Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa Hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa Hương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Hội chùa Hương đã chính thức khai mạc từ ngày mồng 6 Tết âm lịch. Những chia sẻ dưới đây sẽ góp phần nào giúp bạn có được chuyến hành hương an toàn và ý nghĩa.

Những lưu ý khi du lịch Hội Chùa Hương

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội du xuân, một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam được tổ chức hàng năm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. 

Đôi nét về lễ hội Chùa Hương.

Theo thường lệ, lễ hội Chùa Hương được chính thức khai hội vào ngày mùng 6 âm lịch và kéo dài cho đến gần hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ Hội chùa Hương không chỉ là hành trình đến với nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của đạo Phật mà còn là dịp để người dân, du khách khám phá và thưởng thức nét đẹp trù phú của thiên nhiên, danh lam thắng cảnh nơi đây. 

Chùa Hương được biết đến là một danh lam thắng cảnh với sự hiền hòa của núi non sông nước. khi hội tụ những hang động gắn liền với núi rừng rộng lớn. Vẻ đẹp hài hòa, sinh động, nhiều màu sắc làm cho non nước nơi đây trở nên lung linh, huyền diệu, lôi cuốn.

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Lưu ý ban đầu cho chuyến đi

Đi theo nhóm chừng 5-7 người sẽ tốt hơn đi theo đơn lẻ 1-2 người. Trước khi lên đường, bạn nên chủ động đổi tiền lẻ. Trang phục đi chùa nên đứng đắn, trang nhã. Để đảm bảo sức khỏe, du khách có thể cân nhắc lịch trình hợp lý cho chuyến đi: lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để vãn cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng non nước. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng với người lớn và 60.000 đồng với trẻ em.

Chủ động đồ cúng lễ

Chủ động đồ cúng lễ

Nếu có điều kiện, du khách nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ ở nhà, vừa chủ động thời gian, vừa tiết kiệm hầu bao. Nên mang theo các lễ ngọt như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Không nên dâng các lễ mặn như gà, giò, xôi… Trong trường hợp chưa chuẩn bị lễ, du khách có thể mua tại khu vực suối Yến. Càng đi sâu vào trong, đồ cúng lễ được bày bán nhiều nhưng giá thành có thể đắt gấp đôi.

Không theo lời “cò” mời chào

Không theo lời “cò” mời chào

Đến chùa Hương có rất nhiều “cò mồi” lôi kéo. Để tránh bị chặt chém, du khách nên mua trực tiếp vé tại điểm bán của Ban tổ chức đặt ở cổng khu di tích với giá niêm yết 50.000 đồng/người. Với những người đi lẻ 1-2 người nên đi thẳng tới suối Yến chủ động tìm đò ghép. Trước khi xuống đò, bạn cần thỏa thuận giá cả rõ ràng và số khách cùng ngồi đò, tránh trường hợp bị tăng tiền và nhồi nhét thêm người. Với tuyến Hương Tích, giá vé đò là 35.000 đồng/người.

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp 

Cẩn trọng với các trò đỏ đen, dịch vụ bói toán, trộm cắp

Dù lực lượng chức năng đã dẹp bỏ nhưng tình trạng những sới bạc đỏ đen vẫn tiếp diễn. Bằng nhiều thủ đoạn lôi kéo, không ít du khách bị hấp dẫn và mất tiền oan với những trò bịp bợm. Tại khu vực chùa, suối Giải oan xuất hiện nhiều người xem bói dạo. Du khách không nên tin tưởng nhiều vào các bài bói may rủi mà ảnh hưởng tới hành trình cúng lễ. Tại khu vực trước động Hương Tích, nhiều đối tượng lợi dụng sự lộn xộn, đông đúc để tranh thủ móc ví, điện thoại.

Mặc cả trước khi mua đồ

Tránh trường hợp giá cả hàng hóa bị “đội” lên gấp nhiều lần, trước khi dừng chân tại các hàng quán ven đường, du khách nên hỏi rõ giá cả. Một số mặt hàng đặc sản chùa Hương như mơ rừng, rau sắng… mua ở khu vực gần suối Yến sẽ có giá hợp lý hơn so với nơi khác.

