhiều quốc gia phương Tây đã dùng mayonnaise trong một số công thức món ngọt như cookies, cake để tăng độ ẩm và hương vị béo. Kem mayonnaise thực ra là một vị khá... bình thường đấy. Đừng ngại thử món kem béo ngậy, hấp dẫn này nếu có cơ hội nhé.

Kem Éclair, Anh

Kem Éclair, Anh

Dù vẫn trong lãnh thổ Anh Quốc nhưng biến tấu của món kem cùng món bánh ngọt nổi tiếng nước Pháp đã đưa mọi người chu du đến Paris xa xôi chỉ bằng hương vị của nó. Món kem Éclair là sự kết hợp giữa vỏ bánh éclair và kem lạnh. Thay vì nhân kem custard bên trong, người ta đã cho kem lạnh vào rồi phủ thêm một lớp socola đen hoặc trắng bên ngoài. 

Tuy nhiên điểm đặc biệt của món này có lẽ nằm nhiều ở phần topping, là các viên kẹo nhỏ vị socola dát vàng, vị cánh hoa cùng các loại hạt khô. Những chiếc kem này luôn trông rất đẹp mắt, khiến hội "sống ảo" ở Anh Quốc phải mê mẩn.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Thế giới và những tập tục "không tưởng"

Thế giới luôn muôn hình vạn trạng, từ cảnh quan thiên nhiên đến ẩm thực, từ văn hóa, lễ hội đến những tập tục mà ta không thể nào tin đó là có thật.

Ném trẻ cầu may mắn


Tuy đã có quy định cấm nhưng một số tỉnh miền Nam Ấn Độ vẫn giữ phong tục ném trẻ em từ một tòa nhà có độ cao 9m xuống đất. Trước khi cử hành nghi lễ, người ta thường lắc thật mạnh em bé rồi ném xuống một cái chăn lớn đang được giăng phía dưới. Nhiều cha mẹ tin rằng với nghi lễ này, con cái mình sẽ gặp nhiều may mắn và luôn khỏe mạnh.

Tắm cho xác chết


Dân tộc Toraja sống trên đảo Sulawesi, Indonesia có phong tục đào mộ để tắm rửa và mặc quần áo cho người chết. Một số xác chết còn được người dân rước quanh làng. Nghi lễ này có tên là Ma' nene. 

Bó chân gót sen


Những phụ nữ có đôi bàn chân gót sen - tiêu chuẩn sắc đẹp thời phong kiến, nay chỉ còn sót lại ở huyện Weining Yi, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Phong tục này có nguồn gốc từ thời nhà Tống, khi vua yêu cầu phi tần bó chân để múa điệu múa sen truyền thống. Một thế kỉ sau, phong tục này trở thành trào lưu làm đẹp của tất cả phụ nữ sống trong hoàng cung. Phong tục kéo dài hơn một nghìn năm này trở thành một biểu tượng của cuộc sống giàu sang và phản ánh tình trạng phân biệt giai cấp trong quá khứ tại Trung Quốc

Tắm cô dâu bằng nước bẩn


Các cô dâu ở Scotland trước khi cưới phải chịu một trận tấn công nhớp nháp và bẩn thỉu từ bạn bè và người thân. Cá thối, nước sốt, sữa thiu, bùn, tất cả trộn lại tạo ra một thứ hỗn hợp kinh khủng nhất. Họ quan niệm rằng nếu cô dâu chịu được những thứ kinh khủng này thì sẽ vượt qua những điều khủng khiếp sắp tới mà hôn nhân mang lại. 

Chuyền tay nhau nhổ nước bọt lên bé


Các em bé sơ sinh ở Kenya được chuyền từ tay người phụ nữ này sang người phụ nữ khác và họ sẽ nhổ nước bọt lên em bé với mong ước em sẽ mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. 

Nhúng đầu trẻ con ngập nước để đền tội


Nhân ngày lễ Chúa Giê-xu hiển linh, các gia đình có con nhỏ đã đưa các bé tới Nhà thờ Chính thống giáo Georgia tại thành phố Tbilisi, thuộc nước Gruzia để rửa tội. Vị giám mục bế chắc những đứa trẻ sơ sinh trên tay. Chỉ trong vài giây sau đó, ông nhanh chóng nhúng đầu đứa trẻ xuống chậu nước để rửa tội. Theo đức tin của những người dân Gruzia, giám mục Ilia được coi là một trong những người có uy thế nhất. Vì thế, họ luôn chọn ông làm cha đỡ đầu cho con của họ. 

