Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Hành hương viếng 7 kiểng chùa Huế ngày Tết

Huế vốn là thành phố được mệnh danh là thành phố phật giáo của Việt Nam. Mảnh đất này thu hút du khách không chỉ ở bề dày lịch sử, các điểm du lịch độc đáo mà còn ở vẻ cổ kính, linh thiêng và giá trị tâm linh của rất nhiều chùa chiền ở đây. 

Hành hương viếng 7 kiểng chùa Huế ngày Tết

Chùa Huyền Không 


Chùa Huyền Không

Chùa Huyền Không do Thượng Tọa Viên Minh, hệ phái Theravada (Nam Tông) lập vào năm 1973 tại phía bắc đèo Hải Vân, sau này dời về xã Hương Hồ, huyện Hương Trà. Chùa nổi tiếng với vườn hoa, cây cảnh bonsai, và cả thơ. Về sau sư Giới Đức còn lập ra Huyền Không sơn thượng, trên một ngọn núi vùng Long Hồ, cách chùa cũ khoảng 5 cây số, với vườn rừng rất rộng và cũng trở thành một danh lam thắng cảnh.

Ngôi chùa mang vẻ đẹp huyền ảo, tựa lưng vào núi, trước mặt là hồ với hàng ngàn bông súng đua sắc tỏa hương. Khuôn viên chùa cực kì hữu tình với cây cối xanh mát mắt, những loài cây hoa quý hàng trăm năm tuổi. Đến đây bạn sẽ thăm Chánh Điện, am Mây Tía, Tăng Xá, Chúng Hòa Đường,... và nét độc đáo ở chùa này là cửa Tam Quan giản dị như cổng một ngôi nhà nông thôn bình thường.

Cảnh thanh bình ở Huyền Không Sơn Thượng đã khiến không ít du khách đến đây rồi lại nán lại thêm nhiều ngày nữa chỉ để ngắm cảnh vật yên ả, hư hư ảo ảo đầy quyến rũ, thoát khỏi cuộc sống xô bồ thường nhật.

Chùa Từ Hiếu


Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu được khai sơn trên một rừng thông xanh rì, rộng lớn của xã Thủy Xuân. Khuôn viên của chùa rất rộng, phía trước có khe suối nhỏ chảy suốt đêm lẫn ngày khiến cho cảnh vật nơi đây rất đỗi thơ mộng. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa lớn, nổi tiếng ở Huế, được xây dựng vào những năm 1896 thời phong kiến được lựa chọn làm nơi lưu giữ kinh tượng của vua chúa trong tòa tháp 3 tầng trước cổng chính. Cổng chùa được thiết kế theo dạng mái vòm, khuôn viên có đường lát gạch dẫn vào chính điện, trước cửa chính điện là hồ sen hình bán nguyệt, nước trong, cá tung tăng bơi lội trong hồ. Chùa Từ Hiếu có ba căn bên cạnh thờ Tả quân Lê Văn Duyệt cùng ngựa gỗ và đại đao của ông.

Ngoài cảnh trí tuyệt vời, xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn và đây là nơi duy nhất mà các quan thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn an nghỉ. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố của Huế nên nơi đây thừơng là nơi hẹn hò của giới trẻ, là điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.

Chùa Thiên Mụ


Chùa Thiên Mụ

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế, tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Chùa hình thành năm 1601, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, rất nhiều du khách đến đây đều dành thời gian tìm về chốn tín ngưỡng - mơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ đẹp tự nhiên hiếm có và sau nhiều lần mở rộng quy mô, tôn tạo, chùa Thiên Mụ trở thành ngôi chùa nổi tiếng cầu duyên, cầu an lành... nức tiếng gần xa, đi vào văn thơ, ca từ của văn nghệ sĩ. 

Chùa Từ Đàm


Chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm là ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế tọa lạc tại đường Sư Liễu Quán, phường Trường An. Ngôi chùa là sự hài hòa kiến trúc giữa cũ và mới, giữa cao rộng và cổ kính trang nghiêm.

Ngôi chùa này cổ mà không cổ, cổ là ở lịch sử lâu đời của nó, ngôi chùa được khai sơn vào giữa thế kỉ 17. Còn không cổ là ở kiến trúc mang tầm vóc hiện đại nơi đây, ngôi chùa mang kiến trúc ba gian hai chái và hai bên có lầu chuông, lầu trống. Bên phải ngôi chùa là nhà khách và phòng tăng, phía trước là vườn hoa. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được phong phạm u tịnh của chốn đất phật linh thiêng này. Hàng năm cứ đến dịp lễ tết, ngôi chùa này rất đông du khách đến tham quan, sắm lễ cầu khấn những điều mong muốn, cầu may mắn, an lành...

Chùa Thánh Duyên


Chùa Thánh Duyên

Nằm trên núi Túy Vân cạnh cửa biển Tư Hiền, huyện Phú Lộc, chùa Thánh Duyên (còn gọi là chùa Túy Vân) có từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần, được vua Minh Mạng cho xây lại năm 1925. Đây cũng là một ngôi Quốc tự của xứ Huế.

Sau nhiều thế kỷ tồn tại, chùa vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ xưa với điểm nhấn là tòa tháp Điều Ngự nằm trên đỉnh núi Túy Vân. Từ nơi đây, có thể ngắm nhìn khung cảnh mỹ lệ của đầm Cầu Hai bao quanh chân núi.

