Chỉ định ở một ngày, nhưng rồi Sài Gòn đã níu kéo David Vann, một nhà văn người Mỹ, suốt 6 tháng với 'những trải nghiệm khó quên'.
Xem thêm: Hoa Osaka vàng rực đường phố Sài Gòn
Rời Sài Gòn, David Vann đã có bài viết chia sẻ trên tờ Guardian của Anh.
David Vann dự định đến một vùng đất ấm áp và sôi động để tránh cái lạnh cắt ca cắt thịt và cảm giác cô đơn mà anh đang phải chịu đựng ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Anh miêu tả Bắc Kinh nặng nề với bầu không khí u ám, ô nhiễm, không chim chóc mà cũng chẳng còn sự trong lành. Lúc ấy, trong đầu David Vann chỉ nghĩ đến Thái Lan và Philippines, nhưng cuối cùng anh lại quyết định chọn Sài Gòn, và chỉ một đêm transit tại đây, trước khi đến Mũi Né thư giãn. Thế nhưng cơ duyên đã khiến anh lưu lại tận 6 tháng và hoàn toàn không hối tiếc với quyết định của mình.
David Vann vốn không phải là người thích cuộc sống tại các thành phố sôi động, nhưng TP HCM lại là một ngoại lệ. Tuần đầu tiên, đêm nào anh cũng đi nhảy đến sáng và các quán bar và sàn nhảy ở đây không hề có sự phân biệt đối xử. “Từ những năm 1990 cho tới nay thì đây là lần đầu tiên tôi có trải nghiệm tuyệt như thế này. Sài Gòn dường như không còn khoảng cách giữa những con người. Ai nấy đều thân thiện, đều sẵn sàng nhảy và nâng ly cùng nhau. Tôi đã 48 tuổi, thế mà những người ở đấy, 20-30 hay 40 tuổi, đều chẳng ngại ngần rằng tôi là già nhất. Họ khiến tôi như trẻ lại. Tôi nhảy bò trên sàn, và họ cười rồi quậy cùng tôi. Chẳng còn phân biệt gì cả. Thú thật nhiều năm rồi tôi không được vui như thế. Lúc ấy tôi như một đứa trẻ”.
Là một người Mỹ, sinh ra khi vẫn còn chiến tranh, nên David Vann hiểu được phần nào những dư âm mà chiến tranh để lại. Thế nhưng khi quay lại Sài Gòn, quay lại Việt Nam, David Vann bất ngờ khi không còn thấy sự hận thù khi xưa. “Quân đội Mỹ đã tới đây, đánh bom mảnh đất này, rồi thả cả chất độc da cam. Thế mà người dân nơi này chẳng giận dữ gì khi tôi nói mình là người Mỹ. Tôi đến đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Sài Gòn. Người dân háo hức kỷ niệm ngày chiến thắng chúng tôi, đường phố rực rỡ ánh đèn, ngập tràn sắc hoa. Và họ luôn nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, luôn dành cho tôi những nụ cười”, David Vann chia sẻ.
“Cảm động hơn khi biết rằng rất nhiều người dân nơi này vẫn vất vả từng ngày. Thậm chí trong số họ, nhiều người còn phải cật lực mới có thể tồn tại nhưng họ vẫn mỉm cười mà chẳng bao giờ than vãn như người Mỹ chúng tôi vẫn hay làm. Họ để dành từ thu nhập ít ỏi ấy vun vén cho gia đình, chu cấp cho cha mẹ hay anh em ruột thịt. Họ cũng tự bỏ tiền ra để hàn gắn những nỗi đau từ chiến tranh. Đến đây, tôi mới hiểu thế nào là giá trị gia đình”, anh nói thêm.
6 tháng ở Sài Gòn, Vann được mời đến dự nhiều đám cưới, đám tang và bị chúc rượu rất nhiều, cũng được nếm nhiều món ăn đặc biệt. "Họ mời tôi ăn bằng được mấy món rất sốc như máu của lợn hay trứng vịt mà bên trong vịt con đã hình thành. Tôi cũng bị một vết sẹo do để chân vào ống pô xe máy, cái cảm giác ấy đau đớn vô cùng. Và tôi cũng hiểu được lòng hiếu khách vô bờ bến của người bản xứ. Họ sẵn sàng nhường tôi phòng ngủ, dù tôi khăng khăng chỉ xin nghỉ qua đêm ở phòng khách mà thôi. Họ còn nấu cho tôi ăn những món tuyệt nhất thế gian, với nguyên liệu tôi chưa nghe tên bao giờ”.
Từ một ngày như dự định ban đầu, David Vann đã quyết định ở lại Sài Gòn đến 6 tháng. Khoảng thời gian ấy, anh sống một mình nhưng chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và thiếu tiếng cười. Có lần đi mua sắm, anh gặp một người, thấy vết bỏng trên chân họ và rồi chỉ vào vết bỏng trên bắp chân mình và cả hai cùng người. "Cảm giác ấy thật ngộ nghĩnh. Người Sài Gòn luôn lạc quan, yêu đời, bất chấp cuộc sống của họ còn vô vàn khó khăn. Tôi thực sự khâm phục tinh thần ấy”.
