Hiển thị các bài đăng có nhãn Thượng Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thượng Hải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Chiêm ngưỡng 6 giao lộ mê cung nổi tiếng thế giới

Sự chồng chéo các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến loạt giao lộ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh... được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với tài xế lần đầu trải nghiệm.

Sự chồng chéo các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến loạt giao lộ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh... được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với tài xế lần đầu trải nghiệm.

Cao tốc Diên An, Thượng Hải, Trung Quốc

Là đường cao tốc trên cao nằm ở thành phố Thượng Hải,  cao tốc Diên An được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với các tài xế khi lọt vào “mê cung” bên trong. Nút giao thông gồm 6 cấp cầu phức tạp cho phép hàng nghìn xe qua lại mỗi giờ. Ngoài ra, nơi này còn có đường ngang cho người đi bộ và đường ngang dành cho phương tiện địa phương.

Là đường cao tốc trên cao nằm ở thành phố Thượng Hải,  cao tốc Diên An được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với các tài xế khi lọt vào “mê cung” bên trong. Nút giao thông gồm 6 cấp cầu phức tạp cho phép hàng nghìn xe qua lại mỗi giờ. Ngoài ra, nơi này còn có đường ngang cho người đi bộ và đường ngang dành cho phương tiện địa phương.

Cầu Nam Phố, Thượng Hải, Trung Quốc

Đường cao tốc vành đai trong từ giao lộ Diên An dẫn thẳng đến cầu Nam Phố, nơi nối hai bờ Thượng Hải. Cây cầu với kết cấu xoắn nhiều vòng độc đáo không chỉ giải quyết ùn tắc giờ cao điểm mà còn có giá trị thẩm mỹ trong kiến trúc. Nam Phố là cây cầu nhộn nhịp bậc nhất Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 14.000-17.000 lượt xe cộ qua lại. Đặc biệt, ý tưởng chiếc cầu này là của một cậu bé 9 tuổi.

Đường cao tốc vành đai trong từ giao lộ Diên An dẫn thẳng đến cầu Nam Phố, nơi nối hai bờ Thượng Hải. Cây cầu với kết cấu xoắn nhiều vòng độc đáo không chỉ giải quyết ùn tắc giờ cao điểm mà còn có giá trị thẩm mỹ trong kiến trúc. Nam Phố là cây cầu nhộn nhịp bậc nhất Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 14.000-17.000 lượt xe cộ qua lại. Đặc biệt, ý tưởng chiếc cầu này là của một cậu bé 9 tuổi.

Giao lộ Tom Moreland, Mỹ

Giao lộ Tom Moreland được mệnh danh “spaghetti junction” (giao lộ mì Ý). Công trình cao tốc phức tạp ở Atlanta được thiết kế với hệ thống cầu 5 tầng chồng chéo. Dù những cây cầu trên không kết nối trực tiếp các làn với nhau, giao lộ này vẫn bị xếp vào danh sách những nút giao thông tắc nghẽn khủng khiếp tại Mỹ.

Giao lộ Tom Moreland được mệnh danh “spaghetti junction” (giao lộ mì Ý). Công trình cao tốc phức tạp ở Atlanta được thiết kế với hệ thống cầu 5 tầng chồng chéo. Dù những cây cầu trên không kết nối trực tiếp các làn với nhau, giao lộ này vẫn bị xếp vào danh sách những nút giao thông tắc nghẽn khủng khiếp tại Mỹ.

Giao lộ Judge Harry Pregerson, Mỹ

Judge Harry Pregerson (Mỹ) là một trong những nút giao thông đường bộ phức tạp bậc nhất thế giới. Nó được mệnh danh là những con quái vật của bang Los Angeles với 34 đường đan xen nhau trên 5 cấp độ, cao 40 m. Mỗi ngày có khoảng 600.000 phương tiện qua lại tại Judge Harry Pregerson. Nơi này được đặt tên theo vị thẩm phán liên bang trong vụ kiện liên quan tới việc xây dựng cao tốc I-105.

Judge Harry Pregerson (Mỹ) là một trong những nút giao thông đường bộ phức tạp bậc nhất thế giới. Nó được mệnh danh là những con quái vật của bang Los Angeles với 34 đường đan xen nhau trên 5 cấp độ, cao 40 m. Mỗi ngày có khoảng 600.000 phương tiện qua lại tại Judge Harry Pregerson. Nơi này được đặt tên theo vị thẩm phán liên bang trong vụ kiện liên quan tới việc xây dựng cao tốc I-105.

Giao lộ Oyamazaki, Nhật Bản

Được xem là nút giao thông "điên rồ" nhất đất nước mặt trời mọc. Tại đây, để rẽ đúng đường cần đi, bạn phải lái xe vài vòng và rất có thể bị mất phương hướng. Tuy nhiên, giao lộ này được thiết kế khá hoàn hảo, cho phép tài xế rẽ bất cứ hướng nào đều đến được mục tiêu. Nút giao thông gồm một số tuyến đường cắt nhau và đường tàu hỏa cao tốc Shinkanshen phía dưới.