Chùa Thiền Lâm


Chùa Thiền Lâm

Được xây dựng vào những năm 1966 trên đồi Quảng Tế, theo phái Theravada, ngôi chùa Thiền Lâm này nằm trong số những ngôi chùa đẹp nhất ở Huế nổi tiếng với kiến trúc Phật giáo Miến Điện độc đáo và cuốn hút. Các công trình của chùa đều mang đậm dấu ấn Phật giáo Nam tông, với điểm nhấn là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời, được xây dựng theo phong cách Miến Điện và hai pho tượng Phật niết bàn và Phật cầm bát đứng khất thực đứng trên đỉnh đồi cao. Những bảo vật quý của Phật môn hiện được thờ tại tháp xá lợi của chùa. Từ trên vị trí cao của chùa, bạn còn có cơ hội phóng tầm mắt ra xa tiếp cận những góc khác nhau của đất Huế mộng mơ.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã


Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Nằm cách thành phố Huế khoảng 30 km thuộc địa phận huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiền viện này nằm dựa lưng vào núi, soi mặt xuống hồ Truồi trong xanh thơ mộng. Muốn đi đến thiền viện bạn cần đi thuyền qua hồ Truồi và ngắm cảnh sơn thủy hữu tình không khác gì chốn bồng lai. Muốn lên được chính điện bạn phải vượt qua 172 bậc cầu thang. Khuôn viên ở đây gồm 3 khu vực là Thiền Viện, Tăng Viện và ni viện với hơn 20 hạng mục công trình. Đến nơi đây bạn được đắm mình trong linh thiêng đất phật, sống giao hòa giữa thiên nhiên, tận hưởng không khí mát mẻ giao hòa như Đà Lạt ở giữa xứ Huế. Thiền viện vừa là nơi để bạn tâm linh, để bạn thưởng ngoạn và tận hưởng cảnh đẹp thanh tịnh hiếm có.


Tổng hợp

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Du Xuân săn ảnh Tết

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về người người, nhà nhà lại nô nức đến các địa điểm chụp ảnh Tết đẹp để sắm cho mình những bộ ảnh lung linh nhất.

Du Xuân săn ảnh Tết

Vườn đào Nhật Tân

Vườn đào Nhật Tân, Tây Hồ

Hoa đào là một loại hoa đẹp, sinh trưởng tại khu vực phía Bắc, chỉ nở vào dịp cuối năm khi không khí bắt đầu lạnh dần và nó cũng là loài hoa tượng trưng cho ngày Tết tại Hà Nội. Chính vì vậy mà khi đến Hà Nội chụp hình Tết, bạn đừng nên bỏ lỡ hình ảnh những cánh hoa đào xinh đẹp này nhé. Và một địa chỉ có nhiều hoa đào nhất đáng để bạn đến chụp hình đó là vườn đào Nhật Tân. Sau khi chụp ảnh, bạn có thể mua một vài cành đào về trưng cho không khí xuân thêm ấm áp.

Phố Ông Đồ

Phố Ông Đồ

Hàng năm vào những ngày Tết Nguyên Đán, chúng ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những ông Đồ Già đang say sưa viết chữ thư pháp bên một góc đường tại Nhà văn hóa Thanh Niên hay những công viên lớn tại Sài Gòn. Phố Ông Đồ không chỉ là địa điểm vui chơi, chụp ảnh mà còn là nơi để du khách, nhất là giới trẻ tìm hiểu và quý trọng hơn giá trị của ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Và quan trọng nhất đó là các bạn đừng quên ghé lại để nhờ ông Đồ viết tặng mình những câu chúc Tết Nguyên Đán hay và ý nghĩa nhất tặng bạn bè, gia đình và những người thân thiết nhất của mình.

Bãi lau chân cầu Rào 2

Bãi lau chân cầu Rào 2

Tết đâu chỉ có đào với mai, giới trẻ bây giờ còn thích chụp ảnh với những khung cảnh lạ lẫm hơn và bãi lau là một trong số đó. Ở Hải Phòng có bãi lâu rộng nằm ở chân cầu Rào 2 rất được yêu thích.  Lau ở đây cao và cũng rộng nữa, vì thế sẽ cho bạn những bức ảnh tựa như phương trời Tây vậy. Tết này, hãy rủ bạn bè đến đây và chụp lại những bức ảnh kỷ niệm cực đẹp nhé!

Thung lũng hoa hồ Tây

Thung lũng hoa Hồ Tây

Thung lũng hoa Hồ Tây nằm ở ngã ba Nhật Chiêu – Công viên nước với diện tích hàng ngàn mét vuông trồng đủ các loài hoa rực rỡ sắc màu. Nơi đây được ví như thiên đường của những loài hoa. Nhất là khi mùa Xuân đến, trăm hoa đua nở, khoe sắc lung linh tạo nên địa điểm chụp ảnh Tết đẹp lung linh. Tại Thung lũng hoa Hồ Tây trồng rất nhiều loại hoa đặc biệt như cúc vạn thọ, hoa hướng dương, hoa cải, hoa tuýp điệp, cúc hoạ mi, hoa cánh bướm, hoa xác pháo, dạ yến thảo…