Điểu táng tại Tây Tạng


Có lẽ không nơi đâu lại có tục mai táng như ở Tây Tạng. Người chết ở đây được mang lên đỉnh núi, nơi tập trung vô cùng nhiều loài chim kền kền, những con chim này có nhiệm vụ tiêu hủy những xác chết đó. Người Tây Tạng cho rằng việc điểu táng này là một sự công bằng với thiên nhiên, thể hiện sự hào phóng của con người, cung cấp thức ăn cho động vật cũng như việc chúng là nguồn thức ăn cho ta trong suốt cuộc đời vừa qua vậy.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

10 loại bánh ngọt truyền thống có thể bạn chưa biết tên

Cùng khám phá 10 loại bánh ngọt truyền thống vô cùng nổi tiếng mà có thể bạn đã nhìn thấy nhưng chưa biết tên nhé! 

Pháp – Galette Des Rois


Galette Des Rois được làm bằng bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt khá phổ biến và bạn sẽ không quá khó khăn để tìm thấy loại bánh Vua này tại các cửa hàng bánh hoặc cà-phê ở Pháp.
Ngoài ra, nó còn được ưu ái với cái tên tiếng Anh “King’s Cake”. Người Pháp sẽ dùng chiếc bánh ngọt này được ăn sau Giáng sing hay trong tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chiếc bánh thường có một hình nộm em bé nhỏ (được cho là đại diện cho Chúa lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong hoặc ở dưới và người nào tìm được miếng bánh có bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và may mắn. 

Nhật Bản – Mochi


Người Nhật Bản cúng bánh Mochi vào các ngày Tết, Tết Trung Thu… để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Họ tin rằng ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Đức – Black Forest Cherry Cake 


Loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ phía Đông Nam nước Đức, khu vực Rừng Đen (Schwarzwälder). Khu rừng này có rất nhiều cây anh đào. 
Theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào, cũng chính vì câu chuyện đó mà Rừng Đen trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Đức. Từ hình ảnh đó, những người thợ làm bánh đã biến tấu các nguyên liệu để cho ra Black Forest Cherry Cake.

Ấn Độ - Mawa Cake 



Bánh Mawa bao gồm sữa, có một chút hương vị của cây bạch đậu khấu và các loại hạt như hạnh nhân hoặc hạt điều. Mawa là sữa đông cứng thu được qua quá trình nấu sữa rất chậm để chất lỏng bay hơi. Đây là loại bánh truyền thống ở Mumbai.

New Zealand và Australia – Pavlova 


Được đặt tên theo tên của vũ công ba lê nổi tiếng người Nga – Anna Pavlova, chiếc bánh ngọt này được tạo ra trong chuyến thăm New Zealand của nữ vũ công. Nhắc tới Pavlova, lập tức người ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: chiếc bánh không làm từ bột mì hay các nguyên liệu ngũ cốc.

Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác. Bên ngoài bánh bao phủ bởi nhiều loại trái cây khác nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ - Revani 


Người Thổ Nhĩ Kỳ làm Revani từ bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh pudding của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì. Sau đó, bánh lại được kết hợp với một loại si-rô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì làm từ đường kính, nước và chanh.

Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt. Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.

Mexico – Tres Leches Cake 


Tres Leches Cake không chỉ là chiếc bánh truyền thống của Mexico mà nó đã trở thành một loại bánh phổ biến ở khắp Nam Mỹ. Tres Leches Cake được ngâm trong ba loại sữa, Sữa sẽ cô đặc và bốc hơi thường xuyên. Lớp kem phía trên cùng dùng để tăng tính hấp dẫn cho món bánh thường được đánh bằng kem hoặc từ lòng trắng trứng đánh bông với đường. 

Italia – Panettone 


Panettone là một loại bánh mì ngọt truyền thống của Italia, bắt nguồn từ phía Bắc của nước này. Panettone là món bánh ngọt tráng miệng không thể thiếu trong những bữa ăn vào dịp Giáng sinh và đêm giao thừa của người Italia. 

Nhân của những chiếc bánh Panettone có thể được làm từ các loại kẹo dẻo trái cây hay nho khô. Thông thường, Panettone ăn kèm với các loại rượu hoặc các loại đồ uống nóng như sôcôla nóng.

