Ngôi nhà số 87 Mã Mây được xây dựng cuối thế kỷ 19 nhưng đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
Nằm trên phố Mã Mây, địa chỉ số 87 là một trong số ít những ngôi nhà cổ được bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, cung cấp thông tin về lịch sử con người cũng như mảnh đất Hà Thành.
Đây loại nhà ở truyền thống ở khu phố cổ Hà Nội với kiến trúc hình ống, hai tầng được làm bằng gỗ lim kết hợp với gạch đất nung, mái lợp ngói vẩy rồng. Phòng ngoài cùng sát mặt phố có những khung cửa lớn mà xưa kia chủ nhà dùng làm nơi buôn bán và bày hàng hóa.
Một sân nhỏ nằm chính giữa ngôi nhà được lót bằng gạch Bát Tràng. Sân là nơi lấy ánh sáng cho các phòng trong nhà. Với cách thiết kế này, ngôi nhà được thông gió và chiếu sáng tốt hơn.
Đi vào từng lớp cửa, bạn sẽ cảm nhận được sự cổ kính, trầm mặc của ngôi nhà. Hiện nơi đây vẫn còn giữ được những đồ vật cổ. Chính điều này làm tăng thêm giá trị văn hóa cho di tích.
Vật dụng trong nhà chủ yếu là đồ gỗ, gốm sứ và mây tre đan truyền thống đã nhuộm màu thời gian.
Cách sắp đặt ngày nay tái hiện phần nào không gian của căn nhà xưa. Đứng trong căn nhà cổ, bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình, tĩnh lặng và hoài niệm về một Hà Thành xưa.
Tổng diện tích của ngôi nhà là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố, có chiều dài đất 28 m, chiều rộng mặt tiền 5 m và chiều rộng của mặt hậu là 6m.
Bạn phải đi qua một chiếc cầu thang bằng gỗ cũ kỹ để lên tầng. Bên trong là trường kỷ và một bộ ấm trà bằng đất nung đặt phía trên. Đây là nơi gia chủ xưa kia dùng để tiếp khách.
Hiện nay, nhà cổ Mã Mây thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Vào các buổi tối cuối tuần, nơi đây diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật như ca trù, hát đối.
Ngoài ra, gian nhà chính còn trưng bày và quảng bá nhiều mặt hàng thủ công truyền thống: tranh giấy gió, sơn mài, tranh Đông Hồ, hay một số nhạc cụ dân tộc,...
Nhà cổ mở cửa hàng ngày từ 8h đến 20h. Giá vé tham quan là 10.000 đồng một lượt. Thời gian nghỉ buổi trưa là 12h - 13h30, du khách nên tránh đến vào giờ này.
Đây loại nhà ở truyền thống ở khu phố cổ Hà Nội với kiến trúc hình ống, hai tầng được làm bằng gỗ lim kết hợp với gạch đất nung, mái lợp ngói vẩy rồng. Phòng ngoài cùng sát mặt phố có những khung cửa lớn mà xưa kia chủ nhà dùng làm nơi buôn bán và bày hàng hóa.
Một sân nhỏ nằm chính giữa ngôi nhà được lót bằng gạch Bát Tràng. Sân là nơi lấy ánh sáng cho các phòng trong nhà. Với cách thiết kế này, ngôi nhà được thông gió và chiếu sáng tốt hơn.
Đi vào từng lớp cửa, bạn sẽ cảm nhận được sự cổ kính, trầm mặc của ngôi nhà. Hiện nơi đây vẫn còn giữ được những đồ vật cổ. Chính điều này làm tăng thêm giá trị văn hóa cho di tích.
Vật dụng trong nhà chủ yếu là đồ gỗ, gốm sứ và mây tre đan truyền thống đã nhuộm màu thời gian.
Cách sắp đặt ngày nay tái hiện phần nào không gian của căn nhà xưa. Đứng trong căn nhà cổ, bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình, tĩnh lặng và hoài niệm về một Hà Thành xưa.
Tổng diện tích của ngôi nhà là 157,6 m2, được xây dựng vuông góc với đường phố, có chiều dài đất 28 m, chiều rộng mặt tiền 5 m và chiều rộng của mặt hậu là 6m.
Bạn phải đi qua một chiếc cầu thang bằng gỗ cũ kỹ để lên tầng. Bên trong là trường kỷ và một bộ ấm trà bằng đất nung đặt phía trên. Đây là nơi gia chủ xưa kia dùng để tiếp khách.
Hiện nay, nhà cổ Mã Mây thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Vào các buổi tối cuối tuần, nơi đây diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật như ca trù, hát đối.
Ngoài ra, gian nhà chính còn trưng bày và quảng bá nhiều mặt hàng thủ công truyền thống: tranh giấy gió, sơn mài, tranh Đông Hồ, hay một số nhạc cụ dân tộc,...
Nhà cổ mở cửa hàng ngày từ 8h đến 20h. Giá vé tham quan là 10.000 đồng một lượt. Thời gian nghỉ buổi trưa là 12h - 13h30, du khách nên tránh đến vào giờ này.
Phong Vinh (VNExpress)