Hiển thị các bài đăng có nhãn tour Đồng Văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tour Đồng Văn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Du lịch mùa thu vàng Đông Bắc

Trên từng nẻo đường quê hương, dường như chỉ có miền Bắc mới được ban tặng sắc thu vàng lãng mạn, quyến rũ đến mê hồn. Những cung đường vàng rực màu lúa, những con đèo đổ dốc thênh thang, ngọn thác vùng biên hùng vĩ… dù mới rời xa đã thấy lòng nhớ nhung da diết.

Xem thêm: Du lịch Đông Bắc Việt Nam với những dòng sông

Thác Bản Giốc – bản hùng ca giữa núi rừng 

Được ca ngợi là một trong bốn thác nước nằm ở vùng biên giới lớn và đẹp nhất thế giới, thác Bản Giốc đã trở thành điểm đến thiêng liêng trong trái tim của mỗi người Việt. Vào thu, Bản Giốc tràn trề nước, cuồn cuộn tung bọt giữa cánh rừng đang mùa thay lá vàng. Tiếng rác reo ầm ào vang dội một góc trời, nửa mời gọi, nửa thách thức lữ khách. Những cột nước khổng lồ từ trên cao đổ xuống, tỏa sương bát ngát bao phủ cả vùng núi non trùng điệp.

Trái ngược với khung cảnh náo động của nước, dưới chân núi là dòng Quây Sơn trong xanh, dịu dàng đưa lối bè tre của du khách đến ngoạn cảnh. Nơi ấy, bạn cảm nhận rõ ràng tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc không ở đâu xa, mà ở ngay trong khoảnh khắc này, khi mắt chiêm ngưỡng dòng lụa trắng khổng lồ, tai lắng nghe tiếng thác đổ, và đôi tay chạm vào những tia nước mát lành từ độ cao hơn 30m. 



Trên hành trình mùa thu ấy, trái tim bạn sẽ đôi lần rung lên những nhịp đập yêu thương khi đến thăm hồ Ba Bể huyền thoại. Người thiếu nữ Tày trong màu áo chàm vô tình đánh rơi tiếng hát trên mặt hồ ngọc bích rồi dội vào vách núi khiến cho ai đó phải ngẩn ngơ. Vẫn còn đó câu chuyện nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng, xứ Lạng tươi đẹp hôm nay còn là điểm đến mới hấp dẫn với quần thể động - chùa Tam Thanh, phố đêm Kỳ Lừa sôi động.


Chinh phục “những nấc thang vàng”   

Mùa lúa chín, khắp đất trời Hà Giang nhuộm trong sắc vàng huyền diệu của những thửa ruộng bậc thang cao vút. Một bức ký họa vô tận được dệt nên từ nương lúa đang vào mùa gặt cứ trải rộng ngút tầm mắt. Những luống mới ngả màu, luống chín vàng óng hay màu nâu gốc rạ hợp thành bảng màu lộng lẫy.



Lũng Cú là một trong những nơi dân phượt không thể bỏ lỡ với những thửa ruộng bậc thang nhuộm vàng, chảy tràn đến tận đỉnh trời. Từ Cổng trời Quản Bạ, phóng tầm mắt ra xa, toàn cảnh thị trấn Tam Sơn, núi Đôi tuyệt sắc với chiếc áo choàng lúa vàng lộng lẫy. Có đứng giữa khung cảnh rộn ràng, náo nhiệt của ngày mùa, ngắm nghía sắc màu thổ cẩm và bé con ngủ say trên lưng mẹ, bạn mới hiểu được niềm hạnh phúc đích thực trên vùng rẻo cao. 


Không hoa mỹ cũng không quá lớn lao, hạnh phúc chỉ đơn giản là nụ cười sảng khoái của lão cao niên trước thành quả sau bao tháng trời cần lao. Với những người miền xuôi, dù chưa bao giờ gắn bó với nơi này nhưng đã trót phải lòng vẻ đẹp giản dị mà quyến rũ trên cao nguyên đá tai mèo.


