Hiển thị các bài đăng có nhãn tour Sydney. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tour Sydney. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Những điều bạn có thể chưa biết về Australia

Là một quốc gia đa văn hóa và sắc tộc với cư dân từ khắp nơi trên thế giới, xứ sở chuột túi sở hữu hàng rào dài nhất thế giới, là nhà của 100 triệu con cừu...

Dingo Fence – Hàng rào dài nhất thế giới

Dingo Fence hay hàng rào chống chó Dingo (loài chó hoang đặc trưng sống tại Australia) được dựng lên từ những năm 1880 và hoàn thành năm 1885, để ngăn lũ chó Dingo khỏi phá hoại mùa màng cũng như đàn cừu ở phía nam Queensland.
Đây là một trong những công trình dài nhất thế giới và là hàng rào dài nhất (5.614 km). Hàng rào đã phát huy mạnh mẽ tác dụng của nó cho dù thi thoảng người ta vẫn có thể tìm thấy vài chú chó Dingo ở miền Nam. Những năm 1990, các lỗ hổng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên hàng rào và chó Dingo đã tranh thủ tìm đến vùng đồng cỏ đầy thỏ non và kangaroo để kiếm ăn.

Tham khảo tour Australia tại Vietravel
Hàng rào trải dài giúp bảo vệ bầy gia súc khỏi lũ chó săn Dingo hung hăng. Ảnh Wikipedia.

The Flying Doctor - “Bác sĩ bay”

“Dịch vụ y tế bay Hoàng Gia” hay còn gọi là “bác sĩ bay” là hoạt động chăm sóc sức khỏe trong các trường hợp khẩn cấp dành cho những người sống ở vùng thôn dã hẻo lánh tại Australia. Đây thật ra là một tổ chức phi lợi nhuận giúp những cư dân không thể đến bệnh viện một cách dễ dàng vì khoảng cách quá xa. “Bác sĩ bay” cũng là biểu tượng đặc biệt trong cuộc sống của người Australia, bởi khi diện tích đất đai quá rộng lớn và dân cư sống rất thưa thớt, rất khó để xây dựng thật nhiều bệnh viện với đầy đủ cơ sở vật chất.
Các thành viên trong đội bác sĩ bay với những chiếc máy bay hạng nhẹ có thể hạ cánh xuống các cánh đồng. Ảnh alongthegrapevine.com.

Nhà của 100 triệu con cừu

Vào đầu thế kỷ 21, người ta ước tính có khoảng 120 triệu con cừu ở Australia. Do những ảnh hưởng của hạn hán và nhu cầu sử dụng lông cừu giảm, số lượng cừu cũng đi xuống và hiện còn khoảng 100 triệu. Con số này gần gấp 5 lần dân số của Australia vốn chỉ có hơn 20 triệu người. 
100-trieu-con-cuu-JPG-8360-1381888814.jp
Australia nổi tiếng thế giới bởi số lượng và chất lượng các sản phẩm từ lông cừu. Ảnh Tribune.com.pk

Tại sao Canberra lại là thủ đô của Australia?

Khu vực Canberra đã được chọn là thủ đô của Australia năm 1908 trong một thỏa hiệp giữa hai thành phố lớn lúc bấy giờ là Sydney và Melbourne. Vị trí này cách Sydney 248 km và Melbourne 483 km. Đây là đô thị được thành lập với một kế hoạch hoàn toàn cụ thể.
thu-do-Canbera-JPG-1904-1381888814.jpg
Thành phố thủ đô Canberra được quy hoạch một cách bài bản. Ảnh Flickr – Udo_wom.

Trại gia súc lớn nhất trên thế giới

Nếu đã xem bộ phim Australia do 2 diễn viên nổi tiếng Hugh Jackman và Nicole Kidman đóng hẳn bạn sẽ ấn tượng bởi mảnh đất bụi bặm với đàn gia súc khổng lồ tràn ngập màn ảnh. Khung cảnh ấy hoàn toàn có thật ở ngoài đời, thậm chí hoành tráng hơn. Anna Creek ở vùng Nam Australia xa xôi được xem là trang trại lớn nhất thế giới với diện tích lên đến 34.000 km2 (to hơn trang trại tại Bỉ hay trang trại lớn nhất ở Mỹ với diện tích 6.000 km2). Anna Creek có thể chứa khoảng 16.000 đầu gia súc nhưng hiện tại vì hạn hán, số gia súc đang được chăn thả chỉ khoảng 2.000 con.
Khung cảnh hoàng hôn đẹp như tranh ở trang trại Anna Creek. Ảnh chrismclennan.smugmug.com

