Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Nam Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Nam Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Những đặc sản trứ danh đất An Giang

Có thể nói An Giang là mảnh đất đặt biệt nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vừa mang sự đặc trưng của vùng sông nước miền Tây cho nhiều tôm cá, cây trái xum xuê. Nhưng cũng là nơi có linh khí trời đất với núi cao rừng thẳm cho nhiều sản vật vùng cao. Có thể nói, khi du khách đi du lịch đến miền đất này, ít nhiều cũng nên nếm thử các loại đặc sản, món ăn ngon nổi tiếng.

Những đặc sản trứ danh đất An Giang

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của người miền Tây. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín... Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Bánh Chăm An Giang

Bánh Chăm An Giang

Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm. Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chế hỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.

Cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.

Tung lò mò

Tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò, một món ăn truyền thống của người Chăm. Để làm món tung lò mò, bạn cần có ruột bò, thịt bò, mỡ bò và nhiều gia vị khác như tiêu, tỏi… Món ăn này thường được nướng hoặc chiên, ăn kèm với cơm, làm mồi nhắm cũng khá hấp dẫn. 

Bún cá Châu Đốc

Bún cá Châu Đốc

Bún cá là một trong những món ăn đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang). Một phần bún đầy đủ, chuẩn vị miền Tây gồm nước dùng đậm vị, bún, thịt cá ướp vừa ăn, dùng kèm các loại rau như xà lách, rau chuối, giá đỗ, bông điên điển... Để món ăn thêm phần hấp dẫn, nước mắm chấm cá rất quan trọng, giúp tăng thêm vị giác cho bạn. 

Cơm tấm Long Xuyên

Cơm tấm Long Xuyên

Khác với món cơm tấm Sài Gòn có miếng sườn to, phần thịt sườn trong cơm tấm Long Xuyên đều được cắt mỏng thành từng miếng nhỏ bắt mắt. Ngoài thịt sườn, phần cơm đầy đủ còn có thêm trứng kho cắt lát nhỏ, đồ chua, dưa leo, mỡ hành hấp dẫn. 

Cá lóc nướng trui 

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui không chỉ là món ăn trong bữa cơm gia đình mà còn là mồi nhắm rất "bén" trong các cuộc vui. Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá đồng, thật tươi và được rửa sạch bùn nhớt. Cá được nướng chín vừa, dùng kèm với bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm mắm me. 

Gà đốt

Gà đốt

Khu vực hồ Ô Thum (Tri Tôn, An Giang) là nơi nổi tiếng với món gà đốt thơm phức. Đây là món ăn làm nên nét độc đáo trong ẩm thực của vùng đất này. Gà đốt nguyên con với vỏ vàng ươm, nước chấm đậm đà, ăn kèm cùng rau sống là chuẩn vị miền Tây. 

Cháo bò Tri Tôn

Cháo bò Tri Tôn

Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Sau đó, bạn thử gắp ít lá sách chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng nghe dai dai, giòn giòn thật hấp dẫn, rồi tới miếng gan bùi bùi, khoanh phèo nhân nhẫn và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm, không thể chê vào đâu được. Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Suốt 18 năm, thiền viện Đông Lai (huyện Tịnh Biên, An Giang) đã có truyền thống lâu đời làm bánh xèo chay đãi khách thập phương đến cúng viếng. Đến đây, ngoài được thưởng thức món bánh xèo chay miễn phí, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng tận mắt tài nghệ đổ bánh xèo của những phật tử nơi đây.

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nếu bạn nào có dịp đặt chân đến vùng đất “Bảy Núi” linh thiêng, An Giang thì đừng quên ghé nơi đây viếng chùa xem cảnh đổ bánh xèo độc nhất vô nhị và thưởng thức bánh xèo miền Tây giòn rụm miễn phí các bạn nhé!

Chùa Bánh Xèo là cái tên được nhiều người đặt cho Thiền Viện Đông Lai nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sở dĩ có cái tên này là bởi vì ngôi chùa này có truyền thống làm bánh xèo chay miễn phí phục vụ khách thập phương đã 18 năm. Chính vì sự yêu mến và ngưỡng mộ hành động của nhà chùa nên người dân đã gọi tên là Chùa Bánh Xèo với lòng trân trọng đặc biệt.