Được xem là nút giao thông "điên rồ" nhất đất nước mặt trời mọc. Tại đây, để rẽ đúng đường cần đi, bạn phải lái xe vài vòng và rất có thể bị mất phương hướng. Tuy nhiên, giao lộ này được thiết kế khá hoàn hảo, cho phép tài xế rẽ bất cứ hướng nào đều đến được mục tiêu. Nút giao thông gồm một số tuyến đường cắt nhau và đường tàu hỏa cao tốc Shinkanshen phía dưới.

Khải hoàn môn, Pháp

Khải hoàn môn là điểm hội tụ của 12 con đường, trong đó có Champs-Elysees, đại lộ chính của thủ đô nước Pháp. Hoạt động giao thông xung quanh Khải hoàn môn hỗn loạn vì không có đèn tín hiệu giao thông. Giao lộ khiến nhiều người liên tưởng tới những con đường đông đúc của các quốc gia Đông Nam Á.

Khải hoàn môn là điểm hội tụ của 12 con đường, trong đó có Champs-Elysees, đại lộ chính của thủ đô nước Pháp. Hoạt động giao thông xung quanh Khải hoàn môn hỗn loạn vì không có đèn tín hiệu giao thông. Giao lộ khiến nhiều người liên tưởng tới những con đường đông đúc của các quốc gia Đông Nam Á. 

Vòng xuyến Magic Roundabout, Anh

Vòng xuyến Magic Roundabout (Anh) được xây dựng năm 1972, gồm một vòng xuyến lớn và năm vòng xoay nhỏ bên trong. Magic Roundabout gây hoang mang, khiến du khách lần đầu đến đây không biết làm sao để hiểu và tuân thủ vạch kẻ trên đường. Nhiều phương tiện tham gia giao thông khiến con đường nổi tiếng ở thành Rome càng thêm chật chội. Chính quyền địa phương đã phải bố trí sĩ quan cảnh sát đứng ở trung tâm mỗi vòng xuyến nhỏ để hướng dẫn những ngày đầu giao lộ hoạt động.

Vòng xuyến Magic Roundabout (Anh) được xây dựng năm 1972, gồm một vòng xuyến lớn và năm vòng xoay nhỏ bên trong. Magic Roundabout gây hoang mang, khiến du khách lần đầu đến đây không biết làm sao để hiểu và tuân thủ vạch kẻ trên đường. 

Nhiều phương tiện tham gia giao thông khiến con đường nổi tiếng ở thành Rome càng thêm chật chội. Chính quyền địa phương đã phải bố trí sĩ quan cảnh sát đứng ở trung tâm mỗi vòng xuyến nhỏ để hướng dẫn những ngày đầu giao lộ hoạt động. 


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Những điểm đến lý tưởng dành cho các cặp đôi tại Châu Á

Bạn đang muốn cùng một nửa yêu thương của mình làm một chuyến du lịch để hâm nóng tình cảm, nhưng bạn còn chưa biết sẽ đi đâu. Hãy yên tâm bạn nhé dưới đây sẽ là gợi ý về những điểm đến đầy lãng mạn của Châu Á dành cho các cặp đôi đấy.

Những điểm đến lý tưởng dành cho các cặp đôi tại Châu Á

Thượng Hải, Trung Quốc 

Thượng Hải, Trung Quốc

Sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa Đông - Tây tại thành phố lớn và xa hoa bậc nhất Trung Quốc sẽ là trải nghiệm thú vị dành cho các cặp đôi thích khám phá. Thượng Hải là một đô thị hiện đại nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm tham quan cổ kính như Zhujiajiao Water Town - một thị trấn cổ với những dòng kênh và các cây cầu đậm nét Trung Hoa cổ xưa. Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua dịp vui chơi tại Shanghai Disneyland và Yuyuan Happiness Garden.

Maldives

Maldives

Maldives được mệnh danh là “thiên đường trái đất” với vẻ đẹp lãng mạn và hoang sơ, bao gồm hơn 100 resort nằm rải rác trên hòn đảo thơ mộng được bao quanh những bãi biển xanh và trong vắt tuyệt đẹp. Tại đây, các cặp đôi cùng dùng bữa tối tại nhà hàng trên bãi biển cùng ánh sáng nến lấp lánh cảm giác như bạn đang thoát khỏi thế giới thực. Ở Maldives còn có những ngôi nhà riêng giữa vùng biển nước trong xanh giúp bạn tận hưởng những giây phút yên tĩnh và thư giãn nhất. Bạn có thể lặn biển ngắm san hô, đánh cá ban đêm, câu cá hay chèo thuyền khám phá xung quanh hòn đảo.

Chiang Mai, Thái Lan

Chiang Mai, Thái Lan

Nếu bạn và nửa kia muốn trải nghiệm một điều gì đó khác biển thì Chiang Mai là một sự lựa chọn hoàn hảo. Sở hữu những ngọn núi hùng vĩ, các lễ hội đầy màu sắc, nhiều đền chủa nổi tiếng, chợ đêm sôi động trên không gian đậm chất văn hóa riêng biệt của Thái Lan, bạn sẽ cảm thấy không bao giờ là đủ để khám phá địa điểm tuyệt vời này. 