Hãy đi và cảm nhận, bạn sẽ thấy hạnh phúc chính là những hành trình sẻ chia yêu thương cho trẻ con vùng cao còn nhiều thiếu thốn, là khoảnh khắc tự hào khi đứng trên cột cờ Lũng Cú lộng gió, bởi quê hương mình còn nhiều nơi đẹp và hùng vĩ đang chờ bạn đến!

Liên hệ:

KHỐI DU LỊCH KHÁCH LẺ
190 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM 
Tel: (08) 3822 8898 - Ext: 229, 230, 231, 232, 233, 234, 235, 236, 237, 297
Hotline: 0938 301 399
Và các trung tâm, chi nhánh, phòng đăng ký du lịch của Vietravel trên toàn quốc. Hoặc truy cập mạng bán tour trực tuyến www.travel.com.vn

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Điểm ngắm băng tuyết đẹp nhất Việt Nam

Ngoài Sapa, Y Tý (Lào Cai), bạn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết hiếm gặp tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Phia Oắc (Cao Bằng), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang).

Xem thêm: Du lịch Hàn Quốc kết hợp trượt tuyết tại khu nghỉ dưỡng Yangji Pine

1. Sapa, Y Tý (Lào Cai)

Nằm phía tây bắc ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, Sapa là một trong những nơi băng tuyết xuất hiện nhiều nhất ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, trong khoảng thời gian từ 1971 đến 2011, đã có 15 lần tuyết rơi tại Sapa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa

Tuyết rơi dày đặc, phủ một màu trắng xóa ở Lào Cai. Ảnh: Hải Âu 

Mới đây nhất là vào ngày 15/12, tuyết đã rơi tại thị trấn Sapa và kéo dài đến sáng 16/12. Du khách có thể bắt gặp tuyết ở nhiều khu vực quanh thị trấn như Cổng Trời, thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quý Hồ.

Đi sâu hơn nữa vào đến xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh đẹp của tuyết, phủ trắng những con đường, các bản làng, rặng cây, núi đồi.

2. Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

Ở độ cao trung bình 800-1.000 m so với mực nước biển, thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình (Lạng Sơn), Mẫu Sơn được xem là một trong những vùng lạnh nhất Việt Nam. Vào mùa đông, nhiệt độ ở Mẫu Sơn thường xuyên ở mức âm, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.

Xem thêm: Địa điểm du lịch Tết
Cây cỏ bám đầy băng giá ở Mẫu Sơn. Ảnh: sinhvietluat 


Vốn là khu nghỉ dưỡng giống như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo... nên khi có băng, cả Mẫu Sơn bao trùm sắc màu châu Âu huyền bí khi màu trắng của băng tràn ngập những ngôi nhà biệt thự Pháp cổ.

Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống vùng cao của đồng bào Dao, Nùng, Tày và thưởng thức các đặc sản nổi tiếng như chè shan tuyết, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay, rượu Mẫu Sơn, đào chuông Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao.

3. Tây Côn Lĩnh (Hà Giang)

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh - nóc nhà của núi rừng Đông Bắc cũng là nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết mỗi khi mùa đông đến. Vào năm 2011, từ cao độ 1.600 m trở lên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), tuyết đã phủ một lớp dày. Năm 2012 tại Tây Côn Lĩnh cũng đã xuất hiện băng tuyết khiến cho cảnh sắc nơi đây đẹp tựa như những cánh rừng Na Uy.

Băng tuyết trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ảnh: VTC 


So với các điểm ngắm băng tuyết khác, đường lên Tây Côn Lĩnh rất khó đi. Tuy nhiên, với những cánh rừng băng trải dài ngút ngàn tầm mắt, tuyết phủ trắng xóa từng nhành cây, ngọn cỏ, Tây Côn Lĩnh vẫn được không ít bạn trẻ chọn là nơi tận hưởng không khí châu Âu đầy tuyết.

