Hiển thị các bài đăng có nhãn miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, nét hồn hậu thân thiện của con người cùng bao món ăn dân dã có thể làm say lòng biết bao du khách. Tuy nhiên nếu muốn “điểm danh” hết tất cả các loại bánh dân gian Nam Bộ đặc sắc thì cũng chẳng phải là điều dễ dàng. Thế nên trong bài viết này sẽ đề cập đến những món bánh ngon đặc sắc nhất, mang hương vị ngọt ngào tựa con người ở mảnh đất phương Nam này vậy.

Những món bánh dân gian Nam Bộ ăn một lần là nhớ mãi

Bánh bò thốt nốt 


Thốt nốt là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang) được người dân sử dụng và chế biến thành nhiều món ăn, trong đó có bánh bò thốt nốt. Bánh bò thốt nốt không dùng đường cát trắng hoặc cát vàng để tạo màu tạo vị mà dùng hoàn toàn bằng đường thốt nốt nên mùi vị đặc trưng, thơm ngon quyến rũ vì đường thốt nốt có vị ngọt thanh, beo béo, không ngán.

Chiếc bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm đặc trưng của đường thốt nốt, bánh nở mềm, xốp trông như hoa nhờ gạo ngon, ủ khéo và vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoang thoảng đặc trưng của bột được mài từ trái thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được, khiến ai đã từng thưởng thức một lần không bao giờ quên được hương vị chỉ có ở vùng đất quê hương Bảy Núi.

Bánh gừng


Bánh gừng là loại bánh truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ, được làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta... hay đám hỏi, đám cưới. Bánh được trưng trên bàn thờ tổ tiên, với ý nghĩa nhớ đến sự cực khổ của ông bà ngày xưa đã làm ra hạt lúa, hạt nếp cho con cháu ngày nay.

Bánh gừng được làm từ trứng gà, bột nếp và đường. Bột nếp được trộn chung cùng trứng gà đã được đánh dậy sau đó nắn bột thành hình củ gừng và chiên trong chảo dầu nóng, sau khi chiên vàng bánh được nhúng vào nước đường trắng và để ráo. Người thợ làm bánh khéo léo chiên bánh bằng nồi chứ không phải bằng chảo, vì khi chiên bằng nồi bánh sẽ trơn bóng và không bị cong. Bánh có vị giòn tan và béo của trứng và vị ngọt của đường.

Bánh cuốn ngọt


Về miền Tây, chắc hẳn không ai là không biết đến món bánh cuốn ngọt (bánh ướt ngọt)... Đi khắp nẻo đường miền Tây, ở mỗi vùng miền, ta sẽ bắt gặp những mâm bánh cuốn ngọt được rao bán khắp nơi chợ huyện, bến phà hay những dì bán hàng rong tần tảo buôn bán khắp nơi.

Bánh có vỏ mỏng và dai dai hơi giống bánh da lợn, nhưng không cứng cũng không quá mềm, bên trên có rắc mè và đậu phộng, bên trong thì là dừa bào, đậu xanh, khoai môn béo và thơm vô cùng.

Bánh cuốn ngọt có vị ngọt vừa của đường, vị béo của dừa, bùi của đậu mùi thơm của bột, của lá dứa và các thành phần bên trong, khi ăn cảm nhận được cái dai, cái dòn của vỏ bánh. Bánh cuốn ngọt có thể được xem là một món ăn thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn so với các loại bánh ngọt khác.

Chuối nếp nướng


Chuối là một loại trái cây quen thuộc, gần gũi trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng. Chuối có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn vặt độc đáo, hấp dẫn. 

Món chuối bọc nếp nướng có lớp vỏ nếp bên ngoài dai dai, giòn giòn, quả chuối bên trong mềm ngọt, thêm nước cốt dừa beo béo, thơm thơm thật hấp dẫn, được mệnh danh là món ăn vặt vỉa hè tuyệt ngon, được yêu thích ở miền Nam.