Làng hoa Sa Đéc

Làng hoa Sa Đéc

Làng hoa Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp là nơi thu hút khá nhiều du khách thập phương vào mỗi độ Tết đến. Với hơn 100 loài hoa cùng nhau khoe sắc, nơi đây đã làm say lòng bao nhiếp ảnh gia và nhiều bạn trẻ. Cho ra đời những bộ sưu tập xuân đầy màu sắc. Phía bên này là hoa những khóm hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa dâm bụt vàng đỏ tím… Bên kia là thược dược, tú cầu, lan, mai thủy chiếu. Xa xa là ớt kiểng, mãn đình hồng, kim cúc…đang đua nhau khoe sắc, tất cả cùng hội tụ tạo nên một bức tranh quyến rũ say đắm lòng người. Sau khi chụp ảnh bạn có thể chọn mua vài chậu hoa xinh xắn về trưng Tết cho không khí xuân thêm rộn ràng.
Xem thêm: Làng hoa Sa Đéc rộn ràng khoe sắc dịp Tết đến xuân về

Hồ Gươm và Phố cổ

Phố cổ

Hồ Gươm và Phố cổ cũng là những địa điểm chụp ảnh Tết đẹp được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn muốn có bộ ảnh cổ điển và gần gũi thì đây là điểm đến lý tưởng. Vào dịp Tết, khu vực này được trang trí với nhiều khung cảnh đón xuân độc đáo.

Đi quanh hồ, bạn sẽ cảm nhận được không khí se lạnh rất thơ mộng. Nào các hàng cây xanh vên hồ, nào cầu Thê Húc son đỏ cổ kính, rồi phía xa xa là tháp rùa. Mùa này, các vườn hoa nhỏ cũng bắt đầu nở rộ cho bạn những shoot hình tuyệt vời!

Phố hàng mã Hải Thượng Lãn Ông

Đường Hải Thượng Lãn Ông

Khu phố hàng mã tọa lạc tại quận 5, Tp HCM này là nơi nổi tiếng buôn bán các món đồ trang trí được nhiều người ghé thăm vào các dịp Trung thu, Tết. Tại đây vào dịp Tết thường có bán các loại lồng đèn, đồng tiền trang trí, câu đối nhiều màu sắc nên lên hình sẽ rất đẹp.

Lăng Ông

Lăng Ông

Đây là không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn là niềm tự hào của người dân Nam bộ nên được nhiều người lựa chọn làm nơi chụp ảnh Tết.  Đặc biệt là với kiến trúc cổ xưa mang màu đỏ son tạo nên những bức ảnh chụp vừa nét hoài niệm vừa rộn ràng.
Xem thêm: Làm thế nào để "Trốn Tết" một cách tiết kiệm?

Tổng hợp

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Làng hoa Tân Quy Đông Sa Đéc mùa đón Tết

Nằm về phía bờ Nam sông Tiền cạnh vành đai tuyến tỉnh lộ 848 thuộc thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp, làng hoa Tân Quy Đông hay còn được biết đến với tên gọi làng hoa Sa Đéc là một làng nghề truyền thống với lịch sử thăng trầm cả trăm năm. Nơi đây khắp bốn mùa được bao phủ bởi những thảm hoa rực rỡ đủ muôn hồng nghìn tía khiến khách đến thăm thú ngỡ như lạc vào một thế giới của sắc màu với những hương thơm thanh cao và quyến rũ…


Nép mình bên dòng nước sông Tiền quanh năm gió lộng, làng hoa Tân Quy Đông tuy không phải là kỳ tích của thiên nhiên nhưng nhờ niềm đam mê lẫn tình yêu hoa kiểng của nhiều thế hệ nghệ nhân, lại được kết tinh bởi thổ nhưỡng và nguồn nước trĩu nặng phù sa như dòng sữa Mẹ ươm mầm nuôi dưỡng, đã trở thành vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đất Nam bộ.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa lễ hội


Theo quy luật của tự nhiên, mỗi khi xuân về là muôn hoa đua nở. Ở làng hoa kiểng Tân Quy Đông, do người dân trồng hoa quanh năm nên cả bốn mùa đều mang đậm sắc xuân. Đặc biệt vào dịp gần Tết Nguyên đán, trên khắp mọi nẻo đường nơi đây đều ngập tràn muôn hoa.


Đến làng hoa Tân Quy Đông vào những ngày cận Tết, du khách sẽ tận mắt chứng kiến “trăm hoa đua nở” đúng như cách mà nhiều người vẫn ví von về vùng đất này. Nhiều loại hoa phục vụ Tết như Cúc Mâm xôi, Cúc Đài Loan, Cúc Tiger, Hồng Tam muội, Hồng nhung, Vạn thọ… cùng các loại kiểng như Mai vàng, Mai chiếu thủy, Tùng Nhật, Trang, Thược dược, Kim phát tài, bông Giấy, Vạn lộc, Phú qúy, Thịnh vượng, Hòn ngọc viễn Đông… Không phải không có lý khi có người cho rằng Tân Quy Đông là nơi mùa Xuân đến sớm nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm: Du lịch Hà Giang một mình, nên hay không?