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào 

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào

Tại Chùa Bánh Xèo, hiện tại có đến 10 đầu bếp tình nguyện làm món bánh xèo chay để phục vụ Phật tử thập phương. Bếp bánh xèo của chùa lúc nào cũng đỏ lửa và không ngớt khách ra vào.

Trong những ngày thường, nhà chùa thường đổ khoảng 2 giàn chảo với số lượng bánh khoảng 300 cái. Những ngày cao điểm như cuối tuần, số bánh có thể lên gấp đôi với 3-4 giàn chảo mới đủ để phục vụ nhu cầu của các Phật từ phương xa.

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Bánh xèo được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, nước dừa, đậu hũ, đậu xanh, ăn kèm với bông điên điển và các loại rau rừng trên núi Cấm. Từ những nguyên liệu chay thông thường có ở nhiều nơi, những đầu bếp của Chùa Bánh Xèo An Giang đã tạo nên món bánh thơm ngon hấp dẫn.

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Trái ngược với không khí trang nghiêm nơi chánh điện, góc bếp của chùa sôi nổi hẳn bởi những người thợ đổ bánh xèo điêu luyện. Bước chân vào gian bếp, ngoài ngửi thấy mùi thơm nức mũi từ những chiếc bánh xèo vàng tươi, có lẽ bạn sẽ có đôi chút "choáng ngợp" bởi "đội quân" đổ bánh hùng hậu gồm 4 giàn chảo, mỗi giàn từ 10-12 cái được xếp theo hình bán nguyệt.

Trong không gian có phần bức bối, chật hẹp, những người thợ vẫn miệt mài cho ra lò 6000 - 7000 chiếc bánh xèo mỗi ngày.

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ dưới sự quản lí của hàng chục tình nguyện viên nên chất lượng vô cùng đảm bảo. Trong đó, mỗi bếp sẽ có từ 2 đến 3 người đổ bánh và 3 người thay thế để phục vụ nhu cầu của phật tử.

Những đôi bàn tay thoăn thoắt lật bánh xèo để "đúc" nên những chiếc bánh xèo thơm ngon, giòn rụm nhất. Từ khuấy bánh đều tay, làm nhân đến canh lửa, lật bánh đều đòi hỏi sự tinh tế của người làm.
Bánh xèo chay, món ngon "đặc sản" của Chùa Bánh Xèo An Giang

Thực khách thưởng thức bánh chỉ việc xếp hàng vòng quanh các giàn chảo, đầu bếp sẽ đổ bánh vào đĩa cho từng người. Và điều đặc biệt là chùa sẽ không nhận lấy dù chỉ một đồng từ hoạt động ăn uống này...

Sự nhiệt tình của các thợ làm bánh khiến du khách cảm thấy rất thoải mái dù phải xếp đợi hàng dài trong không gian có phần chật hẹp.

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Mỗi người sẽ chủ động lấy bánh xèo đem về bàn, tự phục vụ và dọn dẹp sau bữa ăn. Đó chính là tính tự giác -  một nét đẹp văn hóa rất hay ở "ngôi chùa bánh xèo" này.

Bánh xèo giòn tan được cuốn cùng với dăm ba loại rau, chấm với nước mắm chua ngọt đúng điệu miền Tây dân dã, mộc mạc.

Vì là bánh xèo chay nên phần nhân bánh cũng khá đơn giản chỉ với: đậu xanh luộc, đậu hủ, tàu hủ ky, nấm mèo, giá, củ sắn còn vỏ bánh là bột gạo pha với bột giòn ăn kèm với các loại rau rừng trên núi Cấm, đặc biệt là rau kim thất mọc dại theo triền núi nên mùi vị thanh khiết, độc đáo, ít nơi nào có được.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Những món ngon quên sầu miền Tây mùa nước nổi

Miền Tây bước vào mùa nước nổi với những cơn mưa rả rích kéo dài suốt đêm ngày và sau những đợt mưa ấy nước lại đổ trắng cả miền quê chân chất. Đến với miền Tây những ngày này các bạn sẽ được khám phá và trải nghiệm đời sống thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ miền sông nước Cửu Long. Đặc biệt về miền Tây những ngày này, đừng quên thưởng thức những món ăn dân dã, đồng quê nhưng đậm đà đến khó quên.