Hội An, Việt Nam

 Hội An, Việt Nam

Bước chân đầu tiên đến với Hội An bạn đã bị mê hoặc bởi những kiến trúc cổ , những chiếc đèn lồng lung linh trong đêm phố cổ hay những con phố thanh bình cổ kính… Hội An như một thành phố biệt lập giữa thế giới hiện đại này không ồn ào, không tấp nập. Phố đêm Hội An lung linh với những chiếc đèn lồng bằng lụa tạo nên một không gian lãng mạn cho những cặp đôi. Nơi đây hứa hẹn sẽ để lại cho đôi bạn những khoảnh khắc tuyệt vời nhất đấy.

Tổng hợp




Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Liêu xiêu với ẩm thực đường phố của Thượng Hải

Thượng Hải không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nền ẩm thực vô cùng nổi tiếng. Ẩm thực đường phố của Thượng Hải luôn luôn chinh phục được hết các thực khách đã từng ghé qua nơi đây.

Liêu xiêu với ẩm thực đường phố của Thượng Hải

1. Bánh bao

Bánh bao

Nói đến những món ăn đường phố nổi tiếng của Thượng Hải mà bạn không nhắc đến bánh bao thì quả là điều thiếu sót. Bánh bao ở đây có nhiều loại khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn để phù hợp với khẩu vị của mình: Bánh bao Xiao long bao, Bánh bao Sheng jian, Bánh bao nước.

2. Mỳ sợi

Mỳ sợi

Nếu bạn đi du lịch Trung Quốc và ghé thăm Thượng Hải thì đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món mỳ ngon tuyệt mà hợp túi tiền ngon trứ danh. Nhiều vị lạ miệng từ mỳ hành đậm đà tới mỳ cua thanh ngọt, mỳ cá đù vàng, mỳ cua lông, tất cả sẽ làm bạn say mê ẩm thực của nơi này thôi đấy.

3. Há cảo chiên

Há cảo chiên

Đây được xem là món ăn buổi sáng rất được ưa chuộng bên cạnh sủi cảo truyền thống. Há cảo được xếp vòng tròn đầy trong một chiếc chảo dẹt lớn, chiên phần đáy sao cho vàng giòn và thơm, sau đó mới thêm chút nước và đem hấp trong chõ để làm mềm phần bột bánh cũng như làm chín thịt. Chiếc há cảo nhỏ xinh với phần vỏ bên trên mỏng mướt, đế bánh lại dai dai với nhân tôm thịt đậm đà sẽ khiến bạn thổn thức mãi không thôi.

4. Tôm càng

Tôm càng

Là thành phố biển nên bạn không phải bất ngờ khi thấy những món ăn được làm từ hải sản cực ngon tại đây. Một món ăn nổi tiếng và ngày càng trở nên phổ biến là xiao long xia, hay còn được gọi là tôm càng. Xiao long xia, khách du lịch có thể mua được gần như ở bất cứ nơi nào, đặc biệt là vào cuối mùa hè.

5. Bánh kẹp hành chiên

Bánh kẹp hành chiên

Đây là một trong những loại bánh nướng đường phố ngon và nổi tiếng nhất định phải ăn khi du lịch Thượng Hải. Món bánh này có vỏ ngoài là bột mì, nhân gồm mỡ heo và hành lá. Sau khi được chiên giòn, bánh sẽ được giữ ấm trong lò nướng để róc mỡ và còn nguyên độ giòn xốp. Chẳng còn gì bằng vừa dạo chơi vừa nhâm nhi chiếc bánh.

Tổng hợp

Xem thêm: Món trứng gây nghiện đến mức được gọi là trứng thuốc phiện ở Hàn Quốc

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Ngất ngây với 6 phim trường cổ trang ở Trung Quốc

Những phim trường hoành tráng ở Trung Quốc đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của rất nhiều bộ phim cổ trang đình đám. Không chỉ có vậy, những phim trường này còn có nguồn thu không nhỏ từ việc bán vé cho khách du lịch tham quan, chụp ảnh.  Vậy có gì bên trong những phim trường này? Cùng ngất ngây với 6 phim trường cổ trang ở Trung Quốc.

Xem thêm: 13 phong tục ở Trung Quốc có thể khiến du khách sốc

Phim trường Hoành Điếm – Chiết Giang, Trung Quốc


Hoành Điếm được biết đến là phim trường nhân tạo lớn nhất Trung Quốc, do người đàn ông có tên là Từ Văn Ninh xây dựng. Có diện tích lên đến 30 triệu m², Hoành Điếm rộng gấp 27 lần tổng diện tích hai phim trường Universal và Paramount cộng lại. Tất cả công trình đều được xây dựng theo tỷ lệ 1:1 so với nguyên bản từ Tần Vương Cung cho đến Tử Cấm Thành.

Hoành Điếm có tổng cộng 9 khu vực nguy nga, tráng lệ phục vụ cho việc quay phim từ cổ trang cho đến bối cảnh Dân quốc như: Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, khu Quảng Châu Hồng Kông, khu văn hóa Hoa Hạ, Mộng Huyễn Cốc, chùa Bích Trí Đàm. 