Rặng núi Australian có lượng tuyết nhiều hơn Thụy Sĩ

Mỗi mùa đông, dãy núi Australian (nằm giữa Canberra Melbourne) có lượng tuyết phủ nhiều hơn cả ở Thụy Sĩ. Dãy núi tuyết là một phần của rặng núi lớn ở bờ Đông đất nước, trải trên chiều dài 3.500 km từ bắc xuống nam qua các bang Queensland, New South Wales và Victoria.
Các ngọn núi phủ tuyết đóng vai trò quan trọng cho ngành du lịch  Australia. Khi thời tiết đang là mùa hè ở bắc bán cầu thì ở Australia lại là mùa đông. Hàng nghìn du khách ở các quốc gia nhiệt và ôn đới vì thế sẽ muốn tránh cái nắng gắt của hạ sang để thoải mái chơi trượt tuyết cũng như các hoạt động vào mùa đông tại xứ sở chuột túi.
tuyet-phu-JPG-4981-1381888814.jpg
Trượt tuyết giữa mùa đông ở Australia trong khi bắc bán cầu vẫn đang là mùa hè. Ảnh Australia.com

Hệ thống động vật quần cư lớn nhất thế giới

Great Barrier Reef là dải san hô và cũng là hệ thống động vật quần cư lớn nhất hành tinh, trải dài 2.000 km ngoài khơi bang Queensland. Vỉa san hô lớn được hợp thành từ những cụm san hô riêng rẽ nằm cách xa bờ. Chúng phát triển mạnh mẽ thành những khu phá cạn và dễ dàng ngắm nhìn chỉ với chiếc vòi hơi cùng chân vịt. Vẻ đẹp của loài sinh vật giàu màu sắc dưới đại dương này thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm. Tuy vậy, do số lượng người đến khám phá đông đúc, dải san hô cũng đối mặt với nhiều ảnh hưởng về hệ thống sinh thái thủy sinh.
san-ho-JPG-8211-1381888815.jpg
Dải san hô hòa mình trong lòng đại dương xanh ngắt. Ảnh Globalconnection.

Nhà hát Opera Sydney

Được biết đến với nickname “nhà hát con sò”, đây là công trình mang ý nghĩa biểu tượng của cả thành phố với những mái vòm bê tông có hình dáng vỏ sò. Nhà hát tọa lạc trên diện tích 1,8 ha, dài 183 m và rộng 120 m. 588 cột trụ bê tông đã được đúc để làm nền tảng cho nhà hát và chôn ở độ sâu 25 m dưới mặt nước biển.
Nhà hát do kiến trúc sư Jorn Utzon người Đan Mạch thiết kế năm 1955 và hoàn thành năm 1973. Chỉ riêng mái vòm đã có trọng lượng 161.000 tấn. Để nhìn toàn cảnh nhà hát, bạn có thể đăng ký tour leo cầu cảng Sydney hoặc đi tàu quanh vịnh.
oprera-house-JPG-6424-1381888815.jpg
Biểu tượng của thành phố Sydney – nhà hát con sò. Ảnh Josh.

 Australia từng là nơi quản thúc 160.000 tù nhân

Người Anh khám phá ra mảnh đất Australia và sử dụng nó trong việc giam giữ hàng nghìn tù nhân từ chính trị đến hình sự. Khoảng 160.000 người thi hành án đã bị lưu đày đến đây. Nhiều người trong số đó chết trong 8 tháng hải trình trước khi cập bến. Ngày nay khoảng 20 % dân số Australia có tổ tiên từng bị kết án tù.
nha-tu-JPG_1381889308.jpg
Tổ tiên của nhiều thế hệ người Australia từng là tù nhân. Ảnh heraldsun.com.au

Lãnh thổ Nam cực của Australia

Australian Antarctic Territory (AAT) là một phần của Nam Cực. Người Anh đã thiết lập chủ quyền và trao nó cho Australia quản lý với tư cách là thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung – Commonwealth năm 1933. Đây là vùng đất do một quốc gia sở hữu lớn nhất ở Nam Cực. AAT có diện tích 5,9 triệu km2 (2,3 triệu dặm vuông)  
ban-do-PNG_1381889289.png
Bản đồ minh họa phần sở hữu Nam cực của Australia màu đỏ. Ảnh Wikipedia
Hoài Nam

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Du lịch Úc - Kỳ lạ Giáng sinh nhiệt đới

Giáng sinh không lò sưởi, không tuyết trắng như trong thiệp Giáng Sinh khắp nơi trên thế giới, Australia mùa Noel rực rỡ nắng vàng trên những bãi biển chan hòa gió và cát, bữa tối Giáng Sinh sẽ là tiệc nướng BBQ trên bờ biển, những ông già Noel đang lướt ván, chơi dù bay hay nằm phơi nắng trên các khu nghỉ dưỡng tuyệt vời!