Nam Phi – Vetkoek “Fat Cake”


Những người dân Hà Lan nhập cư đến Nam Phi đã mang theo chiếc bánh Vetkoek vào khoảng năm 1800, sau đó chiếc bánh “Fat Cake” đã trở nên phổ biến hơn ở các nước này. 

Bánh có hình tròn nhỏ và chiên trong dầu (có phải vì lẽ đó mà người Nam Phi đã hài hước gọi nó là Bánh Béo). Vetkoek có thể gồm hai phiên bản: bánh ngọt chứa đầy phô mai hay mứt, bánh mặn lại gồm các loại thịt khác nhau.

Scotland – Dundee cake 


Bánh Dundee là bánh trái cây truyền thống của Scotland được làm từ nho khô và cà chua. Ở một số phiên bản Dundee khác bạn sẽ thấy có cả quả anh đào. Chiếc bánh truyền thống của người Scotland xốp, nhẹ và có hương vị rất phong phú. Để thêm hương vị và độ ẩm, người ta thường thêm rượu Whisky Scotland vào bánh.

Cũng như những chiếc bánh truyền thống khác, Dundee thường được người Scotland ăn vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh. 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: Tạp chí Elle Việt Nam 

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Du hành thưởng thức bia và cổ nhạc Scotland

Tiếng vĩ cầm, guitar, Bouzouki, kèn túi Uilleann, rồi đàn Melodion..., tất cả hòa quyện tạo thành những âm thanh réo rắt, thánh thót, nhịp điệu nhanh, dồn dập, tạo một cảm giác mênh mang bất tận như đang đứng trên đỉnh Arthurs ở công viên Holyrood ngay trung tâm Edinburgh, thủ phủ của Scotland.


Và hằng đêm, những giai điệu vui nhộn ấy khởi phát từ các quán bia truyền thống, điểm hẹn lý tưởng cho người yêu âm nhạc, bia và muốn khám phá nhịp sống của người Scotland khi đêm về.

Biển cả, lâu đài, những con phố cổ kính, xám xịt..., tất cả hiện hữu rõ nét dưới chân đỉnh Arthurs lộng gió lúc chiều muộn. Điểm cao này cũng là nơi tiễn biệt ánh hoàng hôn lý tưởng nhất Edinburgh, đưa nhịp sống của thành cổ này bước sang một góc đẹp khác, nơi những làn điệu dân ca, những tâm hồn nghệ sĩ, giới phàm phu hâm mộ điên cuồng giọt vàng của vị bia thơm nức chiết từ đại mạch hảo hạng, cả những kẻ lữ hành lang thang..., tất cả hội tụ về không gian quen thuộc là các quán bia cổ kính, có thể là Royal Mile, Tolbooth Tavern, Royal Oak, Canons Gait, Beehive, White Hart, hay Sandy Bells...

Khi đi trên trục đường chính Royal Mile - "thủ phủ” các quán bia nổi tiếng, hình ảnh những người đàn ông Scotland mặc váy caro, đeo kèn túi Uilleann bặm môi buông giai điệu réo rắt đã trở nên quen thuộc. Khi đêm xuống, những giai điệu truyền thống ấy lại thêm thăng hoa từ những quán bia mà mỗi điểm đến lưu giữ một câu chuyện đầy kỳ thú, như Royal Oak, quán bia đầu tiên trong danh sách các điểm nghe cổ nhạc trên cao nguyên Scotland.

Xem thêm : Cô nàng độc thân và video quảng bá du lịch Thái Lan gây sốt


Có nhiều lý do khiến tôi chọn Royal Oak, một trong số ấy bắt nguồn từ trích dẫn thú vị trong Thanh tra John Rebus của tiểu thuyết gia chuyên viết truyện trinh thám Ian Rankin, người Scotland: "Nếu trong huyết quản của bạn đang có những ca từ mượt mà, quyến rũ với khát khao cháy bỏng muốn được thể hiện, hãy đến với Royal Oak, bởi đó là nơi sẽ chẳng ai ngăn bạn làm điều đó”.

Lẽ dĩ nhiên, tôi tìm đến Royal Oak không phải với khát khao hát hò, bởi ở xứ sở xa lạ này, thổ âm bản ngữ đã khiến tôi không ít lần gặp khó trong giao tiếp, chứ chưa dám nói đến chuyện cất cao tiếng hát. Nhưng thứ âm nhạc mênh mang và giọng hát huyền hoặc của miền cao nguyên này khiến tôi tò mò, bởi giai điệu dễ nghe, dù rằng chẳng hiểu nổi ý nghĩa lời hát nếu không có những người bạn dẫn đường chậm rãi giải thích lại.