Mỗi năm, làng hoa kiểng Tân Quy Đông đón tiếp hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Du khách đến đây ngoài việc mãn nhãn với các loài hoa đa dạng và phong phú, còn cảm thấy thích thú khi được nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng loại hoa. Hiện nay làng hoa Tân Quy Đông đã trở thành một thương hiệu du lịch, một điểm đến khá lý tưởng cho khách du lịch cả trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến với đồng bằng sông Cửu Long.

Theo aseantraveller

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Bắc

Trong không khí xuân tràn ngập, sau khi dâng hương lễ Phật cầu mong một năm mới an lành, vãn cảnh đền chùa sẽ mang lại cho bạn những phút giây thanh tịnh và yên bình.
Xem thêm: Những điểm đến lý tưởng cho tháng 2

1. Phủ Tây Hồ, Hà Nội

Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội. Hàng năm cứ dịp Tết đến xuân về, nơi đây lúc nào cũng đông đúc, không chỉ là người dân Hà Nội mà nhiều khách thập phương về dâng hương.

Phủ Tây Hồ vào ngày đầu năm luôn tấp nập khách thập phương

Phủ Tây Hồ trước đây thuộc đất của một ngôi làng cổ thuộc kinh thành Thăng Long, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh. Sau khi thắp nhang cầu xin một năm an lành, bạn có thể vãn cảnh phủ, cảm nhận vẻ đẹp của Hà Nội khi hoàng hôn buông trên mặt hồ, một khung cảnh vô cùng thị vị.

2. Chùa Hương, Hà Nội

Cách Hà Nội khoảng 40 km, bạn dễ dàng đi chùa Hương trong ngày. Đây là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947 và được phục dựng lại năm 1988.

Ngồi thuyền trên dòng suối Yến vào chùa Hương

Hằng năm, bắt đầu từ mồng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội chùa Hương. Rất đông các Phật tử từ khắp cả nước đổ về trảy hội, vừa để lễ bái, cầu nguyện, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước.

Thật thú vị khi ngồi lênh đênh trên con đò, xuôi theo dòng suối Yến, cảm nhận vẻ đẹp của đất trời vào xuân.

3. Yên Tử, Quảng Ninh

Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển, nổi tiếng linh thiêng.

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch.


Ngày nay có hệ thống cáp treo nên du khách dễ dàng lên được chùa Đồng mà không tốn nhiều công sức. Vì vậy, không chỉ vào dịp Tết mà khách thập phương tới đây vãn cảnh quanh năm. Từ trên đỉnh cao, bạn có thể phóng tầm mắt thưởng lãm phong cảnh của núi non, mây trời.

4. Bà chúa kho, Bắc Ninh



Đền bà Chúa Kho cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Đầu năm, nơi đây nườm nượp khách đến dâng hương, cầu mong một năm làm ăn thuận lợi. Và cuối năm nơi đây cũng nô nức người đến trả lễ.

Đền nhìn về hướng nam, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi. Đến đây ngoài việc dâng hương, bạn cũng có thể tìm hiểu về lịch sử ngôi đền linh thiêng.

4. Bái Đính, Ninh Bình


Chùa Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Hằng năm, chùa mở vào đầu xuân, đón hàng triệu khách thập phương về dự. Nơi đây hấp dẫn du khách khắp nơi bởi ngôi chùa có nhiều kỷ lục: diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á…

Vãn cảnh chùa, bạn sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh nơi đây, với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây là điểm lý tưởng cho nếu bạn chỉ du xuân trong ngày. 

5. Đền Trần, Nam Định

Mỗi năm vào ngày khai ấn, du khách đổ về chật kín các lối đi. Nhiều người phải chen lấn, dẫm đạp lên nhau để xin ấn.

Cổng vào đền Trần

Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần, mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng.

Tổng hợp

8 điều cần biết về Tết truyền thống của người Hàn Quốc

Cách chào hỏi, tặng quà hay những nghi lễ đầu tiên trong ngày khởi đầu của năm mới là những điều cần thiết trong Seollal - ngày Tết truyền thống ở xứ ở kim chi.

Xem thêm: Chuseok - Tết Trung thu cổ truyền của người Hàn Quốc

Nếu bạn chuẩn bị đi du lịch Hàn Quốc dịp Tết, làm theo những điều sau đây sẽ giúp bạn được cộng đồng địa phương yêu quý.

Lời chào năm mới

Thông thường, khi người Hàn Quốc nói chúc mừng năm mới, câu nói sẽ mang ý nghĩa “chúc bạn nhận được nhiều may mắn và hạnh phúc trong năm mới”. Nó được phát âm là: sae hae bok manhi bah doo seh yo.

Cách tặng quà

Trước Seollal một tuần, người Hàn Quốc thường bận rộn mua sắm quà cho người thân và bạn bè. Những món quà phổ biến bao gồm thịt, bộ quà tặng hoặc tiền mặt. Bên cạnh đó là những món quà phổ thông hơn như cá, hoa quả tươi, nhân sâm, mật ong, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ dùng cá nhân, cá khô và hangwa (một loại bánh truyền thống Hàn Quốc).

Nhân sâm là một loại quà phổ biến trong dịp năm mới với người Hàn Quốc. Ảnh:seoulistic

Nếu bạn muốn tặng tiền mặt, các ngân hàng phát hành các gói quà tặng tiền mặt, bao gồm những tờ tiền mới từ nhiều nước trên thế giới.

