Nhắc tới Hà Giang, nhiều người thường nghĩ ngay tới cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ mà bỏ quên một Hoàng Su Phì với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng làm mê mẩn bước chân ai từng một lần ghé đến.
Không những thế, ẩm thực
Hà Giang rất phong phú và độc đáo với những món ăn lạ, mang hương vị núi rừng luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên Hoàng Su Phì
Cũng giống như ở Mù Cang Chải, người dân tại
Hoàng Su Phì cũng trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Tới mùa gặt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng vàng ươm từ chân đến tận đỉnh thung lũng tựa như một vòng xoáy vàng rực rỡ.
Những thửa ruộng bậc thang xuất hiện ở hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện
Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là ở Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Nậm Ty, Hồ Thầu, Thông Nguyên với tổng diện tích lên tới 765ha.
Bên cạnh đó, khi tới
Hoàng Su Phì, du khách sẽ được chìm đắm vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi non hay thoải mái thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp. Khoảnh khắc lắng tai nghe tiếng róc rách reo vui của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày nơi đô thị ngột ngạt.
Không chỉ có vậy,
Hoàng Su Phì còn là một điểm đến tuyệt vời cho những tour
du lịch cộng đồng. Điểm đến đặc biệt nhất là Pan Hour – khu du lịch sinh thái bên dòng suối Thông Nguyên.
Giữa không gian yên bình và lãng mạn của mảnh đất này, sự hồn nhiên, trẻ trung của những cô gái Dao, tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao tại đây chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến
du lịch Hoàng Su Phì,
Hà Giang trong lòng du khách.
Thưởng thức ẩm thực Hà Giang
Món cháo này có nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc mọc trên đá ở vùng núi phía bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây tử vong nhưng nó cũng là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu giúp giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương… là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi.
Qua cách chế biến tài tình của người dân địa phương, củ ấu tẩu có chất độc trở thành một món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa là món đặc sản ai cũng nhớ khi đến
Hà Giang. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, vị bùi và mùi thơm đặc biệt. Đó là mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu ninh nhừ, nước hầm chân giò béo ngậy và mùi thơm gia vị.
Đây là một món ăn truyền thống của người Thái đen. Giống như các tỉnh vùng núi phía Bắc, thịt trâu gác bếp là món ăn phổ biến ở
Hà Giang. Sau khi được tẩm gia vị, ớt, gừng và mắc khén, những thớ thịt trâu to, dài được hun khói và xiên vào que to treo trên gác bếp. Sau một thời gian, miếng thịt trâu khô lại, có vị ngọt đậm đà cùng hương vị đặc trưng.
Thịt trâu gác bếp ăn vừa lạ, vừa ngon mà không có chất bảo quản. Món ăn này rất được lòng du khách khi đến
Hà Giang. Nhiều người khi đến đây, không quên mua một ít về làm quà. Nhờ sự yêu thích và truyền tai nhau của du khách, món đặc sản Hà Giang này ngày càng nổi tiếng và có thương hiệu mạnh hơn.
Lai giữa lợn rừng và lợn Mường, lợn cắp nách trông khá nhỏ, khi bắt, được người dân kẹp trọn ở nách nên có tên gọi như vậy. Loại lợn này được nuôi thả và ăn rau củ dại trong rừng nên thịt nạc, chắc, không mỡ nhiều.
Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách, trong đó món ngon và nổi tiếng nhất là lòng dồi và thịt bụng hấp cách thủy. Khi ăn, thịt lợn chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặc hạt dổi, ớt xanh. Hương vị thơm ngon hòa quyện giữa vị hơi chua, chát của hạt dổi, lá chanh gặp với thịt ba chỉ ngọt, mềm.
Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông, được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của ngựa bao gồm: đầu, chân, các loại thịt, nội tạng… cùng các loại thảo quả. Trước đây, người Mông chỉ chế biến thắng cố từ ngựa, ngày nay món ăn này còn được chế biến từ các loại thịt khác như trâu, bò, dê...
Theo dân gian truyền lại, nồi thắng cố đã có lịch sử 300 năm. Trong thời chiến tranh, không có xoong, nồi hay chảo, người dân vùng cao đã dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Đến bây giờ, món thắng cố đã trở thành món ăn mang đậm nét đặc sắc văn hóa người dân vùng cao. Với món ăn dân dã mà hấp dẫn có một không hai này, mỗi người khi ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc không thể không thưởng thức để cảm nhận chút hương vị đậm đà, khó quên.
Hà Giang có rất nhiều món ăn ngon, độc đáo và nổi tiếng, trong đó có món xôi ngũ sắc dẻo thơm. Đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc vùng núi cao này. Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự hoà hợp của màu sắc, hương vị tạo nên món ăn không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.
Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc được tạo nên từ các thành phần nhuộm màu tự nhiên. Màu đỏ là màu của gấc và lá cơm đỏ, trong khi màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh hoặc vỏ măng đắng, bưởi hay lá cây ba soi đốt lấy tro ngâm với nước có pha vôi. Còn màu tím dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau.
Những cánh đồng hoa tam giác mạch là nét đẹp độc đáo, biểu tượng của
Hà Giang. Và hạt tam giác mạch chính là nguyên liệu để tạo nên một món bánh ngon mềm, ngọt bùi. Sau khi thu hoạch, hạt tam giác mạch được phơi khô, xay bột làm bánh. Bột tam giác mạch không quá mướt mát như bột gạo mà thoáng vị bùi, chút hăng đặc trưng của cây rừng.
Bánh tam giác mạch được hấp chín trên bếp lửa, vừa mềm vừa xốp, là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.
Nguồn: Tổng hợp