Nên xem: Cách xử lý các tình huống thường gặp trên đường du lịch
Do nhiều nguyên nhân, trên hành trình du lịch rất có thể bạn sẽ bị trầy xước, bị thương hay đuối nước. Do đó, bạn nên bỏ túi một vài kỹ năng sơ cứu cơ bản sau:
1. Cầm máu và làm garô
Với những vết trầy xước hoặc chảy máu ít (chảy máu mao mạch), bạn chỉ cần dùng khăn hoặc tay sạch loại bỏ bụi bẩn, các mảnh nhỏ, rồi giữ chặt vết thương hở để cầm máu. Sau đó, dùng urgo hoặc gạc sạch băng lại trong 1 - 2 ngày tùy theo độ sâu và rộng của vết thương.Với những vết thương có máu đỏ sậm, chảy thành dòng (chảy máu tĩnh mạch) và máu đỏ tươi bắn thành tia (chảy máu động mạch), việc đầu tiên là phải làm garô để cầm máu.
Trong trường hợp không có dây garô chuyên dụng, bạn nên tận dụng một đoạn dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào ngay phần phía trên của vết thương để làm ngừng lưu thông máu xuống phía dưới.
Ngoài việc đảm bảo nguyên tắc khi đặt garô là lộ ra ngoài (không để bị quần áo che), chuyển nhanh người bị garô về tuyến sau và nới lỏng garô 60-90 phút/lần, đồng thời ghi rõ giờ garô, giờ nới..., bạn nên đặt garô trên một chiếc khăn mỏng quấn quanh phía trên vết thương để không bị hằn và hoại tử cho người bị nạn.
Chú ý, tuyệt đối không cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu vì có thể làm chảy máu nhiều hơn và nhiễm trùng vết thương.
2. Băng bó
Sau khi cầm máu và làm sạch vết thương bằng gạc, băng bó là bước làm tiếp theo. Với vết thương nằm ở đoạn bộ phận có độ lớn đều nhau như cổ tay, bạn có thể sử dụng cách băng xoắn ốc. Đây là cách băng bó đơn giản nhất, đầu tiên bạn quấn 2 vòng để cố định gạc, sau đó cho đường băng quấn vòng đi đầu lên, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước cho đến khi che kín toàn bộ vết thương và buộc băng lại.
Kỹ thuật băng chữ nhân. Ảnh: Vy An
Khi gặp các vết thương ở các vùng vai, nách, bẹn, mông, cẳng tay, gót chân..., bạn nên sử dụng cách băng theo hình số 8 với các đường băng bắt chéo. Dù thực hiện cách nào, bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc: băng kín vết thương, chặt vừa phải.
3. Hà hơi thổi ngạt và ép tim lồng ngực
Kỹ năng này sẽ giúp bạn sơ cứu khi gặp các trường hợp bị đuối nước. Trước tiên, đưa nạn nhân vào nơi khô ráo, bằng phẳng, kê khăn hoặc áo xuống cổ nạn nhân, đặt nghiêng đầu rồi dùng khăn sạch móc hết đờm, dãi trong họng.Sau đó đặt thẳng lại đầu, quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim), đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai tay duỗi thẳng, hai vai vuông góc với tay. Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng, liên tục 60-80 lần/1 phút.
Kỹ năng sơ cứu hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân bị đuối nước. Ảnh: Vy An
Xem thêm: Khám phá thiên đường hoang dã KENYA
Vy An - VNExpress