Những món ngon quên sầu miền Tây mùa nước nổi

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui cũng là món ăn dân dã nổi tiếng xứ Nam kỳ bởi các chế biến nhanh gọn nhưng lại giúp con cá ngọt thịt nhất và thơm nhất. Nướng trui tức nướng mà không tẩm ướp gia vị. Cá lóc còn sống được đâm một cây trúc từ miệng xuống tận đuôi rồi cắm thẳng đứng xuống đất, sau đó dùng rơm để đốt. Khi mùi thơm theo khói toả ra cũng là lúc cá chín tới.

Cá sau khi nướng trui trông đầy than nhưng sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm nức. Cá lóc nướng trui có thể dùng để cuốn bánh tráng, rau rừng chấm nước mắm đồng hay chấm cùng muối ớt (loại muối hột). Tuy nhiên có loại nước mắm me được nhiều người ưa thích, bạn chỉ cần gỡ thịt chấm vào để cảm nhận hết vị vừa mặn vừa ngọt, vừa cay thơm.

Gà ta nướng

Gà ta nướng

Gà ta nướng mọi là ngon khó cưỡng của khách đến thăm miền Tây. Gà đang chạy trong vườn, đuổi bắt rồi cắt cổ nhổ lông. Sau khi làm sạch, chặt miếng to rồi nướng trên vỉ than hồng. Gà nướng mọi không tẩm gia vị, sau khi nướng chín vàng thơm phức, chỉ cần chấm muối ớt đã có thể gặm luôn tận xương.

Canh điên điển nấu cá rô đồng

Canh điên điển nấu cá rô đồng

Canh điên điển nấu cá rô đồng - cái tên gợi nhớ miền Tây từ những ngày tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến hết tháng Chạp. Mỗi năm cứ vào dịp này, điên điển trổ bông vàng đồng, hái về bắc nồi canh cá rô, nêm tí muối tí me, nước sôi bùng thì cho bông điên điển và mớ giá đậu xanh vào. Canh điên điển ăn với cá kho, cá chiên hay chỉ cần chén nước mắm đồng vớt cá canh ra chấm đã đủ khiến bạn mê mẩn. 

Chuột đồng nướng chao

Chuột đồng nướng chao

Những con chuột đồng béo ngậy được làm sạch bỏ đầu và ruột  rồi tẩm ướp chút bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu, tỏi, chao, sa tế, ớt tươi, ớt khô, dầu hào khoảng 20 phút cho ngấm đều rồi nướng trên bếp than được đốt cháy lên đỏ hồng.

Thịt chuột được đảo đều tay, khi nào thấy thịt chuột hơi tái màu, ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp, khi thấy thịt có mùi thơm và cháy sem sém rìa là thịt đã chín. Nếu nướng chuột bằng bếp than, khi ra lò, thịt chuột sẽ dai, thơm, thấm đều vị beo béo của chao, một chút cay của sa tế và mùi thơm của than củi.

Trên tấm lá chuối đã được rửa sạch hoặc đĩa sứ, bày khế chua, dưa chuột, cà chua thái miếng, rau răm, rau thơm và bày chuột nướng chao vào giữa rồi từ từ thưởng thức. Đây là món ăn đậm hương vị của miền Tây mà có lẽ bạn sẽ khó lòng quên được.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Đi đâu cũng “có đôi, có cặp” như các món bánh người Việt

Có những món bánh Việt Nam đi thành đôi và "thuộc về nhau" như một định lý, có món này thì không thể thiếu món kia được.

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo "cặp"? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ "kinh điển":

Bánh chưng - Bánh giầy

 Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ "mẹ tròn con vuông" để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Cụm "bánh chưng bánh giầy" vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.

Bánh trôi - Bánh chay

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!

Bánh bò - Bánh tiêu

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: "Ai… bánh bò, bánh tiêu không…"

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại "phản xạ có điều kiện", nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.

Bánh cam  - Bánh còng

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi "thiên mệnh" này. Những câu rao như "ai bánh cam bánh còng hôn" kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.

Ở đâu có bánh cam, ở đấy có bánh còng, không thể khác đi được.


Nguồn: Internet

Bài đăng phổ biến