Tín ngưỡng dân gian

Người Hàn Quốc tin rằng các hồn ma đến trần thế để đánh cắp giày trong dịp năm mới. Những linh hồn sẽ chọn đôi giày vừa với chân họ và mang đến vận rủi cho người chủ của đôi giày trong cả năm. Vì thế, mọi người thường giấu giày ở những nơi an toàn.

Điều nên làm vào buổi sáng năm mới

Theo phong tục truyền thống, người Hàn Quốc sẽ mua bokjori (rá vo gạo bằng tre) và treo lên tường để mang đến may mắn cho gia đình. Người ta tin bạn mua bokjori càng sớm, may mắn đến với gia đình bạn sẽ càng nhiều.

Trong dịp này, người dân cũng mặc những bộ Hanbok sặc sỡ và đẹp nhất với nguyện ước cho một tương lai tươi sáng. Sau đó, họ sẽ ghé thăm gia đình, họ hàng để cùng nhau ăn mừng ngày lễ.

Charye - phong tục thờ cúng tổ tiên

Charye là nghi lễ cầu nguyện cho sự bình yên và sức khỏe của tổ tiên. Một bàn charye được sắp xếp với nhiều loại hoa quả đủ hình dáng, màu sắc tươi sáng. Người Hàn Quốc cũng có quy tắc bày biện trên bàn thờ riêng, gọi là Jesa Whiz.

Nghi lễ charye của người Hàn Quốc với bàn thờ tổ tiên. Ảnh: jakwave

Các món ăn truyền thống được đặt lên bàn thờ bao gồm canh bánh gạo, mì khoai lang với thịt và rau, sườn lợn sốt, bánh quy truyền thống, hoa quả và nhiều món khác. Sau khi lễ charye kết thúc, mọi người sẽ cùng nhau ăn các món truyền thống với hy vọng những điều tốt đẹp của tổ tiên sẽ được truyền lại cho họ.

Ăn canh bánh gạo Tteokguk

Người dân xứ sở kim chi có thói quen ăn Teokguk - canh bánh gạo vào buổi sáng Seollal đầu tiên với gia đình. Mọi người có thói quen hỏi nhau đã ăn bao nhiêu bát Tteokguk vì họ quan niệm, bạn sẽ lớn thêm một tuổi nếu ăn thêm một bát tteokguk.

Sebae - nghi thức cúi đầu chào

Sau bữa ăn, con cháu trong gia đình sẽ cúi đầu kính cẩn và tặng quà cho ông bà, cha mẹ. Sau đó, những người lớn tuổi sẽ tặng con cháu phong bao lì xì (sebaedon). Nam và nữ có cách cúi đầu khác nhau. Sebae không đơn thuần chỉ là cái cúi chào mà còn là một nghi thức quan trọng trong dịp năm mới.

Các hoạt động gia đình

Với các thành viên trong gia đình, họ thường cùng nhau chơi Yutnori (trò thả 4 que gỗ trên một bàn kẻ ô sẵn), đá cầu, bắn cung và thả diều. Ngoài ra, mọi người có thể cùng quây quần và xem phim.

Người Hàn Quốc chơi đá cầu trong dịp năm mới. Ảnh: visitkorea

Minh Đức (VnExpress)

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

Các quốc gia Châu Á đón Tết cổ truyền như thế nào?

Mỗi quốc gia có một phong tục đón năm mới khác nhau, người Thái té nước vào nhau để cầu may, người Trung Quốc ăn những thực phẩm mang ý nghĩa trường thọ, người Việt Nam lau dọn nhà cửa, mua muối, đi chùa,... cầu năm mới bình an, thịnh vượng với niềm hi vọng mới!

Việt Nam

Người Việt Nam đón tết Nguyên Đán với rất nhiều phong tục thú vị và quan trọng hơn, với một thái độ tích cực nhìn về năm mới. Người Việt cho rằng, những điều họ tin tưởng, làm, hoặc nói trong 3 ngày đầu năm sẽ đại diện cho những việc sẽ diễn ra trong suốt phần còn lại của năm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bạn luôn gặp những khuôn mặt tươi cười, những quà tặng hào phóng và những phong bao lì xì cho người già và trẻ nhỏ.

Ngày Tết ở Việt Nam là ngày đoàn tụ gia đình để thờ cúng ông bà tổ tiên và chúc mừng người thân, bạn bè một năm mới bình an, hạnh phúc

Trước Tết, nhà cửa thường được dọn dẹp sạch sẽ, mọi khoản nợ cũ phải thanh toán hết và trẻ con được mua quần áo mới để năm mới được khởi đầu một cách tích cực. Người Việt Nam thường mua các loại mứt tết, trà ngon, bánh kẹo, hoa quả và rượu để chúc Tết người thân và những người có ơn với mình. Bàn thờ tổ tiên được lau chùi, trang hoàng với mâm ngũ quả, hoa, hương, các loại đồ ăn truyền thống như bánh chưng, canh măng, giò, xôi gấc. Họ cũng thường chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, phát tài và phát lộc.
Xem thêm: 4 lịch trình gợi ý cho dịp Tết

Trung Quốc


Tết âm lịch là một ngày lễ lớn đối trên đất nước Trung Quốc, mọi người chào đón năm mới với những món ăn mang ý nghĩa trường thọ