Bánh da lợn


Nhắc đến ẩm thực Nam Bộ thì người ta không thể không nhắc đến những đặc điểm dân dã, dễ làm và quen thuộc của bánh da lợn. Loại bánh này thường có màu chủ đạo là màu xanh của lá dứa. Với loại bánh da lợn này thì đứa trẻ nào cũng thích gỡ từng lớp bánh để ăn, nhấn nhá để cảm nhận hết cái ngon đặc trưng của chúng. Cắn một miếng bánh dẻo thơm, hòa cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ, rồi uống một ngụm trà thơm nóng sẽ khiến người ăn nhớ mãi món bánh tuy mộc mạc nhưng đậm đà tình nghĩa.

Bánh lá mít, lá mơ

Bánh lá mít

Bánh lá mít có nguồn gốc từ ông bà xưa ở làng quê, trong những thời kỳ đất nước còn chiến tranh và thiếu thốn. Sở dĩ có cái tên độc đáo như vậy là vì sau khi nhào, nặn, người làm sẽ trét một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Khi ăn chúng ta sẽ tách bánh ra khỏi lá mít, cho vào đĩa rồi chan ngập nước dừa, đậu phộng lên trên. Vị béo, ngọt của nước cốt dừa, vị dai dai của bánh, mùi thơm thoang thoảng của lá mít, lá mơ có thể khiến bạn “ăn mãi vẫn còn thèm”.


Tổng hợp

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Chợ nổi Cái Răng, lênh đênh trên miền Tây sông nước

Chợ trên sông là một nét văn hóa rất đặc trưng của miền Tây. Tiêu biểu nhất trong đó là chợ nổi Cái RăngCần Thơ, nơi từng được báo chí nước ngoài vinh danh là một trong 5 khu chợ thú vị nhất châu Á. Hằng năm khu chợ này đã thu hút rất nhiều du khách đến mua sắm cũng như tìm hiểu cuộc sống của những con người thật thà nơi đây.

Chợ trên sông là một nét văn hóa rất đặc trưng của miền Tây. Tiêu biểu nhất trong đó là chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, nơi từng được báo chí nước ngoài vinh danh là một trong 5 khu chợ thú vị nhất châu Á. Hằng năm khu chợ này đã thu hút rất nhiều du khách đến mua sắm cũng như tìm hiểu cuộc sống của những con người thật thà nơi đây.

Lênh đênh trên tàu

Quãng đường ngồi trên chiếc tàu len lỏi qua những dòng kênh rạch để đến với chợ nổi Cái răng cũng rất thú vị. Hai bên bờ là những rặng dừa xanh cao vút cùng những xóm nhà nhỏ e ấp nép mình. Khi đến nơi, không khí tĩnh lặng sẽ được thay bằng những âm thanh vô cùng nhộn nhịp của tiếng máy nổ, tiếng chèo khua sóng nước, tiếng mời chào, nói cười... vô cùng náo nhiệt. Bạn sẽ phải choáng ngợp trước cảnh hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau kín cả dòng sông cùng với những hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, nhịp nhàng.

Quãng đường ngồi trên chiếc tàu len lỏi qua những dòng kênh rạch để đến với chợ nổi Cái Răng cũng rất thú vị. Hai bên bờ là những rặng dừa xanh cao vút cùng những xóm nhà nhỏ e ấp nép mình. Khi đến nơi, không khí tĩnh lặng sẽ được thay bằng những âm thanh vô cùng nhộn nhịp của tiếng máy nổ, tiếng chèo khua sóng nước, tiếng mời chào, nói cười... vô cùng náo nhiệt. Bạn sẽ phải choáng ngợp trước cảnh hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau kín cả dòng sông cùng với những hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, nhịp nhàng.

Mọi thứ đều có thể bán trên sông

Sản phẩm trước đây của chợ nổi Cái răng chỉ có các loại hoa quả trái cây đặc sản của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Do nhu cầu của người đi chợ ngày càng cao nên có nhiều loại dịch vụ khác như phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... thậm chí xăng dầu, vé số,... cũng đều được bán trên sông.    Để khách hàng có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người dân sẽ treo sản vật đó lên một cây beo ở đầu mũi ghe. Từ xa chỉ cần gọi là các thương hồ sẽ lái chiếc ghe của mình luồn lách một cách thiện nghệ qua các chiếc ghe khác và áp sát mạn thuyền phục vụ khách đi chợ tận tình, chu đáo.