Mỗi năm có hơn 12 triệu du khách đến tham quan phim trường Hoành Điếm, đứng thứ ba sau di tích Cố Cung ở Bắc Kinh và danh thắng Vũ Lăng Nguyên ở Hồ Nam. Phim trường Hoành Điếm không thu phí sử dụng bối cảnh đối với các nhà làm phim. Doanh thu chủ yếu đến từ dịch vụ đi kèm như trang phục, đạo cụ, thiết kế sản xuất, ăn uống, lưu trú…

Đã có hơn 4000 bộ phim cổ trang lớn nhỏ được quay tại đây. Có thể điểm qua những cái tên nổi bật như: Kiếm Vũ Giang Hồ, Quái Hiệp Nhất Chi Mai, Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện 3, Thần Thoại, Mỹ Nhân Tâm Kế, Hậu Cung, Võ Tắc Thiên Bí Sử, Bộ Bộ Kinh Tâm, Tùy Đường Diễn Nghĩa, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện...

Xem thêm: Một số lưu ý khi đi du lịch Trung Quốc

Phim trường Tượng Sơn –  Chiết Giang, Trung Quốc


Tận dụng cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Giang Nam trù phú, Tượng Sơn cũng là một trong những địa điểm được các nhà làm phim “chọn mặt gửi vàng”. Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3,927 triệu m², khởi công xây dựng vào năm 2005 với 5 khu quay phim chính với nhiều quảng trường và khu phố xưa.

Tứ Đại Danh Bổ, Triệu Thi Cô Nhi, Bích Huyết Kiếm, Đại Minh Vương Triều, Bảng Phong Thần, Thiếu Niên Dương Gia Tướng, Hoa Tư Dẫn, Lan Lăng Vương, Tân Thiên Long Bát Bộ… là những bộ phim điển hình được quay tại Tượng Sơn.

Phim trường Trác Châu – Bắc Kinh, Trung Quốc

Là địa điểm quay Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng, Đại Cung Minh Từ hay Hán Vũ Đế, phim trường Trác Châu mô phỏng nhiều di tích lịch sử tại Bắc Kinh như Di Hòa Viên, Tử Cấm Thành, Hạ Môn… 
Ngoài ra, Trác Châu còn biết đến với những di tích thật được bảo tồn lâu đời như Ngự Hoa Viên và Vương Phủ Tỉnh.

Phim trường Thượng Hải –Thượng Hải, Trung Quốc


Nằm cách trung tâm Thượng Hải khoảng 3 giờ ngồi xe khách, phim trường Thượng Hải cũng được biết đến là địa điểm quay phim lớn nhất Thượng Hải. Phim trường này như một Thượng Hải thu nhỏ với phố đi bộ Nam Kinh xưa, cầu Bạch Độ và một số địa danh khác. Một số bộ phim đã được quay tại đây như: Khuynh Thành Chi Luyến, Hoa Anh Hùng, Mộc Lan Truyện…

Ngoài ra, phim trường Thượng Hải còn là nơi lấy cảnh của nhiều bộ phim thời Dân quốc như Tân Bến Thượng Hải, Tân Dòng Sông Ly Biệt, hay Cẩm Tú Duyên Hoa Lệ Mạo Hiểm…Phim trường này thường xuyên bán vé cho khách vào tham quan từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Xem thêm: Khám phá thế giới ẩm thực Trung Quốc 

Phim trường Nam Hải – Quảng Châu, Trung Quốc


Phim trường Nam Hải vốn trực thuộc đài truyền hình CCTV. Với diện tích 5,4 triệu m², Nam Hải là địa điểm quay của các bộ phim nổi tiếng như Thái Bình Thiên Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thiếu Niên Bao Thanh Thiên, Thiện Nữ U Hồn…

Ban đầu, phim trường Nam Hải chỉ mở cửa cho những đoàn làm phim được cấp phép bởi đài truyền hình CCTV, sau vì xu thế hội nhập mà Nam Hải đã cởi mở hơn trong việc cho phép các đoàn làm phim khác cũng được vào đây quay phim.

Phim trường Đồng Lý – Tô Châu, Trung Quốc


Nếu ai đã từng đến Tô Châu chắc chắn sẽ không bao giờ quên vẻ đẹp trầm mặc của cổ trấn Đồng Lý. Không chỉ được biết đến là một trong những cổ trấn đẹp bậc nhất Trung Quốc, Đồng Lý còn là một trong những phim trường được nhiều đạo diễn ưu ái chọn để quay phim. 