4. Phia Oắc (Cao Bằng)

Phia Oắc là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người. Ở độ cao 1.930 m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Ở trên đỉnh núi Phia Oắc nhìn xuống chẳng khác nào đang đứng trên chín tầng mây. Mây bồng bềnh ôm lấy đại ngàn Phia Oắc quanh năm suốt tháng.

Băng giá trên đỉnh Phia Oắc. Ảnh: kienthuc 

Tuy không thường xuyên có tuyết rơi như Sapa nhưng nếu may mắn, bạn có thể trông thấy những bông tuyết trải dài trên những mái nhà và cành cây khô khốc, có khi trắng cả cánh rừng.

Phia Oắc cũng là nơi người Pháp chọn xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho binh lính và sĩ quan. Hiện một số biệt thự cổ của người Pháp vẫn còn được lưu giữ và là điểm đến không thể bỏ qua khi khách du lịch đến tham quan.

5. Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)

Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp khiến băng giá cũng xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao của Hà Giang, trong đó có Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng… (huyện Đồng Văn), hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái... (huyện Mèo Vạc) để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.
Tuyết rơi trên mái nhà ở cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: TTXVN 

Mới đây, do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiều nơi ở Đồng Văn, Mèo Vạc, tuyết rơi dày 4-5 cm. Tuyết rơi phủ một lớp dày ở Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú), xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) sau đó lan tỏa dần các khu vực xung quanh.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch mùa đông
Vy An

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Du lịch Đông Bắc Việt Nam với những dòng sông

SGTT - Hà Giang – Tuyên Quang – Bắc Kạn đã được kéo lại gần nhau bằng đường thủy trên những dòng sông Đông Bắc. Những danh thắng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) trở nên mới mẻ, nên thơ khi được khám phá dưới góc nhìn từ dòng sông. 

Rời Đồng Văn với đỉnh Lũng Cú điểm cực Bắc tổ quốc, hay còn được ví “nóc nhà Việt Nam”, những buổi chợ phiên đa sắc màu hoa văn thổ cẩm… đậm đà bản sắc giống như trăm năm về trước, chúng tôi tiếp tục đến Bắc Mê rồi lên thuyền cao tốc xuôi dòng sông Gâm hướng tới nhà máy thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang.

Thắng cảnh nhìn từ sông Gâm

Thác Đầu Đẳng - hồ Ba Bể
Mùa này nước kém, dòng sông Gâm chảy qua địa phận Hà Giang vì thế luôn đục ngầu màu gạch cua cho đến khi tiếp giáp khu vực lòng hồ nó bỗng thay màu xanh ngăn ngắt và càng lúc càng trải rộng mênh mông giữa đôi bờ là cánh rừng nguyên sinh, những dãy núi đá vôi gối lên nhau trùng điệp. Thỉnh thoảng lộ diện trên mặt nước những thân cây khô, như minh chứng một thời nơi đây từng là rừng rậm.
Đó cũng là một trong những đoạn có cảnh sắc khoáng đạt, quyến rũ nhất trên sông Gâm. Người ta kể: khắp sông suối phía Bắc nổi tiếng năm loại cá quý hiếm được ví là “ngũ quý hà thuỷ” gồm anh vũ, cá chiên, dầm xanh, cá lăng, cá bông thì hầu hết đều có mặt, sinh sản ở sông Gâm. Song ngày nay vì môi trường thay đổi và bị ngư dân khai thác ráo riết ngay còn trứng nước nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng loại cá anh vũ, tương truyền xưa kia chỉ dành tiến vua, tuy vẫn tồn tại nhờ sống trong hang sâu, hốc đá dưới đáy sông nhưng số lượng chẳng còn là bao.
Cuộc “giang trình” không quá dài như tôi tưởng tượng bởi mất khoảng hai tiếng đồng hồ tính từ lúc khởi hành, thuyền đã tới Na Hang, nơi hội tụ của dòng sông Gâm và sông Năng đồng thời uốn quanh núi Pác Tạ, mang hình thù con voi quỳ phục. Nhìn về phía trước nổi bật trên bầu trời là toàn cảnh khu vực đập tràn và nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, công trình lớn thứ nhì miền Bắc sau Hoà Bình đang vận hành ngày đêm với ba tổ máy.