Sản phẩm trước đây của chợ nổi Cái răng chỉ có các loại hoa quả trái cây đặc sản của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Do nhu cầu của người đi chợ ngày càng cao nên có nhiều loại dịch vụ khác như phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... thậm chí xăng dầu, vé số,... cũng đều được bán trên sông.

Để khách hàng có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người dân sẽ treo sản vật đó lên một cây beo ở đầu mũi ghe. Từ xa chỉ cần gọi là các thương hồ sẽ lái chiếc ghe của mình luồn lách một cách thiện nghệ qua các chiếc ghe khác và áp sát mạn thuyền phục vụ khách đi chợ tận tình, chu đáo.

Những người con sông nước

Du khách đi chợ nổi Cái Răng không chỉ được ngắm những hoa trái mà còn có thể trò truyện với những người dân chân chất hiếu khách, nghe họ kể về cuộc sống của mình. Những thương hồ này lấy ghe làm nhà và quanh năm đều trôi dạt trên sông nước mưu sinh. Cuộc sống bấp bênh là thế nhưng những con người ở chợ nổi luôn khiến mọi du khách ấm lòng vì nụ cười hiền hòa lúc nào cũng nở trên môi và đức tính chân chất đáng mến.

Du khách đi chợ nổi Cái Răng không chỉ được ngắm những hoa trái mà còn có thể trò truyện với những người dân chân chất hiếu khách, nghe họ kể về cuộc sống của mình. Những thương hồ này lấy ghe làm nhà và quanh năm đều trôi dạt trên sông nước mưu sinh. Cuộc sống bấp bênh là thế nhưng những con người ở chợ nổi luôn khiến mọi du khách ấm lòng vì nụ cười hiền hòa lúc nào cũng nở trên môi và đức tính chân chất đáng mến.

Nét văn hóa đặc trưng

Chợ nổi Cái Răng được xem là một di sản văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn của đất nước.Hình thành từ rất lâu đời và đứng trước sự xuất hiện của vô vàn các chợ cạn cũng như trung tâm thương mại lớn, khu chợ nổi này vẫn duy trì hoạt động buôn bán trên sông sôi động, thậm chí còn có phần sầm uất hơn xưa.    Biết bao khách du lịch đến đây đã say mê với nét đẹp văn hóa độc đáo tại vùng sông nước này. Tiếng nói nhỏ nhẹ ấm áp dễ nghe cùng sự chất phác thật thà của người dân nơi đây khiến bất cứ ai đã đến cũng không nỡ rời bước .

Chợ nổi Cái Răng được xem là một di sản văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn của đất nước.Hình thành từ rất lâu đời và đứng trước sự xuất hiện của vô vàn các chợ cạn cũng như trung tâm thương mại lớn, khu chợ nổi này vẫn duy trì hoạt động buôn bán trên sông sôi động, thậm chí còn có phần sầm uất hơn xưa.

Biết bao khách du lịch đến đây đã say mê với nét đẹp văn hóa độc đáo tại vùng sông nước này. Tiếng nói nhỏ nhẹ ấm áp dễ nghe cùng sự chất phác thật thà của người dân nơi đây khiến bất cứ ai đã đến cũng không nỡ rời bước .

Ngày hội sắc màu

Những chiếc ghe neo đậu chật cả một khúc sông, bên trên là các sản phẩm được sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, san sát nhau tạo thành một tấm thảm sặc sỡ trải dài trên sông. Cả khu chợ như bừng sáng bởi các gam màu xanh, đỏ, vàng,... của các loại nông sản tươi ngon, bắt mắt.    Đặc biệt trong những ngày cuối năm, chợ nổi Cái Răng càng thêm nổi bật khi khoác lên mình chiếc áo mới từ những bông hoa rực rỡ.

Những chiếc ghe neo đậu chật cả một khúc sông, bên trên là các sản phẩm được sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, san sát nhau tạo thành một tấm thảm sặc sỡ trải dài trên sông. Cả khu chợ như bừng sáng bởi các gam màu xanh, đỏ, vàng,... của các loại nông sản tươi ngon, bắt mắt.

Đặc biệt trong những ngày cuối năm, chợ nổi Cái Răng càng thêm nổi bật khi khoác lên mình chiếc áo mới từ những bông hoa rực rỡ.