Vẻ đẹp trữ tình với nhiều kênh rạch đan xen, Đồng Lý đã xuất hiện trong những bộ phim như Như Ý Cát Tường, Phong Nguyệt, Yêu Nữ Thiên Hạ…

Ảnh: Internet
Nguồn: Tham khảo Kenh14

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Bánh bao ăn bằng ống hút ở Thượng Hải

Sau khi xếp hàng, chờ lấy phiếu, thực khách được nhận chiếc bánh căng phồng, mọng nước, phải sử dụng chiếc ống hút mới thưởng thức được.
Xem thêm: Một số lưu ý khi đi du lịch Trung Quốc

Vườn Dự (hay còn gọi là Dự Viên hay Yu Yuan) là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Thượng Hải. Quần thể vườn Dự bao gồm nhiều hạng mục, bên trong là những di tích lịch sử, mang dáng dấp Trung Hoa phong kiến. Bên ngoài là rất đông hàng quán, bố trí trong những căn nhà lầu, gác gỗ, bề thế, hoàng tráng xung quanh một hồ nước nhỏ, mang tới cảm giác thượng lãm, đối ẩm thời xưa.

Khách du lịch đến với Dự Viên, ngoài mục đích chính là tham quan, tìm hiểu văn hóa truyền thống thì còn vì một lý do rất lớn, đó là khám phá các món ăn phong phú trong những nhà hàng nổi tiếng. Có rất nhiều phong cách ẩm thực, trà đạo tới từ nhiều vùng miền khác nhau có mặt trong khuôn viên vườn Dự, khiến du khách trót sa chân vào sẽ khó lòng thoát ra nổi.
Vườn Dự luôn tấp nập khách tham quan, thưởng thức ẩm thực.


Trong số những cửa hàng ăn uống đông như nêm, có một cửa tiệm không có bàn ghế, cũng không biển hiệu lớn nhưng lượng khách ghé thăm mỗi ngày đều rất đáng nể. Điểm đặc biệt là, muốn có được món "sơn hào hải vị", thực khách sẽ phải xếp hàng một cách trật tự, lần lượt trả tiền, lấy phiếu rồi chờ tới lượt được lấy bánh. Quán chỉ bán có vài loại bánh truyền thống Trung Quốc, trong đó, nổi tiếng nhất là bánh bao nước, hay còn gọi là thang bao.

Thang bao (bánh bao nước) là món ăn rất độc đáo ở Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung, bởi cũng là chiếc bánh bên ngoài là bột mì, vỏ mỏng, bên trong là nhân thịt như biết bao loại bánh dim sum khác, nhưng để ăn được thang bao, bạn nhất định phải nhờ đến sự trợ giúp của chiếc ống hút.
Bánh bao ăn bằng ống hút rất độc đáo có thể tìm thấy ở nhiều nhà hàng tại Thượng Hải, tuy nhiên ở Dự Viên có lẽ là ngon nhất.

Thang bao được làm từ những nguyên liệu giống như bánh bao thông thường nhưng thêm một thành phần rất đặc biệt, đó là "thạch da lợn". Để làm thành phần này, đầu bếp sẽ đun nóng nước với da lợn, gừng và hành, sau đó để đông thành thạch, trộn chung với các thành phần còn lại và ngồi vào nhân bánh. Khi hấp ở nhiệt độ cao, thạch sẽ tan ra, tạo thành một dung dịch nóng sốt, vừa miệng và ngon tuyệt hảo. Chiếc bánh sau khi hấp cũng sẽ "béo" hơn nhiều so với bánh bao thông thường.

Với những ai lần đầu nếm thử, việc cắm ống hút vào chiếc bánh sẽ khiến bạn hơi bỡ ngỡ, nhưng hương vị nóng sốt, ấm nồng của gừng, béo béo của thịt lợn, đậm đà của các gia vị hài hòa sẽ khiến bạn thực sự ngỡ ngàng. Ở một số cửa hàng, bạn sẽ được thưởng thức thang bao trong một chiếc thố tre nhỏ. Còn với cửa tiệm bình dân này, bạn chỉ được phục vụ trên đĩa nhựa nhưng không phải vì thế mà vắng khách.

Sau khi chờ qua một hàng dài, thực khách sẽ báo đồ cho nhân viên thu ngân và nhận lại phiếu đặt kiêm hóa đơn, sau đó tiếp tục chờ tới lượt được lấy đồ. Qua tới khâu nhận bánh, bạn đưa lại phiếu cho đầu bếp. Bánh được hấp ngay trước mặt khách, bạn sẽ được chứng kiến chiếc bánh nghi ngút khói mới ra lò, được đưa đến tay mình thế nào. Dù phải xếp hàng lâu nhưng thành quả được nhận thực sự rất xứng đáng.

Sau khi hút xong nước, bạn có thể dùng đũa hay dĩa để ăn vỏ và phần nhân còn lại như một chiếc bánh thông thường. Bánh thường được ăn kèm xì dầu hay một loại nước sốt hơi chua chua.
Khách hàng phải xếp hàng, chờ tới lượt lấy phiếu và nhận bánh.

Thang bao là món ăn thân thiện với những người mới ăn lần đầu bởi hương vị nhẹ nhàng, dễ ăn, không khó khăn như "người anh em" đậu phụ thối nên không ít khách nước ngoài xếp hàng, háo hức đợi được thưởng thức. Giá một chiếc thang bao khá rẻ, chỉ khoảng vài tệ.

Dự Viên khá nổi tiếng nên có rất nhiều cách để đi tới đây, bao gồm cả xe bus, taxi, metro, sightseeing bus và hop on hop off bus.