Mặc cả trước khi mua đồ

Gọi vào đường dây nóng nếu gặp sự cố

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã công khai số điện thoại đường dây nóng để du khách tiện liên lạc nếu gặp phải trường hợp “chặt chém” về giá cả dịch vụ khi tham gia lễ hội. Trước khi hội chùa Hương chính thức khai mạc, Ban tổ chức đã tóm hàng loạt cò mồi để tạo sức răn đe. Tại nhiều điểm tham quan còn có các chốt công an để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương.

Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa lễ hội

Nếu bạn đang có dự định du lịch chùa Hương vãn cảnh và trẩy hội đầu năm, nhưng bạn đang băn khoăn không biết nên đi thế nào và đi những đâu, ăn gì khi du lịch chùa Hương? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm du lịch chùa Hương dưới đây nhé.


Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong dịp đầu xuân. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến, từ những công trình mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do thiên nhiên tạo ra.

Hàng năm lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch. Nếu đi lễ các bạn nên đi vào mùa lễ hội, nếu đi vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng những kì quan do tạo hóa thì các bạn có thể đi vào bất kì thời gian nào trong năm, trong đó nổi bật nhất là Động Hương Tích được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”.

Xem thêm:Thưởng ngoạn cảnh đẹp kết hợp ẩm thực Hạ Long

Đường đi đến chùa Hương gần và thuận tiện nhất


Phương tiện di chuyển từ Hà Nội tới chùa Hương rất phổ biến như ô tô, xe bus hoặc xe ôm, vì quãng đường không dài nên đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy, còn những bạn sinh viên thường đi bằng xe bus.

+ Du lịch chùa Hương bằng xe máy các bạn có thể đi theo cách sau:

Đi theo đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương. Hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. (Lưu ý, khi đi tới đường từ Bình Đà đến Kim Bài đoạn cánh đồng thường có cảnh sát giao thông, bắt cả những lỗi rất nhỏ do đó bạn nên mang theo giấy tờ và có gương nhé)

+ Nếu đi bằng ô tô riêng: Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao thông Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

+ Nếu du lịch chùa Hương bằng xe bus: các bạn có thể đi tuyến bus 75 ở bến xe Yên Nghĩa – bến xe Hương Sơn, có giá 25.000 vnđ. Chuyến sớm nhất là từ 6h tại bến xe Yên Nghĩa. Khoảng thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng, tuy nhiên để tới bến Đục đi thuyền lên chùa mất 1km nữa, các bạn có thể đi xe ôm ra bến đò nhé. Hoặc tuyến 78 chạy tuyến bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu, giá vé 20.000 vnđ. Tuy nhiên, Tế Tiêu cách Chùa Hương hơn 12km nên để di chuyển vào rất xa.

(*) Đa phần mọi người thường du lịch chùa Hương 1 ngày, nên khách sạn, nhà nghỉ ở đây thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu các bạn có nhu cầu ở lại qua đêm có thể thuê nhà nghỉ tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ).

Giá vé tham quan chùa Hương và kinh nghiệm đi đò


Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách, trong đó giá vé tham quan là 50.000đ/vé/lượt và giá đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt – đò thường là 35.000đ/vé. (Lưu ý, đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên mức giá vé giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt. Nếu trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.)

Ngoài ra, nếu có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách. Giá vé cáp treo chùa Hương dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.

Kinh nghiệm đi đò khi du lịch chùa Hương: Thường thì có cò đò bám mời chào khách ở khu vực, thậm chí cách xa chùa 20km. Các bạn không nên đi theo cò vì giá vé thường bị chặt chém, nên mua vé ở cổng hội hoặc trực tiếp vào khu vực suối Yến để liên hệ với nhà đò. Vào dịp lễ hội lượng khách thường rất đông, nhà đò thường chở nhiều khách, để tránh bị tăng tiền bạn nên thỏa thuận rõ ràng trước khi đi.

Địa điểm tham quan ở chùa Hương



Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương :

– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Ăn uống tại chùa Hương

Dọc đường từ bến đò tới chùa Thiên Trù hai bên đường có nhiều quán ăn, lưu ý nên hỏi giá trước khi ăn nhé. Đặc sản chùa Hương như dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…đặc biệt là món rau sắng nổi tiếng chùa Hương.