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Những đặc sản trứ danh đất An Giang

Có thể nói An Giang là mảnh đất đặt biệt nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vừa mang sự đặc trưng của vùng sông nước miền Tây cho nhiều tôm cá, cây trái xum xuê. Nhưng cũng là nơi có linh khí trời đất với núi cao rừng thẳm cho nhiều sản vật vùng cao. Có thể nói, khi du khách đi du lịch đến miền đất này, ít nhiều cũng nên nếm thử các loại đặc sản, món ăn ngon nổi tiếng.

Những đặc sản trứ danh đất An Giang

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của người miền Tây. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín... Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Bánh Chăm An Giang

Bánh Chăm An Giang

Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm. Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chế hỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.

Cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.

Tung lò mò

Tung lò mò

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò, một món ăn truyền thống của người Chăm. Để làm món tung lò mò, bạn cần có ruột bò, thịt bò, mỡ bò và nhiều gia vị khác như tiêu, tỏi… Món ăn này thường được nướng hoặc chiên, ăn kèm với cơm, làm mồi nhắm cũng khá hấp dẫn. 

Bún cá Châu Đốc

Bún cá Châu Đốc

Bún cá là một trong những món ăn đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang). Một phần bún đầy đủ, chuẩn vị miền Tây gồm nước dùng đậm vị, bún, thịt cá ướp vừa ăn, dùng kèm các loại rau như xà lách, rau chuối, giá đỗ, bông điên điển... Để món ăn thêm phần hấp dẫn, nước mắm chấm cá rất quan trọng, giúp tăng thêm vị giác cho bạn. 

Cơm tấm Long Xuyên

Cơm tấm Long Xuyên

Khác với món cơm tấm Sài Gòn có miếng sườn to, phần thịt sườn trong cơm tấm Long Xuyên đều được cắt mỏng thành từng miếng nhỏ bắt mắt. Ngoài thịt sườn, phần cơm đầy đủ còn có thêm trứng kho cắt lát nhỏ, đồ chua, dưa leo, mỡ hành hấp dẫn. 

Cá lóc nướng trui 

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui không chỉ là món ăn trong bữa cơm gia đình mà còn là mồi nhắm rất "bén" trong các cuộc vui. Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá đồng, thật tươi và được rửa sạch bùn nhớt. Cá được nướng chín vừa, dùng kèm với bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm mắm me. 

Gà đốt

Gà đốt

Khu vực hồ Ô Thum (Tri Tôn, An Giang) là nơi nổi tiếng với món gà đốt thơm phức. Đây là món ăn làm nên nét độc đáo trong ẩm thực của vùng đất này. Gà đốt nguyên con với vỏ vàng ươm, nước chấm đậm đà, ăn kèm cùng rau sống là chuẩn vị miền Tây. 

Cháo bò Tri Tôn

Cháo bò Tri Tôn

Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Sau đó, bạn thử gắp ít lá sách chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng nghe dai dai, giòn giòn thật hấp dẫn, rồi tới miếng gan bùi bùi, khoanh phèo nhân nhẫn và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm, không thể chê vào đâu được. Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Suốt 18 năm, thiền viện Đông Lai (huyện Tịnh Biên, An Giang) đã có truyền thống lâu đời làm bánh xèo chay đãi khách thập phương đến cúng viếng. Đến đây, ngoài được thưởng thức món bánh xèo chay miễn phí, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng tận mắt tài nghệ đổ bánh xèo của những phật tử nơi đây.

Về miền Tây thăm thú ngôi chùa bánh xèo độc nhất vô nhị

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nguồn gốc tên gọi Chùa Bánh Xèo

Nếu bạn nào có dịp đặt chân đến vùng đất “Bảy Núi” linh thiêng, An Giang thì đừng quên ghé nơi đây viếng chùa xem cảnh đổ bánh xèo độc nhất vô nhị và thưởng thức bánh xèo miền Tây giòn rụm miễn phí các bạn nhé!

Chùa Bánh Xèo là cái tên được nhiều người đặt cho Thiền Viện Đông Lai nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sở dĩ có cái tên này là bởi vì ngôi chùa này có truyền thống làm bánh xèo chay miễn phí phục vụ khách thập phương đã 18 năm. Chính vì sự yêu mến và ngưỡng mộ hành động của nhà chùa nên người dân đã gọi tên là Chùa Bánh Xèo với lòng trân trọng đặc biệt.