Theo Ngôi sao

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

10 điều không thể bỏ qua ở Thượng Hải

Thăm quan phim trường, bến Thượng Hải, khu Tô giới Pháp, Chu Gia giác hay đi tàu điện siêu tốc là những điều bạn nhất định phải thử.
Xem thêm: Một số lưu ý khi đi du lịch Trung Quốc

Thượng Hải - thành phố lớn bậc nhất Trung Quốc - được mệnh danh là nơi giao thoa hài hòa giữa những nét phương Đông cổ kính xen lẫn nét phương Tây hiện đại, gấp gáp. Thành phố này còn được biết tới là "thủ đô của những câu chuyện ngôn tình" khi được lấy làm bối cảnh của đa phần các cuốn tiểu thuyết hiện đại ở Trung Quốc và trở thành thành phố trong mơ của nhiều bạn trẻ.

Dưới đây là 10 điều không thể bỏ qua khi tới Thượng Hải do 2 blogger người Singapore là Evans và Raevian ghi lại trong chuyến đi cách đây không lâu:

1. Thăm Bến Thượng Hải

Có lẽ chẳng có chuyến đi nào tới Thượng Hải mà lại có thể bỏ qua địa danh nổi tiếng này. Bến Thượng Hải hay còn gọi là The Bund trước đây là khu tô giới người nước ngoài sinh sống.
Bến Thượng Hải sẽ là nơi bạn không thể bỏ qua. Ảnh: Eatandtravelwithus

Trong quá khứ, không ít câu chuyện, bộ phim thời dân quốc nhắc tới bến Thượng Hải và dòng sông Hoàng Phố, thậm chí có hẳn hai bộ phim lấy tên theo địa danh này từng chiếu ở Việt Nam và được nhiều khán giả yêu mến.

Cảnh quan phía bờ Tây khá cũ kỹ, cổ kính, còn nhìn sang phía Đông là những tòa nhà chọc trời mọc lên san sát, luôn sáng đèn tới khuya. Đây cũng là hiện thân của một Thượng Hải trẻ trung và năng động. Từ phía bến, bạn có thể nhìn sang tháp truyền hình Đông phương Minh Châu - biểu tượng của thành phố - ở bên kia sông.

2. Mua sắm ở phố Nam Kinh

Phố Nam Kinh (Nanjing) là con đường đi bộ dài 5,5 km tập trung nhiều nhà hàng, trung tâm thương mại trong những căn nhà có kiến trúc cổ điển châu Âu. Nơi này được tác giả miêu tả giống như những thước phim, truyện tiểu thuyết về Thượng Hải những năm 1930 thế kỷ trước.

Nếu mỏi chân, bạn có thể lên xe điện đi dọc con phố, dành cho những ai ngại cuốc bộ. Giá mỗi chuyến là 5 nhân dân tệ (khoảng hơn 15.000 đồng).
Phố đi bộ Nam Kinh. Ảnh: Eatandtravelwithus

3. 'Săn' đồ ăn

Do là trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc nên nền ẩm thực ở Thượng Hải cũng vì thế mà rất phong phú do người nhập cư mang món ăn quê hương mình tới đây "góp cỗ". Bạn có rất nhiều lựa chọn, từ nhà hàng sang trọng cho tới những quán vỉa hè, từ bàn ghế lãng mạn cho tới xếp hàng mỏi chân. Trong đó có các món vịt quay Bắc Kinh, há cảo, bánh bao nước, đậu phụ thối...
Ảnh: Eatandtravelwithus

4. Lang thang ở khu Tô giới Pháp cổ kính

Phần hồn châu Âu nhất của Thượng Hải nằm ở khu tô giới Pháp, nơi nằm trong sự quản lý của thực dân Pháp từ cuối thế kỷ 19 tới giữa thế kỷ 20. Khu vực này ngày nay hầu như vẫn giữ nguyên dáng dấp của mình với những căn nhà kiến trúc cũ kỹ nhưng sang trọng.
Ảnh: Expedia

Bạn nên ghé qua khu Tân Thiên Địa (Xintiandi) - khu tổ hợp vui chơi, ăn uống trong những căn nhà cổ đầy tính nghệ thuật. Khu vực này luôn chìm trong không khí vui vẻ từ sáng tới tối và là đại bản doanh của khách du lịch thập phương.

Đường Sinan và Shaoxing nổi tiếng với hàng cây xanh nổi tiếng được trồng từ cách đây cả trăm năm, cùng những tòa nhà rêu phong. Đường phố vắng lặng khiến khách du lịch tưởng như lạc vào khu phố châu Âu.

Điền Tử Phường (Tianzifang) lại là một khu vực sống động với những con hẻm nhỏ truyền thống, san sát quán cà phê, quán bar, cửa hàng thủ công, phòng trưng bày nghệ thuật và quán ăn đường phố.