Royal Oak được giới lữ hành nhận định là một trong những quán bia có trình diễn cổ nhạc hấp dẫn nhất ở Edinburgh, và phàm điều gì có dấu ấn hấp dẫn ở Edinburgh cũng đồng nghĩa là hấp dẫn nhất Scotland. Royal Oak mở cửa từ 11g30 trưa đến tận 2 giờ sáng hôm sau, và thời điểm lý tưởng là sau 21 giờ, bởi đó là giờ của âm nhạc và âm nhạc. Tôi đến Royal Oak từ rất sớm để... giữ chỗ, bởi e rằng độ hấp dẫn theo như những đồn thổi thì khi đến giờ biểu diễn sẽ khó tìm được một chỗ ngồi lý tưởng.


Cả không gian quán có chừng 30 ghế ngồi, lác đác hơn chục vị khách, phía xa trong góc quán là tay guitar luống tuổi thuận tay trái đang cặm cụi chỉnh dây, dạo vài khúc nhạc để làm nóng bầu không khí, nhạc công này tôi có cơ may gặp lại ở quán bia Sandy Bells vào hôm sau. Khách trong quán đa phần là người bản xứ, quen nhau hết cả, nói cười rôm rả bằng phương ngữ nghe đến lạ tai, chỉ có tôi cùng anh bạn trẻ ôm theo cái bị to đùng (sau mới biết trong bị có nhạc cụ gõ gọi là trống tay - Hand Drum, nguồn gốc từ Thụy Sĩ), đến chơi nhạc góp vui là hai kẻ lạ mặt.

Đứng trước quầy bar với hơn chục vòi bia tươi mang đủ tên gọi khác nhau, nhìn bộ dạng, màu da, trang phục... đủ biết ngay tôi là dân lạ mặt, anh nhân viên đứng quầy đã xởi lởi ngay để phá đi sự ngại ngùng của tôi: "Uống Cask Ale đi, bia tươi lên men kiểu truyền thống, lại đây tôi cho thử". Tôi tiến lại gần, theo chỉ dẫn, anh chàng phục vụ cho nếm loại nhẹ nhất có độ cồn khoảng 4,2 độ, vị bia thơm ngát, màu nước ngả ánh vàng sánh thật bắt mắt. Ý đồ vào quán bia nghe cổ nhạc bị đánh lạc hướng khi tôi được nghe diễn giải về bia Cask Ale danh tiếng xứ Scotland.

Thứ bia vàng của dòng Cask Ale có được gam màu trong và đẹp mắt nhờ quá trình lắng lọc, chuyển bình trong giai đoạn ủ men. Đến những loại có nồng độ nặng, vị và màu sắc đậm hơn (có tên cụ thể từng loại nhưng anh phục vụ mách nước bảo đừng để ý tên, cứ uống thấy vị hợp là chọn) chính là dòng bia truyền thống, được chế biến theo phương cách nguyên thủy nhất là cho nguyên liệu lên men tự nhiên, không qua lắng lọc và tiệt trùng, không dùng khí carbon để bơm bia tạo bọt, dân uống bia gọi đó là "bia chuẩn" Real Ale, và ở Anh từng có chiến dịch đề cao loại bia được lên men theo tự nhiên gọi là CAMRA (Campaign for Real Ale), được dân lai rai bia bọt cho ra đời từ năm 1973.

Xem thêm: Khách Tây kể những trải nghiệm khó quên ở Việt Nam


Mải vui bia bọt, đến khi tiếng nhạc rộn ràng vang lên báo hiệu một đêm vui bắt đầu, các thứ bia bọt được gác lại, nhường chỗ cho những bản hòa tấu đậm chất Scotland được thể hiện qua tài nghệ của các tay vĩ cầm Ciàran Ryan, Grant Simpson, Paul Godfray và ngón đàn tay chiêu Ewen Forfar quen thuộc ở Edinburgh.

