Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Cẩm nang du lịch Thái Lan

Dưới đây là kinh nghiệm du lịch Thái Lan được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Du khách muốn đi du lịch Thái Lan có thể tham khảo.

Mấy điều cơ bản cần nhớ: 

1. Luôn mang theo hộ chiếu bên người, để ở nơi kín nhất, không để chung với tiền bạc hoặc những giấy tờ hay rút ra rút vào khác.

2. Ghi sẵn điện thoại của Đại sứ quán VN tại Thái Lan, phòng khi xảy ra trường hợp không mong muốn. Hoặc liên lạc với TAT (cơ quan quản lý du lịch ở Thái Lan), tổ chức này khá cởi mở và nhiệt tình.

Địa chỉ ĐSQ VN tại Thái Lan: 83/1 Wireless Road, Pathumwan, BKK 10330; Tel: 0-2251-5836-7-8; Fax: 0-2251-7203;
Email: [email protected].

3. Người Thái Lan nói tiếng Anh tốt và theo cách rất dễ hiểu, không cần quá căng thẳng khi dùng tiếng Anh. Trong trường hợp không nói được tiếng Anh, có thể nói… tiếng Việt, đôi khi họ cũng hiểu.

4. Khi trả giá, chỉ cần bấm số trên máy tính (bất kỳ shop, cửa hàng, ki ốt nào cũng có máy tính). Nói chung họ nói thách ít, trừ một số chợ “nổi tiếng” như Patpong.

5. Luôn mang theo bản đồ để không bị tuk tuk chặt chém. Bản đồ phát miễn phí không hạn chế số lượng ở ngay sân bay, xuống máy bay nên cầm ngay 2-3 tờ bản đồ (phòng khi giở ra nhiều quá mà nát cả bản đồ.

Đặt vé:


Vé máy bay giá rẻ hiện giờ rất nhiều hãng cung cấp. Các bạn có thể chọn Air Asia (www.airasia.com) hoặc Nok Air (www.nokair.com), càng đặt sớm vé càng rẻ. Đặt online rẻ hơn đặt tại phòng vé rất nhiều, nhưng muốn đặt online thì phải có thẻ tín dụng (tốt nhất là Visa credit card) hoặc thẻ debit. Giá vé khoảng từ 80$-160$/người khứ hồi, tùy thời gian và tùy hãng. Nếu đi máy bay giá rẻ, bạn nhớ mang theo ít đồ ăn vì trên máy bay không có suất ăn (thực ra họ không cho phép ăn đồ mà mình mang theo, nhưng nếu mình giở ra ăn rồi thì họ cũng không nói gì).

Nếu đi máy bay giá rẻ, bạn nên lưu ý ra sớm mà xếp hàng để được chọn chỗ ngồi trước, vì trên máy bay và trên vé không có ghi số ghế, lỡ phải ngồi ở đuôi máy bay thì sẽ mệt hơn. Một lưu ý quan trọng khác là kích thước hành lý và tiền quá cước. Mỗi vé chỉ được 15kg hành lý gửi và 2 túi xách tay theo người thôi (túi xách tay không hạn chế kg, chỉ hạn chế kích thước, vì vậy cái gì nặng thì nên cố gắng xách tay để đỡ phải chịu phí quá cước).

Đặt phòng


Có thể đặt phòng online ở rất nhiều trang, ví dụ www.bangkok.com. Chỉ cần có thẻ credit, debit. Nên đặt phòng trước, giá rẻ hơn nhiều so với sang tới nơi mới đặt. Phòng đôi từ 20-25$/đêm là ở được (không đẹp lung linh đâu nhưng cũng không quá tệ, giá trên bao gồm ăn sáng). Nên đặt phòng bao gồm ăn sáng, đề phòng không ăn được mỳ hè phố ở Thái (bên đó chủ yếu ăn sáng là một loại mỳ, không giống mỳ Việt Nam).

Đi shopping ở đâu:


Ghi nhớ: tất cả các shop và siêu thị chỉ mở cửa từ khoảng 10-10h30 sáng (một số ít có thể mở từ 9h30), đừng đi sớm quá mà phải đứng ngoài chờ. Chợ thì mở sớm hơn.

- Quần áo bình dân, trang sức bình dân, đồ điện tử: Pratunam. Khu này có hàng lố đại siêu chợ chen chúc nhau bán quần áo và trang sức bình dân; hầu như không niêm yết giá nhưng cũng ít nói thách. Đại siêu thị Platinium mới mở cũng khá ổn. Pantip Plaza thì quá nổi tiếng rồi, bán linh kiện máy tính, đồ điện tử

- Quần áo và trang sức cao cấp, đồ gia dụng cao cấp: Siam. Khu này có chuỗi siêu thị sang trọng, đẹp, mua thì chắc ít nhưng đáng để ngắm như Siam Center, Siam Paragon, Central World… Riêng khu Central World em ko nhớ rõ là ở Siam hay khu khác nhưng chắc chắn loanh quanh khu Siam thôi, có đủ các loại hàng hiệu trên thế giới ở đây nhá: Marks and Spencer, CK, Zara, Next, Miss 60, Guess, MNG, Axara… Khu này rộng lắm, đi cứ gọi là mỏi cả cẳng, nhìn cứ gọi là mờ cả mắt.