5. Ghé Lujiazui - trung tâm kinh tế sầm uất nhất Trung Quốc

Lujiazui nằm ở quận Phố Đông, trung tâm tài chính kinh tế nổi tiếng nhất ở đất nước tỷ dân. Khác với khu phía Tây cổ kính, Phố Đông nhộn nhịp, hiện đại và tấp nập bởi dòng người, xe luôn hối hả, vội vã cùng những tòa nhà chọc trời đã trở thành biểu tượng của Trung Hoa hiện đại.
Thượng Hải nhìn từ bờ Đông. Ảnh: Chinarainbow

Bạn có thể ghé qua tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu với 2 quả cầu hồng, nức tiếng một thời, từng là tòa nhà cao nhất thế giới, hiện vẫn đứng đầu châu Á hay tháp Kim Mậu, đường đi bộ Lujiazui hình tròn khổng lồ, Apple store...

6. Đi tàu nhanh chóng mặt

Không nhiều người biết rằng tàu cao tốc Maglev ở Thượng Hải là một trong những tuyến tàu có tốc độ nhanh kinh hoàng, thuộc bậc nhất trên thế giới với tốc độ đạt 430 km/h. Để đi quãng đường từ sân bay quốc tế Pudong về ga Longyang trong thành phố (dài 30 km) nó chỉ tốn chưa tới 8 phút, kể cả thời gian dừng ở các bến.
Ảnh: Eatandtravelwithus

Bạn có nhiều cách để vào thành phố từ sân bay này. Tuy nhiên, đừng nên bỏ lỡ cơ hội được trải nghiệm cảm giác đi nhanh như gió độc đáo này. Evan còn gợi ý rằng, không có quá nhiều khác biệt giữa vé hạng thường và hạng VIP (đắt gấp đôi). Do đó, bạn chỉ cần mua vé hạng thường là ổn rồi.

7. Chu du tới Chu Gia giác

Cổ trấn Chu Gia giác (Zhujiajiao) có nghĩa là ngôi nhà của họ Chu, là một thị trấn cổ nằm cách Thượng Hải không xa, vốn rất nổi tiếng với khách du lịch. Từ trung tâm thành phố, bạn đi mất khoảng một tiếng để tới với nơi này, một không gian Trung Hoa xưa cũ với tuổi đời lên tới 1.700 năm, đem lại một cái nhìn rất khác về thành phố.
Ảnh: Eatandtravelwithus

Ngoài những căn nhà cổ bên dòng nước, Chu Gia giác còn có một dãy quán cà phê, nhà hàng mở ngay sát những con kênh, là địa điểm lý tưởng cho những ai cần sự yên tĩnh, nhìn ngắm hoàng hôn trên cổ trấn rêu phong.

8. Tản bộ dọc bờ Đông

Nghĩ tới sông Hoàng Phố, người ta thường nghĩ tới Bến Thượng Hải ở bờ Tây nhưng ít ai để ý tới khu bờ Đông tưởng chừng như chỉ có những tòa cao ốc công sở cũng có một khu phố đi bộ sát bờ sông rất êm đềm và lãng mạn. Dọc bên bờ sông là chuỗi những quán cà phê như Starbucks, kem Häagen-Dazs hay Muskcat Coffee.
Ảnh: Eatandtravelwithus

9. Sắm vai nhân vật phim thời dân quốc

Phim trường Thượng Hải được xây dựng và hoàn thành vào năm 1999, tái hiện những con phố thập niên 20-30 thế kỷ trước. Đây là nơi thực hiện các cảnh quay của hầu hết những bộ phim về thời kỳ này. Lạc bước vào phim trường, bạn sẽ tìm thấy những góc thật thân quen bởi từng xem đi xem lại rất nhiều lần trong những bộ phim nổi tiếng.
Ảnh: Panoramio

Phim trường cách trung tâm Thượng Hải khoảng gần một giờ xe chạy, bạn có thể tới đây bằng xe bus hoặc tàu điện ngầm. Vé vào cửa là 80 tệ (khoảng 280.000 đồng) nhưng rất xứng đáng, nếu bạn là fan của phim ảnh. Phim trường chia làm nhiều khu, mở cửa từ 8h30 tới 16h30.

10. Thăm chùa Tĩnh An, vườn Dự Viên

Đây là hai công trình kiến trúc mang dáng dấp thời phong kiến. Dự Viên được xây dựng dưới thời nhà Minh và được trùng tu vào năm 1961 nên hầu hết các hạng mục trông còn khá mới và nguyên vẹn. Dự Viên còn nổi tiếng với dãy hàng ăn, quán cà phê nổi tiếng; trong đó đông đúc nhất là nhà hàng Nanxiang Steamed Bun luôn luôn có hàng dài khách đứng xếp hàng.

Chùa Tĩnh An được xây dựng từ thế kỷ thứ 3, sau đó tới năm 1216 thì được di dời về vị trí hiện tại - lọt thỏm giữa những tòa cao ốc ở Thượng Hải. Ngôi chùa là địa điểm tâm linh để người dân tìm đến chốn bình an. Nơi đây cũng trưng bày pho tượng phật ngọc lớn nhất Trung Quốc, cao tới 4m. Tuy nhiên, để vào được chùa phải mua vé với chi phí từ 50 đến 100 tệ (khoảng 175.000-350.000 đồng).