Một quán bia khác tôi phải ghé trong những đêm ở Edinburgh là Sandy Bells trên góc đường Forrest Hill, nơi tôi gặp lại tay guitar Ewen Forfar và từ đó khám phá ra câu chuyện thú vị về Sandy Bells - cũng là tòa soạn của tờ bản tin Broad Sheet chuyên viết về cổ nhạc Scotland, ra đời từ những năm 1970, do ba nhân vật nổi tiếng của Edinburgh gồm: John Barrow, Ian Green và Kenny Thompson sáng lập, đây cũng là ba nhà tiên phong tạo lập nên Câu lạc bộ Cổ nhạc Edinburgh.

Với dân nghiện cổ nhạc Scotland, từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp, Sandy Bells được ví như thánh địa, hằng đêm tụ họp các nhạc công, ca sĩ, nhà soạn nhạc danh tiếng không chỉ ở Scotland mà từ khắp thế giới, cỡ như Emmy Lou Harris, Eric Idle... Thế nên điều thú vị ở Sandy Bells không chỉ là bia ngon, nhạc hay, câu chuyện thú vị của quán, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu và chan hòa cùng những người có chung niềm đam mê làn điệu cổ nhạc miên man nơi cao nguyên Scotland.

Theo Nguyễn Đình- doanhnhansaigon

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Đến Dumfries ghé thăm nhà thơ Robert Burns

Dumfries, thị trấn nhỏ bình yên, là điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Scotland của bất kỳ ai yêu mến thơ ca, bởi đây là nơi yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu của người con vĩ đại nhất Scotland, nhà thơ Robert Burns.
Xem thêm: Mãn nhãn với những phố mua sắm đẹp nhất châu Âu

Robert Burns và nhà thờ Greyfriars - Ảnh: Kim Ngân

Được mệnh danh là “nữ hoàng phương Nam”, tên gọi đầy nét quyến rũ được một nhà thơ địa phương tên David Dunbar đặt cho vào năm 1857, Dumfries mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh bình của một thị trấn nhỏ ngăn cách bởi dòng sông Nith.

Nhưng hầu như khách thập phương chỉ biết đến Dumfries do nơi đây gắn liền với đứa con tài năng của dân tộc Scotland và bất kỳ quốc gia nói tiếng Anh nào.

Đó chính là nhà thơ Robert Burns với bài thơ Auld Lang Syne nổi tiếng (ý nghĩa bài thơ là sự kết thúc và khởi đầu mới) mà người phương Tây thường cùng nhau hát vang để đếm ngược thời khắc chuyển giao năm mới thay vì bài hát Happy New Year với nội dung u buồn.

Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn là bức tượng màu trắng nổi bật của Robert Burns thời trai trẻ được dựng vào ngày 6-4-1882, nằm ngay trước nhà thờ Greyfriars theo kiến trúc tân Gothic xây dựng năm 1868.

Dumfries từng là nơi cư ngụ của rất nhiều người nổi tiếng như James Matthew Barries - cha đẻ của cậu bé không chịu lớn Peter Pan, nhà soạn nhạc John Law Hume trong bộ phim Titanic… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nhà thơ Robert Burns.

Ngôi nhà nơi gia đình Robert Burns từng sinh sống - Ảnh: Kim Ngân

Bên trong phòng khách của căn nhà Robert Burns, nay trở thành viện bảo tàng, treo chân dung Robert Burns và vợ là Jean Armour - Ảnh: Kim Ngân

Những ngôi mộ cổ trên lối đi dẫn tới mộ của Robert Burns - Ảnh: Kim Ngân

Mộ Robert Burns màu trắng nổi bật giữa sắc màu đỏ cũ kỹ, rêu phong của nhà thờ St Micheal - Ảnh: Kim Ngân

Tượng người vợ Jean Armour (1765-1834) dựng tháng 9-2004, nằm cách không xa nhà thờ St Micheal - Ảnh: Kim Ngân

Burns (1759-1796) còn có tên khác là Rabbie Burns, sinh ra và lớn lên tại làng Alloway vùng Ayrshire, là anh cả trong gia đình làm nông có bảy người con.

Dù người cha William Burness và mẹ Anges Broun đã cố gắng hết sức làm lụng vất vả nhưng cuộc sống của gia đình Burns vẫn thường xuyên lâm vào hoàn cảnh túng thiếu.

Do không có điều kiện kinh tế đến trường học nên phần lớn học thức của anh em nhà Burness là do cha và người thầy John Murdoch mở trường tư giúp đỡ những gia đình nghèo trong vùng dạy dỗ.