Xem thêm: Du lịch Vịnh Hạ Long phải thử cho bằng hết 7 trải nghiệm thú vị này

Kinh nghiệm mua sắm ở chùa Hương


Các bạn nên sắm lễ trước khi đi vì nế mua trên chùa thường rất đắt. Tại chùa Hương có nhiều món đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng…trước khi mua nên kiểm tra chất lượng cũng như số lượng. Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.

Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Hương

Nên vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.
Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ.
Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa.
Nên đi theo nhóm, nhiều người để tiết kiệm chi phí đi đò…
Mang theo những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân.
Đặc biệt hãy cảnh giác với những trò đỏ đen bịp bợm mà mất tiền oan.

Theo Dulich9

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Chùa Hương mùa hoa gạo

Ngồi trên thuyền xuôi suối Yến vào chùa Hương những ngày này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh những cây hoa gạo cổ thụ bung nở đỏ rực một góc trời tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ. Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương
Cây hoa gạo cổ thụ nở bên cửa tam quan tô điểm cả một góc trời

Cứ vào độ tháng 3, tháng 4 (âm lịch) hàng năm, du khách trong nước và quốc tế về dự lễ hội chùa Hương ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội lại được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của những cây hoa gạo cổ thụ bung nở dọc hai bên suối Yến, lối vào Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích tạo khung cảnh mùa xuân rực rỡ.

Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau xuôi theo dòng nước, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời.

Tại thời điểm này, hoa gạo nở rực rỡ nhất, du khách có thể ngồi trên thuyền ngắm hoa gạo nở hai bên bờ, hoặc đi trên cáp treo nhìn những cây hoa gạo đỏ thắm trước chùa Giải Oan...


Khung cảnh tuyệt đẹp bên dòng suối Yến mùa hoa gạo nở khiến du khách trẩy hội chùa Hương không khỏi xao lòng


Những cây hoa gạo cổ thụ nở bên mái hiên chùa Thiên Trù trong khu di tích chùa Hương


Hoa gạo bung nở độ tháng 3, 4 (âm lịch) hàng năm


Hoa gạo thường bung nở trước khi cây cho chồi lộc


Du khách đi cáp treo cũng có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh khu di tích chùa Hương với khung cảnh được điểm tô những cây hoa gạo đỏ thắm


Hai cây hoa gạo cổ thụ trước cổng chùa Giải Oan nằm trong khu di tích chùa Hương đã bung nở


Cận cảnh một bông hoa gạo nở đỏ rực


Một bông hoa gạo rụng mắc trên cổng lối vào chùa Thiên Trù khiến nhiều du khách mê mẩn


Hoa gạo rụng lên những mái ngói xanh rêu tạo nên một vẻ đẹp bình dị nơi cửa Phật 

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương tự túc giá rẻ

Chùa Hương là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc. Quần thể bao gồm nhiều ngôi chùa lớn nhỏ trải dài từ chân lên đến đỉnh núi Hương Tích. Là một điểm tham quan du lịch linh thiêng nên du khách đến cần phải chuẩn bị trang phục phù hợp và giữ trật tự cũng như thể hiện được sự tôn kính đối với thần linh, Phật giáo.


Chùa Hương thường xuyên diễn ra các ngày lễ hội. Du khách có thể khéo léo chọn ngay những ngày này để vừa được tham quan du lịch, vừa được mở rộng thêm sự hiểu biết về các nền văn hóa truyền thống dân tộc miền Bắc.