Đón giáng sinh theo “phong cách” Úc

Vào dịp Giáng Sinh, thời tiết nắng nóng, người dân Úc có một số truyền thống đặc trưng và khác biệt so với các nước phương Tây. Người Úc uống champagne ướp lạnh thay vì rượu sữa trứng Eggnog ấm nóng rất được ưa thích ở những vùng lạnh giá, họ thưởng thức bánh gato trái cây mát thay cho bánh chocolate phủ sữa ngọt ngào. Lễ hội Giáng Sinh truyền thống ở Úc có hội đèn cầy Carols By Candlelight có lịch sử từ năm 1937, các gia đình sẽ tập trung trước những nhà hát lớn, những trung tâm nổi tiếng như Martin Place, Hyde Park, Rushcutters Bay, Rosebery, Alexandria và đồi Surry Hills. Họ ngồi trên những tấm mền sặc sỡ, thắp nến lung linh xung quanh và cùng ngân vang bài thánh ca Christmas Carols. Hai nhà hát lớn nhất là nhà hát Con Sò ở Sydney và nhà hátMelbourne được truyền hình trực tiếp khắp đất nước này, trở thành nét văn hóa không thể thiếu của Úc.




Mùa Giáng Sinh ở Úc trùng với kỳ nghỉ hè nên rất nhiều gia đình sẽ tổ chức dịp lễ cuối năm ở các điểm du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, thành phố Wollongong bang New South Wales sẽ chật kín khách du lịch trên những bãi biển tuyệt đẹp, tại hố Nước Phun Kiama với cột nước trắng xoá phun thẳng lên trời, Vịnh Jervis cát trắng mịn, làn nước màu ngọc lam trong vắt, đẹp nhất thế giới, là nơi sinh sống của cá heo và cá voi tự nhiên. Về đô thị Ballarat, ngoại ô Melbourne, nhiều người sẽ mê “bảo tàng Vàng” độc đáo với nhà máy xử lý lọc vàng, hệ thống thủy cục đãi vàng và khu mỏ vàng trong lòng đất còn nguyên công cụ đào vàng thô sơ. Trẻ em sẽ rất thích thú khi được hoá thân thành thợ đào vàng thứ thiệt tự tay đãi cát bên những lạch nước.



Sydney – trái tim nước Úc

Không ai tới Australia mà lại quên ghé Sydney, thành phố này sẽ nhộn nhịp hơn bao giờ hết vào dịp lễ lớn cuối năm. Trước đó nhiều tuần lễ, từ ngoại ô tới những đại lộ trung tâm được trang trí sáng rực, nếu đứng từ Tháp Sydney cao 250m, toàn cảnh thành phố trải trước mắt bạn như một tấm bản đồ khổng lồ với những đại lộ ánh sáng đan xen. Khắp thành phố, những dàn đồng ca ngân nga thánh ca bên những cây thông Noel lấp lánh quả châu, tòa thị chính trình diễn nghệ thuật ánh sáng vạn hoa huyền diệu. Ngày cuối cùng của năm cũ, hàng triệu người trên khắp hành tinh dõi về Cầu cảng Sydney, nơi sẽ bắn pháo hoa đầu tiên và là một trong những cảnh Giao thừa lộng lẫy nhất thế giới.


Khám phá văn hóa xứ Kangaroo

Để cảm nhận một nước Úc bản địa đặc sắc, hãy tìm về làng thổ dân cổ xưa Kuranda Village để học thổi kèn gỗ didgeridoo, điều khiển xuồng Army Duck có thể di chuyển trên đất liền và dưới nước. Bạn sẽ không thể quên khung cảnh chỉ có trong truyện phiêu lưu, như thổ dân nhảy múa điệu Paragirri truyền thống, đi xuyên rừng nhiệt đới Kuranda đến thác Barron, Red Peak gầm thét giữa thiên nhiên!




Một châu Úc vừa độc đáo vừa hiện đại chờ bạn khám phá những này đầu năm mới. Hãy cùng Vietravel xẻ dọc đất nước tươi đẹp này để trải nghiệm những cảnh đẹp tuyệt vời của xứ sở Kangaroo!


Chùm tour Australia

Liên hệ: 

Công ty Du lịch Vietravel

190 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM
Tel: (08) 3822 8898
Bộ phận Khách Lẻ Úc:
Tel: 38228898/ EXT 141-155-142. Hotline:0938 301 388
Và các trung tâm, chi nhánh, phòng đăng ký du lịch của Vietravel trên toàn quốc
Hoặc truy cập mạng bán tour trực tuyến www.travel.com.vn

Bài đăng phổ biến