Tài năng của Burns xuất hiện từ thuở thiếu thời, khi những tháng ngày lăn lộn trên ruộng đồng khiến trái tim ông bắt đầu cảm nhận cuộc sống theo một cách hoàn toàn khác những nông dân trong vùng. Và những vần thơ đầu tiên đã ra đời.

Trước khi mất, người cha William đã vô cùng lo lắng cho tương lai đứa con cả. Nhưng Burns đã vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, những vụ mùa thất bát với một quyết tâm và niềm đam mê mãnh liệt cho thơ ca.

Cuối cùng những nỗ lực sáng tác không ngừng và tìm kiếm nhà xuất bản của ông cũng đã được đền đáp. Burns mất khi chỉ mới 37 tuổi và trong 5 năm cuối đời ông dành thời gian sống tại Dumfries với những sáng tác nức lòng người mến mộ.

Hiện nay con đường ngay trước ngôi nhà đá sa thạch đỏ gia đình Burns từng sinh sống được đặt theo họ của ông.

Là một nhà thơ đa tình, Robert Burns có tổng cộng 12 người con với 4 người phụ nữ khác nhau và cậu bé út Maxwell được sinh ra vào chính ngày cha mất.

Mộ của ông được đặt trong khuôn viên sân vườn của nhà thờ St Michael cách đó không xa.

Cầu Mới (New Bridge) trên đường Buccleuch nổi bật giữa một ngày trời nắng đẹp - Ảnh: Kim Ngân

Old Bridge mùa đông - Ảnh: Kim Ngân

Vẻ đẹp Old Bridge từ các góc nhìn - Ảnh: Kim Ngân

Cây cầu St Michael bắc qua dòng Nith - Ảnh: Kim Ngân

Để có cái nhìn rõ hơn về cuộc đời gắn bó của Burns với thị trấn, du khách đừng quên ghé qua Trung tâm Rober Burns, vốn là một ngôi nhà cổ có từ thế kỷ 18 nằm trên đường Mill Road nổi bật giữa màu xanh cỏ cây và dòng sông Nith êm đềm.

Dumfries còn có một nét rất riêng, ấy là những cây cầu bắc trên dòng sông Nith mang lại vẻ đẹp rất bình dị cho thị trấn.

Mỗi cây cầu mang một dấu ấn riêng mà chỉ cần ngắm chúng qua mỗi mùa, khi hai bên bờ sông vàng sắc hoa thủy tiên và trắng tinh khôi của hoa giọt tuyết, hay khi mùa đông tuyết rơi như cơn mưa nhuộm trắng lòng sông lẫn cây cầu cũng đủ khiến lữ khách nao lòng.

Cầu Devorgilla còn gọi là cầu Cũ - Old Bridge - được đặt theo tên của mẹ vua John Balliol. Có từ thế kỷ 13, ban đầu Old Bridge là cây cầu gỗ, sau đó được thay thế bằng cầu mới vào thế kỷ 15.

Đây là một trong những cây cầu cũ kỹ nhất của Scotland với cấu trúc như mái vòm theo lối Gothic. Hiện nay cây cầu này chỉ dành riêng cho người đi bộ.

Một góc thị trấn Dumfries - Ảnh: Kim Ngân

Món khoai tây nướng khá phổ biến trong ẩm thực Scotland - Ảnh: Kim Ngân

Lang thang bước giữa thị trấn Dumfries, du khách sẽ vấn vương dấu ấn hoài cổ của những ngôi nhà xây dựng bằng đá sa thạch đỏ có từ thế kỷ 17 và sự tĩnh lặng vốn có của những thị trấn nhỏ ở Scotland.

Không nên bỏ qua đường High Street, trung tâm thị trấn với các cửa hàng san sát nhau và đài phun nước màu đỏ nổi bật được xây dựng từ năm 1882.

Về Dumfries, bạn chớ quên kiểm tra trước thông tin các lễ hội vì con người Scotland rất yêu nghệ thuật nên các mùa trong năm (mùa đông sẽ ít hơn) luôn kín lịch cho các sự kiện âm nhạc, phim, ẩm thực… diễn ra.

Hãy ghé Dumfries một lần để cảm nhận vì sao nơi đây được gọi là “nữ hoàng phương nam” của đất nước không thể bỏ qua cho bất kỳ ai đam mê du lịch.
(Theo TuoiTre)

Bài đăng phổ biến