Đến sơn cùng thuỷ tận

Bỏ lại sau lưng thị trấn Na Hang nhộn nhịp trên bến dưới thuyền trong một buổi trưa đầy nắng gió, chúng tôi rẽ sang phía tả ngạn sông Gâm, bắt đầu ngược dòng Năng chảy uốn khúc giữa hai bên bờ là những vách đá xù xì, dựng đứng, từng được thời gian, sóng nước bào mòn, tỉa tót qua hàng triệu năm. Thời tiết chợt chuyển sang mát lạnh khi thuyền chạy song song cánh rừng già ven bờ. Đâu đó vang vọng tiếng chim hót cùng tiếng cây rừng xào xạc giữa chốn sơn cùng thuỷ tận làm cho cảnh vật thêm hoang dã, tĩnh mịch.




Bỗng nhiên xuất hiện trước mặt nhiều thân cây khô chắn ngang dòng chảy. Ai đó báo tin “Đã tới chân thác Đầu Đẳng thuộc vườn quốc gia Ba Bể. Mọi người lục đục xuống bến đò Tà Kèn rồi vượt dốc lên đỉnh thác. Theo Lộc Thị Thu Huyền, hướng dẫn viên vườn quốc gia: “Thác Đầu Đẳng cao 53m, dài gần 2km vốn là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn, nhỏ chồng chất lên nhau sau một trận động đất cách đây 11.000 năm. Mặt khác nhờ sự kiến tạo này mà thác Đầu Đẳng đã trở thành con đập tự nhiên, giữ nước cho hồ Ba Bể”.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch hồ Ba Bể

Quá trình vận động kiến tạo, thiên nhiên khá hào phóng khi ban tặng cho vườn quốc gia Ba Bể nhiều danh thắng kết hợp giữa vẻ đẹp nên thơ, hữu tình sông hồ với sự ngoạn mục, hùng vĩ của núi đá vôi “các tơ” cổ, (một dạng đá vôi bị xâm thực thành hang động); đặc biệt là hệ thống 20 hang động, trong đó động Puôn được xem là đẹp nhất bởi có chiều dài 300m, trần động có chỗ cao đến 50m với nhiều chòm nhũ đá ngoạn mục và cũng là nơi trú ngụ của đàn dơi hơn 10.000 con. Đó là kết quả của dòng sông Năng xâm thực lòng núi Lũng Nham suốt hàng trăm triệu năm tạo thành.

Chúng tôi thăm Ba Bể khi trời đã quá chiều, dưới ghềnh đá dĩa ven hồ từng đàn thuỷ cầm đang lao xao ngụp lặn tìm mồi, chợt nghe động tức khắc chúng bay loáng thoáng trên mặt nước vài ba mét rồi tiếp tục sà xuống hồn nhiên bơi lội như trêu chọc những vị khách phương xa mãi dõi mắt nhìn theo. Giữa trời nước bao la, thoang thoảng hương thảo mộc, chúng tôi chỉ biết lặng yên và thả hồn theo cánh chim bay lượn lờ trên cánh rừng nguyên sinh ngút ngàn, những núi đá vôi lô nhô, thoắt ẩn thoắt hiện sau làn mây trắng mong manh như sương như khói.

Các tour “hành Đông Bắc – Việt Nam” vẫn luôn hấp dẫn nhất đối với khách phương Nam, bởi lẽ vùng đất này sở hữu hai danh thắng nổi tiếng: cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và hồ Ba Bể (Bắc Kạn) hiện đang được đề nghị UNESCO xem xét công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

(Nguồn: SGTT)

Bài đăng phổ biến