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào 

Chùa lúc nào cũng đông khách ra vào

Tại Chùa Bánh Xèo, hiện tại có đến 10 đầu bếp tình nguyện làm món bánh xèo chay để phục vụ Phật tử thập phương. Bếp bánh xèo của chùa lúc nào cũng đỏ lửa và không ngớt khách ra vào.

Trong những ngày thường, nhà chùa thường đổ khoảng 2 giàn chảo với số lượng bánh khoảng 300 cái. Những ngày cao điểm như cuối tuần, số bánh có thể lên gấp đôi với 3-4 giàn chảo mới đủ để phục vụ nhu cầu của các Phật từ phương xa.

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Món bánh xèo thơm ngon hấp dẫn

Bánh xèo được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, nước dừa, đậu hũ, đậu xanh, ăn kèm với bông điên điển và các loại rau rừng trên núi Cấm. Từ những nguyên liệu chay thông thường có ở nhiều nơi, những đầu bếp của Chùa Bánh Xèo An Giang đã tạo nên món bánh thơm ngon hấp dẫn.

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Đội quân đổ bánh xèo hùng hậu

Trái ngược với không khí trang nghiêm nơi chánh điện, góc bếp của chùa sôi nổi hẳn bởi những người thợ đổ bánh xèo điêu luyện. Bước chân vào gian bếp, ngoài ngửi thấy mùi thơm nức mũi từ những chiếc bánh xèo vàng tươi, có lẽ bạn sẽ có đôi chút "choáng ngợp" bởi "đội quân" đổ bánh hùng hậu gồm 4 giàn chảo, mỗi giàn từ 10-12 cái được xếp theo hình bán nguyệt.

Trong không gian có phần bức bối, chật hẹp, những người thợ vẫn miệt mài cho ra lò 6000 - 7000 chiếc bánh xèo mỗi ngày.

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ

Những chiếc chảo bánh xèo siêu to khổng lồ dưới sự quản lí của hàng chục tình nguyện viên nên chất lượng vô cùng đảm bảo. Trong đó, mỗi bếp sẽ có từ 2 đến 3 người đổ bánh và 3 người thay thế để phục vụ nhu cầu của phật tử.

Những đôi bàn tay thoăn thoắt lật bánh xèo để "đúc" nên những chiếc bánh xèo thơm ngon, giòn rụm nhất. Từ khuấy bánh đều tay, làm nhân đến canh lửa, lật bánh đều đòi hỏi sự tinh tế của người làm.
Bánh xèo chay, món ngon "đặc sản" của Chùa Bánh Xèo An Giang

Thực khách thưởng thức bánh chỉ việc xếp hàng vòng quanh các giàn chảo, đầu bếp sẽ đổ bánh vào đĩa cho từng người. Và điều đặc biệt là chùa sẽ không nhận lấy dù chỉ một đồng từ hoạt động ăn uống này...

Sự nhiệt tình của các thợ làm bánh khiến du khách cảm thấy rất thoải mái dù phải xếp đợi hàng dài trong không gian có phần chật hẹp.

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Những đĩa bánh xèo vàng ươm "chờ sẵn" thực khách đến thưởng thức

Mỗi người sẽ chủ động lấy bánh xèo đem về bàn, tự phục vụ và dọn dẹp sau bữa ăn. Đó chính là tính tự giác -  một nét đẹp văn hóa rất hay ở "ngôi chùa bánh xèo" này.

Bánh xèo giòn tan được cuốn cùng với dăm ba loại rau, chấm với nước mắm chua ngọt đúng điệu miền Tây dân dã, mộc mạc.