Năm mới ở Trung Quốc là thời gian để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, bày tỏ sự kính lễ đối với tổ tiên. Có rất nhiều phong tục được người Trung Quốc thực hiện với hi vọng mang lại may mắn. Trước khi năm mới bắt đầu, họ sẽ trả hết các khoản nợ để bắt đầu một năm không nợ nần. Một tuần trước Tết, những người đàn ông trong gia đình làm lễ cúng thần bếp. Đồ cúng thường là các thức ăn ngọt và dính, đặc biệt là mạch nha để làm hài lòng thần bếp nhưng cũng là cách để “dính” miệng thần bếp lại. Bằng cách này, ông sẽ không thể nói được bất cứ điều gì xấu mang lại tai họa cho gia đình. Mọi người mua quần áo mới để mặc. Nhà cửa được dọn dẹp, trẻ em được mừng tuổi bằng các bao lì xì màu đó có chứa tiền. Mọi người chúc nhau một năm mới nhiều tài lộc và cùng nhau ăn các món ăn có ý nghĩa trường thọ như mì hay cá (trong tiếng Trung Quốc, cá phát âm là “yu”, giống như âm của “phong phú”) và bánh niên cao làm từ gạo nếp và đường để mong một cuộc sống giàu có và ngọt ngào.
Xem thêm: 6 điểm đón xuân tuyệt đẹp ở Trung Quốc

Thái Lan

Ngày Tết ở Thái Lan có tên gọi là Songkran. Trong bốn ngày lễ hội, người dân vẩy nước thơm vào người nhau, tượng trưng cho sự trong sạch và đổi mới.

Bạn có thể thấy các hình ảnh hất nước tung tóe một cách vui vẻ vào người nhau trên đường phố Thái Lan vào những ngày đầu năm mới, nhưng ở trong gia đình, phong tục này nhẹ nhàng và chân thành hơn. Những người trẻ tuổi rót chậm rãi nước ướp cánh hoa nhài từ vai xuống lưng hoặc lên tay nngười lớn tuổi trong khi nói những lời chúc tốt lành cho năm mới. Đổi lại, các vị trưởng lão sẽ xin được thứ lỗi cho những lời mắng mỏ khắc nghiệt họ đã sử dụng trong năm qua và đưa ra một lời chúc về sức khỏe và trí tuệ đối với các thành viên ít tuổi trong gia đình. Kết thúc nghi lễ là việc buộc dây quanh cổ tay người kia trong khi đọc một lời cầu nguyện phước lành. Lễ hội Songkran còn bao gồm cả việc lau dọn nhà cửa, rửa tượng Phật bằng nước thơm, đến thăm đền chùa và mang biếu các nhà sư trái cây tươi, áo mới và những món ăn ngon.
Xem thêm: Tour du lịch Thái Lan dịp Tết Nguyên đán

Hàn Quốc

Hàn Quốc ăn mừng cả hai năm mới, nhưng năm mới theo lịch âm, hay còn gọi là Sol ở Hàn Quốc khá trầm lắng và yên tĩnh hơn các nước khác ở châu Á. Không có pháo nổ, không trang trí đầu rồng công phu hay các hoạt động vui chơi lớn, người Hàn quốc đón năm mới trong không gian gia đình, thờ cúng tổ tiên và ăn các đồ ăn ngon.


Người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống trong các buổi họp mặt gia đình hay dạo chơi vào ngày Tết

Mâm cơm truyền thống ngày tết Sol ở Hàn Quốc thường gồm bánh bao, súp dduk good hoặc mandu guk, xôi, mì, trái cây tươi với sự có mặt của đông đủ các thành viên. Món dduk good và mandu gook là hai loại bánh Người dân mặc các trang phục truyền thống, tặng tiền cho trẻ nhỏ và lũ trẻ phải cúi đầu thấp để bày tỏ lòng cám ơn.
Xem thêm: Say đắm lễ hội Hoa Jinhae - Hàn Quốc

Campuchia

Lễ hội mừng năm mới ở Cam-pu-chia có tên gọi là Thmey Chaul Chnam, thường kéo dài trong ba ngày. Trong những ngày này, mọi người phân chia thời gian để vui chơi, ăn uống, và lên chùa cầu nguyện

Tại Campuchia vào ngày đầu tiên trong dịp Tết, mọi người tập trung trước bàn thờ gia đình được trang hoàng với nến, hương, hoa, trái cây, bát nước thơm. Mọi thành viên cầu nguyện cho sức khỏe, hạnh phúc và một năm mới may mắn. Sau đó, họ tắm gội sạch sẽ và đội cỗ lên chùa biếu cho các nhà sư. Sau thời gian làm lễ tại chùa, họ cùng nhau chơi các trò chơi truyền thống và xây một ngọn núi bằng cát trong đền thờ. Ngọn núi càng cao thì mọi người càng có nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Ngày thứ hai, các gia đình tiếp tục làm lễ dâng cơm cho các vị sư, sãi ở chùa vào buổi sáng và trưa. Sau đó mọi tiếp tục đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng với một ngọn ở trung tâm tượng trưng cho vũ trụ. Ngày cuối cùng, các nhà sư sẽ ban phước cho các ngọn núi còn người dân rửa tượng Phật bằng nước thơm. Công việc này sẽ mang lại may mắn, và cuộc sống trường họ cho những người tham gia. Sau khi các bức ảnh Đức Phật được lau rửa sạch sẽ thì mọi người cũng tham gia vào việc tắm gội cho chính mình. Người già, trưởng lão, giáo viên… đều tắm với nước thơm để bắt đầu một năm mới với khuôn mặt và cơ thể sạch sẽ.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Campuchia