1. Nên du lịch chùa Hương vào thời gian nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm. Du khách phương xa đến đây rất nhiều vào dịp lễ này. Lễ hội kéo dài nên có rất nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa diễn ra sôi động, những ngày lễ chính có cúng tế rất hoành tráng. Tuy nhiên, đối với du khách không thích sự ồn ào, đông đúc, chen chút thì nên tránh khoảng thời gian này. Đến chùa Hương vào các thời gian khác thì thoải mái hơn, dễ dàng đi lại hơn. Mọi người muốn đến chùa để cúng kiếng, thắp hương và cầu nguyện thì có lẽ vào ngày nào cũng có thể đến và thể hiện lòng thành của mình, không nhất thiết phải chọn đúng vào ngày lễ, rằm,…

2. Phương tiện du lịch chùa Hương.

Từ Hà Nội, du khách muốn đến chùa Hương có thể bắt xe buýt đi là tiện lợi nhất. Có hai con đường đến chùa Hương, mỗi ngày có nhiều tuyến xe buýt chở khách đến chùa Hương.

Đi xe máy tới chùa Hương. Đoạn đường qua thị trấn Vân Đình có nhiều cảnh sát giao thông đứng canh nên du khách đi xe máy nên lưu ý về tốc độ cho phép và tuân thủ đúng luật gian thông đường bộ để không gặp phải rắc rối khi bị giao thông thăm hỏi nhé! Đối với du khách không rành đường thì nên mang theo bảng đồ du lịch hoặc điện thoại có chức phần mềm chỉ đường để tránh đi lạc, mất thời gian.

3. Khách sạn, nhà nghỉ tại chùa Hương.

Đa số du khách tham quan chùa Hương và về trong ngày. Ít ai ở lại qua đêm tại đây, hoặc du khách thường trở về trung tâm thành phố, thị trấn để nghỉ ngơi. Nhà nghỉ tại khu vực chùa Hương rất ít và cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu qua đêm của phật tư hành hương là chủ yếu. Mọi nhu cầu sinh hoạt đều được phục vụ ở mức bình thường, giá rất rẻ.

4. Địa điểm du lịch tại chùa hương.

Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới vớichùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Các tuyến tham quan tại chùa hương:

- Tuyến Hương Tích: đền Trình, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, chùa giải oan, đền Trần Song, động Hương Tích.
- Tuyến Thanh Sơn: chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.
- Tuyến Long Vân : chùa Long Vân, động Long Vân, hang Sũng Sàm.
- Tuyến Tuyết Sơn: chùa Bảo Đài, động chùa Cá, động Tuyết Sơn.

Lưu ý khi du lịch chùa Hương :

Du khách nên chuẩn bị trước những lễ vật để cúng như hương, trầu cau, rượu, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền cúng,… Những món đồ tuy nhỏ nhoi, đơn giản nhưng vào mùa lễ hội du khách phải mua với giá rất cao tại đây đấy.
Đến nơi trang nghiêm lễ Phật, một lưu ý đặc biệt là mọi du khách phải chọn trang phục phù hợp, kín đáo, lịch sự. Hoàn toàn không được mặc áo quần ngắn và quá mỏng.

5. Ăn gì khi du lịch chùa Hương?

Chùa Hương nổi tiếng với nhiều đặc sản như: rau sắng, mơ, chè củ mài, rượu mơ, chè lam …

chùa Hương được trồng ở sườn núi, vào mùa lễ hội cũng là mùa mơ chín. Khách du lịch đến đây sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng mơ chín rộ rất đẹp. Qủa mơ chùa Hương nổi tiếng thơm ngon và chế biến ra nhiều món ngon, đặc sản giải nhiệt tốt nhất.

Chè củ mài có thành phần chính là củ mài và mật ông. Còn vấn đề củ mài là củ gì thì du khách hãy đến chùa Hương để tìm câu trả lời chính xác cho riêng mình nhé. Một loại củ đặc biệt có thể dùng để nấu chè, nấu canh, làm bánh.

Chè Lam có thành phần chính là nếp cái, bột quế, lạc tươi và củ gừng tươi. Món ăn nhẹ thanh mát cũng rất được lòng du khách phương xa. Đây cũng là món ngọt truyền thống mà người người, nhà nhà tại chùa Hương đều biết làm và ăn thường xuyên.

Rau sắng là một loại rau rừng có hương vị ngon ngọt đậm chất hoang dã của núi rừng. Rau sắng luộc ăn kèm với tôm, thịt hoặc xào với thịt bò thì hết sảy.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương

Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt là những dịp đầu Xuân năm mới, lễ chùa du xuân luôn là một hoạt động được ưa chuộng và một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt.
Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.
Xem thêm: Chùa Hương ngày khai hội

Lễ hội chùa Hương

1. Đường đi đến chùa Hương

Bạn có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc sinh viên có thể đi xe buýt. Có 2 con đường có thể đi từ Hà Nội.
Thứ nhất, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.