Xem thêm: Hoa Osaka vàng rực đường phố Sài Gòn
Rời Sài Gòn, David Vann đã có bài viết chia sẻ trên tờ Guardian của Anh.
David Vann dự định đến một vùng đất ấm áp và sôi động để tránh cái lạnh cắt ca cắt thịt và cảm giác cô đơn mà anh đang phải chịu đựng ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Anh miêu tả Bắc Kinh nặng nề với bầu không khí u ám, ô nhiễm, không chim chóc mà cũng chẳng còn sự trong lành. Lúc ấy, trong đầu David Vann chỉ nghĩ đến Thái Lan và Philippines, nhưng cuối cùng anh lại quyết định chọn Sài Gòn, và chỉ một đêm transit tại đây, trước khi đến Mũi Né thư giãn. Thế nhưng cơ duyên đã khiến anh lưu lại tận 6 tháng và hoàn toàn không hối tiếc với quyết định của mình.
Phố Bùi Viện lung linh dưới ống kính của tác giả.
David Vann vốn không phải là người thích cuộc sống tại các thành phố sôi động, nhưng TP HCM lại là một ngoại lệ. Tuần đầu tiên, đêm nào anh cũng đi nhảy đến sáng và các quán bar và sàn nhảy ở đây không hề có sự phân biệt đối xử. “Từ những năm 1990 cho tới nay thì đây là lần đầu tiên tôi có trải nghiệm tuyệt như thế này. Sài Gòn dường như không còn khoảng cách giữa những con người. Ai nấy đều thân thiện, đều sẵn sàng nhảy và nâng ly cùng nhau. Tôi đã 48 tuổi, thế mà những người ở đấy, 20-30 hay 40 tuổi, đều chẳng ngại ngần rằng tôi là già nhất. Họ khiến tôi như trẻ lại. Tôi nhảy bò trên sàn, và họ cười rồi quậy cùng tôi. Chẳng còn phân biệt gì cả. Thú thật nhiều năm rồi tôi không được vui như thế. Lúc ấy tôi như một đứa trẻ”.
Là một người Mỹ, sinh ra khi vẫn còn chiến tranh, nên David Vann hiểu được phần nào những dư âm mà chiến tranh để lại. Thế nhưng khi quay lại Sài Gòn, quay lại Việt Nam, David Vann bất ngờ khi không còn thấy sự hận thù khi xưa. “Quân đội Mỹ đã tới đây, đánh bom mảnh đất này, rồi thả cả chất độc da cam. Thế mà người dân nơi này chẳng giận dữ gì khi tôi nói mình là người Mỹ. Tôi đến đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Sài Gòn. Người dân háo hức kỷ niệm ngày chiến thắng chúng tôi, đường phố rực rỡ ánh đèn, ngập tràn sắc hoa. Và họ luôn nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, luôn dành cho tôi những nụ cười”, David Vann chia sẻ.
“Cảm động hơn khi biết rằng rất nhiều người dân nơi này vẫn vất vả từng ngày. Thậm chí trong số họ, nhiều người còn phải cật lực mới có thể tồn tại nhưng họ vẫn mỉm cười mà chẳng bao giờ than vãn như người Mỹ chúng tôi vẫn hay làm. Họ để dành từ thu nhập ít ỏi ấy vun vén cho gia đình, chu cấp cho cha mẹ hay anh em ruột thịt. Họ cũng tự bỏ tiền ra để hàn gắn những nỗi đau từ chiến tranh. Đến đây, tôi mới hiểu thế nào là giá trị gia đình”, anh nói thêm.
Vann và các bạn trẻ Sài Gòn.
6 tháng ở Sài Gòn, Vann được mời đến dự nhiều đám cưới, đám tang và bị chúc rượu rất nhiều, cũng được nếm nhiều món ăn đặc biệt. "Họ mời tôi ăn bằng được mấy món rất sốc như máu của lợn hay trứng vịt mà bên trong vịt con đã hình thành. Tôi cũng bị một vết sẹo do để chân vào ống pô xe máy, cái cảm giác ấy đau đớn vô cùng. Và tôi cũng hiểu được lòng hiếu khách vô bờ bến của người bản xứ. Họ sẵn sàng nhường tôi phòng ngủ, dù tôi khăng khăng chỉ xin nghỉ qua đêm ở phòng khách mà thôi. Họ còn nấu cho tôi ăn những món tuyệt nhất thế gian, với nguyên liệu tôi chưa nghe tên bao giờ”.
Từ một ngày như dự định ban đầu, David Vann đã quyết định ở lại Sài Gòn đến 6 tháng. Khoảng thời gian ấy, anh sống một mình nhưng chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và thiếu tiếng cười. Có lần đi mua sắm, anh gặp một người, thấy vết bỏng trên chân họ và rồi chỉ vào vết bỏng trên bắp chân mình và cả hai cùng người. "Cảm giác ấy thật ngộ nghĩnh. Người Sài Gòn luôn lạc quan, yêu đời, bất chấp cuộc sống của họ còn vô vàn khó khăn. Tôi thực sự khâm phục tinh thần ấy”.
Hồng Hải