Singapore

Với hơn 50% dân số là người Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi người dân Singapore đón năm mới Âm lịch như một ngày lễ lớn

Theo lịch, thời gian nghỉ Tết âm lịch chính thức chỉ kéo dài trong ba ngày, nhưng người dân Singapore thường mất cả tuần nghỉ để ăn mừng, thăm hỏi người thân và bạn bè. Các cửa hàng nhộn nhịp trước Tết, phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân. Nhà cửa lau chùi sạch sẽ, quần áo mua mới để diện tết, mọi thứ đều sẵn sàng cho một năm mới tốt lành. Bữa ăn tất niên thường tăng gấp đôi về số lượng thực phẩm vì đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình sinh sống, làm việc và học tập từ khắp nơi trên thế giới về đoàn tụ. Giống như Trung Quốc, người Singapore ăn những món ăn có ý nghĩa may mắn, phong bao lì xì được tặng cho trẻ nhỏ. Bọn trẻ thường đặt những phong lì xì dưới gối cho đến tận ngày 15 mới mở ra. Điều này đảm bảo một năm mới may mắn, nên cũng đáng để lũ trẻ học cách chờ đợi.
Xem thêm: 10 trải nghiệm miễn phí ở Singapore

Nhật Bản

Trong thời cổ đại, người Nhật Bản cũng tổ chức đón tết Âm lịch giống Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng kể từ khi Nhật sử dụng lịch phương tây vào năm 1873, người Nhật đón tết Dương lịch theo Châu Âu. Tuy nhiên, các phong tục đón năm mới của người Nhật vẫn không kém các nước láng giềng về màu sắc và truyền thống.

Dù người Nhật đã chuyển sang đón năm mới theo lịch dương, nhưng không vì thế mà ngày tết của họ kém màu sắc và truyền thống hơn các nước láng giềng phía Đông

Vài ngày trước tết, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ đạc, thực phẩm, đậu khô được rải trong các phòng để xua đuổi tà ma. Trong đêm giao thường, các ngôi đền, chùa rung 108 tiếng chuông, tương ứng với số hạt trên chuỗi tràng hạt, đại diện cho những khó khăn và nỗi buồn của năm mới đang đi qua. Vào những ngày đầu năm, người dân thường đến viếng thăm đền Shinto hay các ngôi chùa Phật giáo, hoặc ra biển để chứng kiến mặt trời mọc nhằm cầu mong sức khỏe tốt lành trong suốt năm mới.
Xem thêm: Du lịch Nhật Bản qua các món ăn đặc sắc
(Tổng hợp)

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Người H'Mông rộn ràng đón Tết

Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người H'Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết.
Xem thêm: Hồng Ngài - bản nhỏ vùng cao của Sơn La


Tết của người H’Mông rơi vào khoảng cuối tháng 1 (đầu tháng Chạp âm lịch), kéo dài trong 15 ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân tộc.


Khắp bản trên, làng dưới sửa sang lại bàn thờ, nhà cửa, nhộn nhịp giã bánh dày, hong phơi những bộ váy áo mới nhất, đẹp nhất để ăn mừng đón xuân.


Người H’Mông quan niệm bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất. Vì thế trong những ngày Tết không thể thiếu món bánh này.


Bánh dày được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm. Gạo đãi sạch cho lên bếp đồ 2-3 giờ sao cho thật dẻo. Sau đó mang ra máng gỗ và dùng chày gỗ giã. Từ 4 đến 6 chàng trai khoẻ mạnh thay nhau giã. Càng về cuối thì càng phải giã đều và mạnh lên để bánh thật nhuyễn. Bánh giã xong được chuyển ra mẹt đã tráng lòng trắng trứng gà, cho khỏi dính. Mỗi gia đình làm bánh dày ít nhất cũng khoảng 50 đến 100 chiếc. Bánh để được hàng chục ngày mà không bị mốc.


Tết của người H'Mông không thể thiếu gà trống vì theo truyền thuyết, gà trống tượng trưng cho thần Mặt Trời, ban phát ánh sáng và sự sống cho dân gian.


Những người phụ nữ quây quần quanh bếp chuẩn bị nấu các món ngon nhất để tiếp đãi bạn bè.


Sau đó, họ đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô thơm lừng, bánh dày làm bằng nếp nương dẻo mềm.


Tết của người H'Mông cũng có một số tục lệ gần giống người Kinh như: không quét, đổ rác ra ngoài nhà trong 3 ngày đầu năm, trang trí nhà cửa sặc sỡ, mừng tuổi trẻ nhỏ… Tuy nhiên họ cũng có tục lệ độc đáo khác là các bữa ăn ngày Tết không có rau canh, chỉ có thịt lợn, thịt gà. Ngày mồng một, phụ nữ không được cầm kim chỉ, con gái không phải làm việc gì trong 3 ngày tết, chỉ đi chơi, đi hát trong các lễ hội.