Vì là bánh xèo chay nên phần nhân bánh cũng khá đơn giản chỉ với: đậu xanh luộc, đậu hủ, tàu hủ ky, nấm mèo, giá, củ sắn còn vỏ bánh là bột gạo pha với bột giòn ăn kèm với các loại rau rừng trên núi Cấm, đặc biệt là rau kim thất mọc dại theo triền núi nên mùi vị thanh khiết, độc đáo, ít nơi nào có được.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Những món ngon quên sầu miền Tây mùa nước nổi

Miền Tây bước vào mùa nước nổi với những cơn mưa rả rích kéo dài suốt đêm ngày và sau những đợt mưa ấy nước lại đổ trắng cả miền quê chân chất. Đến với miền Tây những ngày này các bạn sẽ được khám phá và trải nghiệm đời sống thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ miền sông nước Cửu Long. Đặc biệt về miền Tây những ngày này, đừng quên thưởng thức những món ăn dân dã, đồng quê nhưng đậm đà đến khó quên.

Những món ngon quên sầu miền Tây mùa nước nổi

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui cũng là món ăn dân dã nổi tiếng xứ Nam kỳ bởi các chế biến nhanh gọn nhưng lại giúp con cá ngọt thịt nhất và thơm nhất. Nướng trui tức nướng mà không tẩm ướp gia vị. Cá lóc còn sống được đâm một cây trúc từ miệng xuống tận đuôi rồi cắm thẳng đứng xuống đất, sau đó dùng rơm để đốt. Khi mùi thơm theo khói toả ra cũng là lúc cá chín tới.

Cá sau khi nướng trui trông đầy than nhưng sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm nức. Cá lóc nướng trui có thể dùng để cuốn bánh tráng, rau rừng chấm nước mắm đồng hay chấm cùng muối ớt (loại muối hột). Tuy nhiên có loại nước mắm me được nhiều người ưa thích, bạn chỉ cần gỡ thịt chấm vào để cảm nhận hết vị vừa mặn vừa ngọt, vừa cay thơm.

Gà ta nướng

Gà ta nướng

Gà ta nướng mọi là ngon khó cưỡng của khách đến thăm miền Tây. Gà đang chạy trong vườn, đuổi bắt rồi cắt cổ nhổ lông. Sau khi làm sạch, chặt miếng to rồi nướng trên vỉ than hồng. Gà nướng mọi không tẩm gia vị, sau khi nướng chín vàng thơm phức, chỉ cần chấm muối ớt đã có thể gặm luôn tận xương.

Canh điên điển nấu cá rô đồng

Canh điên điển nấu cá rô đồng

Canh điên điển nấu cá rô đồng - cái tên gợi nhớ miền Tây từ những ngày tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến hết tháng Chạp. Mỗi năm cứ vào dịp này, điên điển trổ bông vàng đồng, hái về bắc nồi canh cá rô, nêm tí muối tí me, nước sôi bùng thì cho bông điên điển và mớ giá đậu xanh vào. Canh điên điển ăn với cá kho, cá chiên hay chỉ cần chén nước mắm đồng vớt cá canh ra chấm đã đủ khiến bạn mê mẩn. 

Chuột đồng nướng chao

Chuột đồng nướng chao

Những con chuột đồng béo ngậy được làm sạch bỏ đầu và ruột  rồi tẩm ướp chút bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu, tỏi, chao, sa tế, ớt tươi, ớt khô, dầu hào khoảng 20 phút cho ngấm đều rồi nướng trên bếp than được đốt cháy lên đỏ hồng.

Thịt chuột được đảo đều tay, khi nào thấy thịt chuột hơi tái màu, ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp, khi thấy thịt có mùi thơm và cháy sem sém rìa là thịt đã chín. Nếu nướng chuột bằng bếp than, khi ra lò, thịt chuột sẽ dai, thơm, thấm đều vị beo béo của chao, một chút cay của sa tế và mùi thơm của than củi.

Trên tấm lá chuối đã được rửa sạch hoặc đĩa sứ, bày khế chua, dưa chuột, cà chua thái miếng, rau răm, rau thơm và bày chuột nướng chao vào giữa rồi từ từ thưởng thức. Đây là món ăn đậm hương vị của miền Tây mà có lẽ bạn sẽ khó lòng quên được.


Nguồn: tổng hợp

Lênh đênh miền Tây sông nước ở những khu chợ nổi bình dị

Nếu có dịp ghé thăm miền Tây, du khách không thể bỏ qua những khu chợ nổi nhộn nhịp mà bình dị, thưởng thức đủ loại nông sản, các món ăn vặt nổi tiếng đất phương Nam.