Hai là theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, đường này chỉ dành cho ô tô, nếu bạn đi xe máy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn xe bus làm phương tiện di chuyển đến chùa Hương.

2. Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào

Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.

3. Đi chùa Hương mất bao lâu

Để đi được hết các đền chùa ở đây, bạn phải mất tới 2 ngày mới có thể khám phá hết. Nếu đi trong ngày bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc với hệ thống cáp treo hiện đại sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng hơn.

4. Các điểm tham quan ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:

- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

5. Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách. Trong đó, giá vé thăm quan là: 50.000đ/vé/lượt (người); giá vé đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt; đò thường là 35.000đ/vé/lượt (áp dụng cho tuyến Hương Tích).

Đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên thì mức giá vé thăm quan được ưu đãi giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt cho 1 hành khách (khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ hội viên Hội người cao tuổi).

Trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.

Du khách có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách.

Giá vé cáp treo chùa Hương áp dụng cho lễ hội năm 2015 cũng không thay đổi so với năm 2014. Cụ thể, giá vé cáp treo dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.

6. Kinh nghiệm khi đi đò

Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vực chùa thậm chí cách xa chùa 20km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.

Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò.

Đặc biệt, bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò.

7. Ăn uống tại Chùa Hương

Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất.

8. Chuẩn bị đồ lễ khi đi chùa Hương

Khi đi lễ chùa Hương, đồ cúng lễ nên gọn gàng và bạn nên chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi để tiết kiệm thời gian và chi phí.

9. Những lưu ý khi mua sắm

Có rất nhiều đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng... nhưng không phải mặt hàng nào được bày bán cũng là hàng có chất lượng tốt, khi mua hãy hỏi giá cả cụ thể, kiểm tra đúng tên sản phẩm, số lượng, chất lượng đặc biệt trong mùa lễ hội, bạn hãy hết sức chú ý khi quyết định mua hàng.

Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.

10. Kinh nghiệm khác khi du lịch chùa Hương

Đến du lịch chùa Hương, bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống, hãy vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.

Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ của bạn.

Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa. Vì sẽ di chuyển nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân của mình.

Sưu tầm

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Chùa Hương ngày khai hội

Hàng năm, bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng, du khách thập phương lại rủ nhau đi hội chùa Hương, vừa để lễ bái, cầu nguyện, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Để đi lễ, du khách sẽ phải mua vé và ngồi đò khoảng một tiếng trên dòng suối Yến dẫn vào chùa. Giá vé tham quan là 50.000 đồng, giá vé đò là 35.000 đồng (tuyến Hương Tích).


Sau khi mua vé, khách sẽ được hướng dẫn xuống thuyền đậu ở bến Đụn và bắt đầu hành trình đi lễ chùa Hương. Mỗi ngày ở đây đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến đi lễ, ngày cao điểm có thể lên đến 70.000 người.


Là thủy lộ duy nhất để du khách vào lễ bái ở chùa Hương, dòng suối Yến trông giống như đuôi của một con chim yến đang xòe rộng. Từ ngày khai hội đến hết tháng 3, khung cảnh nơi đây lúc nào cũng tấp nập với những con đò chở khách vào ra nườm nượp.


Trước khi lễ bái ở chùa Trong, tức chùa trong động Hương Tích, du khách sẽ ghé chùa Thiên Trù, tức chùa Ngoài. Nằm giữa núi rừng linh thiêng, chùa mang vẻ đẹp uy nghi, cổ kính cùng không gian thanh tịnh.


Năm nay, ban tổ chức kiên quyết đảm bảo an ninh, trật tự trong mùa lễ hội bằng cách xử lý nghiêm các hành vi như đổi tiền lẻ, chèo kéo khách, đặt tiền giọt dầu, xem bói, mê tín dị đoan...