Đây là dịp để trẻ em mặc những bộ quần áo đẹp nhất vui chơi các trò truyền thống của mình như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đẩy gậy, đánh cầu lông gà… Ném pao không chỉ là trò chơi mà nó còn ẩn chứa bao điều lý thú.

Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười, còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao.


Đây cũng là dịp để mọi người xích lại gần và hiểu nhau hơn, chung sức xây dựng, phát triển bản, mường.

Quốc Tuấn (VnExpress)

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Du xuân ở khắp mọi miền đất nước

Ngắm sương mù trong khung cảnh lãng mạn của Hạ Long, thả bộ trên những con đường nhỏ hẹp uốn lượn thấm đẫm hương trầm ở Hội An hay xuôi về miền Tây ghé chợ nổi... mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách dịp năm mới.
Xem thêm: Lễ hội xuân tại đất võ Bình Định

Ấm áp ngày Tết Hà thành

Tết là dịp để du khách cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của Hà Nội. Sắc xuân tràn ngập trên phố phường với màu xanh của cây cối, lá dong, màu đỏ của đào bích, sắc hồng của đào phai, vàng tươi của quất, bưởi, phật thủ, cam đường...

Đón Tết ở Hà Nội, bên cạnh việc thưởng thức những món ăn cổ truyền trong mâm cỗ ngày Tết, du khách đừng quên ghé Văn Miếu để cảm nhận không khí rất náo nhiệt của những người đến xin chữ cầu may.

Ngày Tết cũng trở nên ấm áp hơn với sắc đỏ, vàng của giấy viết, của những nét chữ ông đồ và vẻ tươi vui hân hoan của người xin được chữ như ý muốn, cầu mong một năm mới an khang, vạn sự như ý.

Xin chữ đầu năm - một trong những phong tục đẹp ngày Tết.

Ngắm sương mù ở “núi trên biển”

Vào những ngày giao mùa, Hạ Long khoác trên mình một vẻ đẹp trầm lặng và bình yên đến quyến rũ. Giữa cái se lạnh nhẹ nhàng, đứng từ trên boong tàu nhìn về phía xa thấy dải sương lơ lửng đang sà xuống mặt nước, chỉ có những đảo đá nhô lên mờ mờ ảo ảo đẹp nao lòng.

Khung cảnh lãng mạn trên vịnh Hạ Long

Đến Hạ Long, du khách còn được chiêm ngưỡng cuộc sống của những ngư dân làng chài. Đó là hình ảnh nam giới đánh bắt vào mỗi sớm mai, phụ nữ nhóm lửa nấu bữa sáng cho gia đình. Những làn khói bay lên hòa quyện cùng sương mờ bên ánh lửa le lói tạo cho du khách một cảm giác ấm lòng, như xua tan cái lạnh của không gian.
Xem thêm: Vịnh Hạ Long lọt top 10 điểm câu cá thú vị nhất thế giới

Êm đềm phố Hội

Những ngày đầu năm, về phố cổ Hội An thả bộ trên những con đường nhỏ hẹp uốn lượn theo dòng sông Hoài trong không gian thấm đẫm mùi hương trầm để cảm nhận không khí Tết ấm cúng.

Giữa nhịp sống hiện đại, những nét văn hóa truyền thống ngày Tết vẫn vẹn nguyên trong mỗi nếp nhà, góc phố ở đô thị cổ Hội An. Đó là rước lễ vật cầu mùa của cư dân làng rau Trà Quế, thi làm đồ gốm ở làng gốm Thanh Hà hay tập hát bả trạo, cầu ngư của ngư dân các vùng quê biển. Trên phố cổ có nhiều trò chơi dân gian như hô bài chòi, đập niêu đất…

Trong không gian thanh lặng, du khách có thể ghé thăm các hội quán, nhà cổ; đến các ngôi chùa để trao gửi ước nguyện an lành, cùng thưởng thức những món ăn dân dã và ngắm phố cổ lung linh trong ánh đèn lồng huyền ảo.
Xem thêm: 15 bức ảnh Hội An nhìn là yêu

Du xuân sắm Tết

Ghé chợ nổi miền Tây những ngày trước Tết, từ sáng sớm, ghe thuyền đã tấp nập đổ về làm rộn rã cả vùng sông nước. Du khách không cần ghé vào từng ghe để xem hàng họ bán những gì, chỉ cần chèo chậm, thong thả ngang qua chợ, cứ nhìn các nhánh cây bẹo buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Tại đây, du khách có thể mua sắm vô vàn sản vật miền Tây để chuẩn bị cho ngày Tết, từ gạo cho đến rau của quả, trái cây tươi ngon, cho đến các loại thủy hải sản.

Rộn rã không kém là khung cảnh những ngày cuối năm tại các làng hoa ở Sa Đéc. Dọc theo bờ sông Tiền, hàng trăm nghìn bông hoa đủ chủng loại được thương lái đưa đi các tỉnh, nhộn nhịp trên bến dưới thuyền khiến không gian nơi đây tràn ngập sắc xuân. Du khách sẽ thấy nhiều loại hoa với mùi thơm quyến rũ, cảm giác như được thả lòng, được tự do chiêm ngưỡng, hít thở bầu không khí trong lành do con người và thiên nhiên nơi đây mang lại.

Sắc xuân ở làng hoa Sa Đéc.

Bài đăng phổ biến