Nếu có dịp ghé thăm miền Tây, du khách không thể bỏ qua những khu chợ nổi nhộn nhịp mà bình dị, thưởng thức đủ loại nông sản, các món ăn vặt nổi tiếng đất phương Nam.

Chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng

Mang nét đẹp nguyên bản, dung dị của phiên chợ miền Tây sông nước. Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp từ 3h sáng, chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu muốn ngắm bình minh trên chợ nổi, bạn nên đến vào lúc 6h, đây là thời điểm mặt trời vừa lên. Đến chợ nổi Ngã Năm, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như dứa, chôm chôm và dừa. Du khách nên trải nghiệm bữa sáng lênh đênh trên sông, thưởng thức cơm tấm hay hủ tiếu nóng hổi.

Mang nét đẹp nguyên bản, dung dị của phiên chợ miền Tây sông nước. Khác với những khu chợ khác, chợ nổi Ngã Năm bắt đầu họp từ 3h sáng, chợ tấp nập nhất vào lúc 5h. Nếu muốn ngắm bình minh trên chợ nổi, bạn nên đến vào lúc 6h, đây là thời điểm mặt trời vừa lên. Đến chợ nổi Ngã Năm, bạn có thể thưởng thức các loại nông sản như dứa, chôm chôm và dừa. Du khách nên trải nghiệm bữa sáng lênh đênh trên sông, thưởng thức cơm tấm hay hủ tiếu nóng hổi.

Chợ nổi Ngã Bảy, Hậu Giang

Hay còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, một điểm đến du khách không thể bỏ qua khi ghé Hậu Giang. Nếu không thích những nơi tấp nập du khách, bạn nên ghé chợ nổi Phụng Hiệp và trải nghiệm cuộc sống bình dị của người miền Tây. Mỗi thuyền, ghe, bán một loại nông sản hay mặt hàng riêng. Các mặt hàng được treo cao trên những cây bẹo thay cho biển quảng cáo. Đến đây, bạn có thể thưởng thức những ly cà phê đặc sánh, thả tâm hồn trôi theo những câu vọng cổ miên man ngân vang trên sông.

Hay còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, một điểm đến du khách không thể bỏ qua khi ghé Hậu Giang. Nếu không thích những nơi tấp nập du khách, bạn nên ghé chợ nổi Phụng Hiệp và trải nghiệm cuộc sống bình dị của người miền Tây. Mỗi thuyền, ghe, bán một loại nông sản hay mặt hàng riêng. Các mặt hàng được treo cao trên những cây bẹo thay cho biển quảng cáo. Đến đây, bạn có thể thưởng thức những ly cà phê đặc sánh, thả tâm hồn trôi theo những câu vọng cổ miên man ngân vang trên sông.

Chợ nổi Long Xuyên, An Giang

Ghé thành phố Long Xuyên (An Giang), du khách không thể bỏ qua chợ nổi Long Xuyên, khu chợ nổi trên dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa. Chợ nổi cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 2 km. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm các món ăn mộc mạc, đậm vị miền Tây như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn…
Ảnh: Thái Bụng Bự
Ghé thành phố Long Xuyên (An Giang), du khách không thể bỏ qua chợ nổi Long Xuyên, khu chợ nổi trên dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa. Chợ nổi cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 2 km. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm các món ăn mộc mạc, đậm vị miền Tây như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn…

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Khác với chợ nổi Ngã Năm hay Phùng Hiệp, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) nhộn nhịp, tấp nập du khách hơn. Đây là khu chợ nổi tiếng ở mảnh đất Tây Đô trù phú. Chợ Cái Răng cách bến Ninh Kiều (Cần Thơ) khoảng 4 km, du khách đi thuyền khoảng 30 phút sẽ đến chợ. Đến chợ nổi Cái Răng, du khách nên thưởng thức các loại nông sản nổi tiếng đất phương Nam như quýt Lai Vung, bưởi năm roi, sầu riêng...    Ngoài thưởng thức các loại trái cây, check-in trên thuyền vào buổi sớm cũng là trải nghiệm nhiều du khách yêu thích khi ghé chợ nổi Cái Răng. Bạn nên đến chợ vào lúc 5h sáng, hòa mình với cuộc sống thường nhật của người miền Tây trên sông, nếm thử loạt món ăn vặt nổi tiếng và ghi lại những bức hình "sống ảo" nghìn like.
Ảnh: nhonhonguyen226
Khác với chợ nổi Ngã Năm hay Phùng Hiệp, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) nhộn nhịp, tấp nập du khách hơn. Đây là khu chợ nổi tiếng ở mảnh đất Tây Đô trù phú. Chợ Cái Răng cách bến Ninh Kiều (Cần Thơ) khoảng 4 km, du khách đi thuyền khoảng 30 phút sẽ đến chợ. Đến chợ nổi Cái Răng, du khách nên thưởng thức các loại nông sản nổi tiếng đất phương Nam như quýt Lai Vung, bưởi năm roi, sầu riêng...