Từ chùa Thiên Trù, theo đường núi quanh co đi khoảng 2 km thì đến chùa Trong. Trên đường đi, du khách sẽ bắt gặp hai bên đường vô số hàng quán bày bán cành vàng, cành bạc, lộc, quan tiền... để cầu may.


Có hai cách để đến chùa Trong là leo bộ hoặc đi cáp treo. Giá cáp treo một lượt là 90.000 đồng (người lớn) và 60.000 đồng (trẻ em). Lối dẫn xuống chùa trong lòng động dài hơn 100 bậc đá. Từ trên cao, du khách đã có thể cảm nhận bầu không khí mát lành thổi ra từ trong lòng động.


Ngoài tượng thờ Bà Chúa Ba, một hóa thân của Bồ tát Quan Âm, trong động còn có nhiều đụn nhũ được biết đến với tên gọi: Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Máng Lợn, Nong Kén, Đầu Cậu, Đầu Cô…


Nhiều du khách cố hứng giọt nước chảy ra từ nhũ đá với quan niệm đó là lộc trời và mong muốn có được sức khỏe trong năm.


Đi hội chùa Hương vào tháng 3, du khách còn có dịp ngắm nhìn hoa gạo nở đỏ rực, tạo nên khung cảnh thơ mộng cho dòng suối Yến.

Cao Anh Tuấn (VnExpress)

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Suối Yến đẹp như tranh vẽ mùa hoa súng

Cứ khoảng cuối thu đầu đông, hoa súng ở suối Yến (còn gọi là Yến Vĩ), một con suối nằm trong khu di tích thắng cảnh chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) lại nở rộ, đẹp như tranh vẽ.Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương
Dọc hai bên bờ suối Yến, hoa súng đang trổ bông tạo thành từng chụm đẹp như tranh vẽ - Ảnh: Bá Quỳnh

Trong ánh nắng ban mai dịu mát của mùa thu, rời xa phố thị ồn ào náo nhiệt, không có gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trên thuyền xuôi theo dòng nước trong vắt cảm nhận không khí yên bình, dịu dàng, tĩnh lặng của suối Yến mùa hoa súng nở.

Hoa súng thường nở rực rỡ vào buổi sáng và cụp lại vào buổi trưa, khoe sắc hồng dọc hai bên bờ suối. Hoa thưởng nở đơn lẻ, nhưng chính sự lững lờ, đơn lẻ, thấp thoáng trên mặt nước tạo nên nét đẹp đặc biệt của loài hoa này.

Một số hình ảnh tại suối Yến được Du lịch Tuổi Trẻ Online ghi nhận vào ngày 12-11 vừa qua:
Nằm cách Hà Nội khoảng 60km, đến đây du khách chỉ mất thêm 240.000 tiền thuê đò là có thể đi khắp suối Yến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa súng và ngắm cảnh - Ảnh: Bá Quỳnh
Quang cảnh một nhánh suối Yến - Ảnh: Bá Quỳnh
Vẻ đẹp nên thơ thường thấy trên dòng suối Yến mỗi độ hoa súng nở - Ảnh: Bá Quỳnh
Nước suối Yến trong vắt in hình cây cối - Ảnh: Bá Quỳnh
Thấp thoáng những nụ hoa súng ngoi lên mặt nước trên dòng suối Yến - Ảnh: Bá Quỳnh
Những bông súng e ấp dưới nắng thu dịu mát - Ảnh Bá Quỳnh
Như một tấm thảm trên mặt nước - Ảnh: Bá Quỳnh
Hoa súng thường nở vào sáng sớm mai và chụm lại vào buổi trưa. Vì vậy, nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa súng thì thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng từ 6 - 9g sáng - Ảnh: Bá Quỳnh
Du khách chụp ảnh bên dòng suối Yến thơ mộng mùa hoa súng - Ảnh: Bá Quỳnh
Hoa súng vừa tô điểm cho dòng suối Yến đồng thời tạo thu nhập chính cho người dân nơi đây. Mỗi một bó hoa súng được người dân hái bán với giá 50.000 đồng - Ảnh: Bá Quỳnh

Quỳnh Anh

Bài đăng phổ biến