Hà Nguyên

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Ghé thăm khu chợ 'uyên ương' ở Tô Châu

Hơn 1.000 cửa hàng may váy, đồ phụ kiện cho đám cưới tập trung rải rác trong khu chợ, thực sự là điểm đến lý tưởng cho cô dâu chú rể.

Đồi Hổ Khâu là địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích tại Tô Châu (Trung Quốc), nơi bạn có thể tham quan các di tích cổ kính như các ngôi chùa, khu vườn rêu phong. Không chỉ vậy, nơi đây còn là điểm đến trong mơ của các cô dâu ở Trung Quốc với một khu chợ rất đặc biệt.


Được mở vào cuối những năm 1980 nhờ vào ngành công nghiệp dệt lụa rất phát triển ở địa phương, chợ váy cưới ở Tô Châu nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Với số lượng cửa hàng váy và phụ kiện cưới lên tới hơn 1.000, khu chợ này đáp ứng gần như tất thảy những nhu cầu của cô dâu trước đám cưới, với mức giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. 


Không tập trung trong trung tâm thương mại, các cửa hàng ở đây nằm rải rác xung quanh 4 đại lộ của ngã tư gần đường Huqiu. Số lượng khách ghé thăm và lượng váy bán ra mỗi ngày rất nhiều nên tất cả các tiệm đều có từ 10 đến 20 thợ thay nhau làm việc.


Tại đây, cô dâu có thể tìm thấy tất cả những kiểu dáng váy cưới từ hiện đại tới truyền thống, với các chất liệu khác nhau, bao gồm cả loại lụa nổi tiếng được sản xuất tại Tô Châu. Đa phần váy có khá khoảng vài trăm nhân dân tệ, phù hợp với nhu cầu bình dân. Với các yêu cầu đặc biệt, đòi hỏi gia công bằng tay để đảm bảo tính độc đáo và ý nghĩa, bộ váy có thể rơi vào khoảng 2.000 nhân dân tệ trở lên (khoảng 7 triệu đồng), dù vậy, bạn có mặc cả, thương lượng đôi chút với chủ hàng. 

Có tới 1.000 cửa hàng lớn nhỏ trong khu vực.

Để làm một chiếc váy thủ công mất từ 4 ngày đến một tuần. Còn nếu không có yêu cầu quá khắt khe, cô dâu có thể sử dụng ngay những mẫu sẵn có ở cửa hàng và thay đổi một số chi tiết nhỏ theo sở thích.

Chủ cửa hàng có thể sẵn sàng cùng bạn ngồi đính tỉ mỉ những hạt đá lên vương miện, xoa rê đội đầu hay thay đổi các chi tiết trên bộ váy một các chu đáo nhất. Theo một số du khách nước ngoài, mặc dù tiếng Anh của họ rất hạn chế nhưng luôn cố gắng phục vụ một cách niềm nở nhất.


Nếu không có thời gian quay lại để lấy váy cưới sau khi yêu cầu sửa, du khách có thể hỏi chủ cửa hàng bởi phần lớn những tiệm này đều có dịch vụ chuyển hàng đến Thượng Hải và những vùng khác khắp Trung Quốc với giá vận chuyển từ 5 đến 20 tệ.

Không chỉ bán, cho thuê, thiết kế váy và phụ kiện đi kèm, những dịch vụ cưới khác cũng được cung cấp tại đây với giá cả phải chăng. Chú rể đi cùng người bạn đời của mình cũng có thể tìm được những bộ vest ưng ý nhất cho ngày trọng đại.

Một mẫu váy cưới được hoàn thành ở khu chợ.

Ngoài các trang phục cưới theo kiểu phương Tây, các cô dâu thực hiện nghi lễ truyền thống hoặc khách nước ngoài cũng có thể đặt may váy cưới với thiết kế cổ điển mang màu đỏ và những chi tiết ánh váng đặc trưng văn hóa Trung Hoa. Dù vậy, những thiết kế này có giá cao và thời hoàn thành lâu hơn.

Cách di chuyển tới chợ váy cưới Tô Châu:

Tô Châu cách Thượng Hải 100 km, từ Việt Nam, bạn bay tới Thượng Hải (sân bay Hongqiao hoặc Pudong), sau đó đi ôtô hoặc tàu hỏa cao tốc tới Tô Châu. Du khách không phải lo lắng vì hết vé bởi số chuyến tới Tô Châu trong ngày rất nhiều.


Khu chợ rất nổi tiếng nên bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng taxi từ nhà ga, với giá chưa tới 30 tệ. Để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể đi xe bus số Y1 hoặc Y2 từ ga tàu điện Tô Châu đến ga Hu Qiu Shou Mo Zhan. Nếu đi từ đồi Hổ Khâu ra, bạn đi xuống phía Nam theo đường HuQiu sẽ nhìn thấy những cửa hàng đầu tiên của khu chợ này.

Thông thường, cô dâu chú rể sẽ ở lại đây vài ngày để lựa chọn, cũng như chờ đợi váy được hoàn thành. Trong thời gian này, họ thường tranh thủ tham quan những danh thắng non nước hữu tình nổi tiếng của thành phố xinh đẹp này.

Ngôi sao

Bài đăng phổ biến