Ngoài thưởng thức các loại trái cây, check-in trên thuyền vào buổi sớm cũng là trải nghiệm nhiều du khách yêu thích khi ghé chợ nổi Cái Răng. Bạn nên đến chợ vào lúc 5h sáng, hòa mình với cuộc sống thường nhật của người miền Tây trên sông, nếm thử loạt món ăn vặt nổi tiếng và ghi lại những bức hình "sống ảo" nghìn like.

Chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang

Khác với nhiều phiên chợ miền Tây, chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) họp từ buổi sáng tinh mơ và tan vào lúc đêm muộn. Chợ nổi Cái Bè tấp nập, nhộn nhịp với các xuồng, ghe đủ màu sắc. Du khách nên ghé khu chợ vào buổi tối, trải nghiệm quang cảnh mua bán nhộn nhịp, lung linh trên sông.

Khác với nhiều phiên chợ miền Tây, chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) họp từ buổi sáng tinh mơ và tan vào lúc đêm muộn. Chợ nổi Cái Bè tấp nập, nhộn nhịp với các xuồng, ghe đủ màu sắc. Du khách nên ghé khu chợ vào buổi tối, trải nghiệm quang cảnh mua bán nhộn nhịp, lung linh trên sông.


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Bánh Cóng miền Tây – Đi xa là nhớ, đi về là ăn

Bánh Cóng là món ngon nổi tiếng của Sóc Trăng, là đặc sản của người Khmer Nam Bộ được rất nhiều người Sài Gòn ưa chuộng. Chỉ đơn giản là bánh được đổ trong những chiếc cóng nên bánh có tên gọi là bánh Cóng.

Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây ngoài Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng không quá ngấy.

Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng không quá ngấy.

Từng thứ nhỏ nhặt thế thôi những nếu không chú ý thì sẽ dễ mất khách, vì khách đến với hàng bánh Cóng vừa xuề xòa vừa khó tính. Dễ ở chỗ không kén nơi ngồi nhưng lại đòi hỏi cầu kỳ trong cách thưởng thức, bánh phải đủ ngon thì mới giữ chân khách dài lâu.


Từng thứ nhỏ nhặt thế thôi những nếu không chú ý thì sẽ dễ mất khách, vì khách đến với hàng bánh Cóng vừa xuề xòa vừa khó tính. Dễ ở chỗ không kén nơi ngồi nhưng lại đòi hỏi cầu kỳ trong cách thưởng thức, bánh phải đủ ngon thì mới giữ chân khách dài lâu.

Thường người Sài Gòn hay ăn chung với bánh cuốn như một kiểu ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà vì khi ấy, bánh Cóng đã nguội, xếp gọn gàng trong tủ kính hoặc khay đồ ăn, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. Vì thế, người sành ăn vẫn thích tìm đến những hàng quán chỉ chuyên về bánh Cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh Cóng vàng ruộm đầy hấp dẫn.

Thường người Sài Gòn hay ăn chung với bánh cuốn như một kiểu ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà vì khi ấy, bánh Cóng đã nguội, xếp gọn gàng trong tủ kính hoặc khay đồ ăn, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. 

Vì thế, người sành ăn vẫn thích tìm đến những hàng quán chỉ chuyên về bánh Cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh Cóng vàng ruộm đầy hấp dẫn. 

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt.

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt.

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt. 


Theo laodong.vn

Bài đăng phổ biến