- Có thể xem thêm hàng cao cấp ở The Emporium, khu Sukhumvit. Chủ yếu là ngắm cho sướng mắt thôi.

- Các khu siêu thị lớn: có thể thấy trên bản đồ, ở nhiều nơi có tập trung vài ba siêu thị, dễ dàng đi bộ từ siêu thị nọ tới siêu thị kia. Một siêu thị không thể không đến là MBK, bán nhiều mặt hàng từ quần áo, trang sức, đồ gia dụng, nội thất cao cấp và trung bình, đồ điện tử…, và các đồ trang trí rất xinh xắn đáng yêu, bán ở tầng trên cùng, giá rẻ.

Các siêu thị khác rất nên đến (mỗi loại có vài ba cái ở Bangkok, vị trí đều ghi rõ trên bản đồ): Lotus Texaco, Center, Robinson, Big C

- Chợ cuối tuần Chatuchak, cũng có trên bản đồ. Rất nhiều đồ trang trí nhà cửa và trang sức (đặc biệt là bạc). Đẹp và hơi đắt tí (mặc dù chợ thì khá là bình dân). Không nên chọn đồ sứ đồ gỗ đồ sắt thích quá khuân về là chết tiền quá cước đó. Các cửa hàng mở cửa từ khoảng 8h-18h thứ 6,7,CN (riêng thứ 6 là bán buôn). Từ trung tâm Bangkok đi Chatuchak nên đi bằng Skytrain (tàu điện trên không), vừa nhanh lại vừa rẻ. Mỗi tội phải xếp hàng nếu đi vào giờ cao điểm.

- Chợ đêm Suan Lum Night bazzar, không thể không đến. Mở từ khoảng 18h30-24h hàng ngày. Riêng cái chợ này đi là phải nhìn bản đồ. Chợ này bán nhiều đồ bơi nhái mẫu châu Âu, giá hợp lý lại khá đẹp. Nhược điểm là hầu như không có chỗ thử quần áo. Lưu ý, thấy cái gì thích thì bạn nên mua luôn chứ không quay lại mà xem lần 2 được đâu vì có thể bạn lạc đường.

- Patpong: chợ họp hàng đêm, đi để ngắm thôi, toàn hàng giả bằng giá hàng thật. tất nhiên nếu biết mặc cả thì cũng được.

- Chinatown và chợ Pahurat: khu chợ phục vụ cho những ai có nhu cầu mua linh kiện ôtô, xe máy. Nhưng lưu ý là cuối tuần hầu như chợ này nghỉ, ít tiệm mở cửa bán hàng.

- Khao San Road: bán nhiều đồ “dân tộc”, đồ bạc, nhưng phải mua buôn mới có giá rẻ, còn mua lẻ thì đắt hơn mua ở Việt Nam.

Mua bán ở Thái nói chung rất dễ chịu. Câu cửa miệng của họ là “have a look first” (cứ xem đi đã), xem và thử thoải mái, ko mua thì thôi, họ vẫn tiễn bằng câu “thank you”.

Ăn gì


- Đừng cố thử ăn món Thái mà vừa ăn vừa khó. Bạn cũng không nên vào Pizza Hut hay Mc Donald vì Việt Nam đã có sẵn.

- Bạn nên tranh thủ ăn luôn tại các đại siêu thị. Tầng 4 hoặc 5 thường là các food town với hàng chục loại đồ ăn, kể cả đồ Việt Nam; có đủ đồ tráng miệng và đồ uống. Nói chung tầm 30-45k/người là ăn ngon; rẻ hơn cũng được. Hầu như thanh toán bằng coupon, mua coupon khi vào ăn và nếu ko tiêu hết có thể refund lại.

- Cuối ngày nên làm vài ba cốc sữa chua và 1 chai La Vie thật to ở Seven 11 (chuỗi minimart có ở khắp nơi trong Bangkok, giá rẻ, mở cửa tới 23h đêm hàng ngày) về khách sạn ăn, bổ sung vitamin.

- Trên đường đi bộ có thể mua hoa quả bán trên phố, ngon bổ rẻ và mát.

- Kem ở Thái rất ngon bạn có thể ăn ở các khu trung tâm thương mại đều có cả.

Đổi tiền:


- Quầy đổi tiền có ở khắp nơi, tỷ giá có thể chênh lệch chút nhưng nói chung chẳng đáng bao nhiêu. Em thì hay đổi ở Siam Commercial bank, tỷ giá có vẻ ổn. Xuống máy bay nên đổi luôn 1 ít để có tiền trả taxi về khách sạn và để boa cho người khuân đồ của khách sạn.

- Tiêu tiền đến đâu đổi đến đó, tránh đổi nhiều không tiêu hết khi về lại phải đổi ngược thành USD.

- Nếu có thể credit hoặc debit thì tốt nhất mang theo thẻ, mang nhiều tiền mặt có thể rơi, mất hoặc nhầm lẫn. Tất nhiên vẫn phải có tiền mặt để thanh toán ở những nơi không có máy cà thẻ.

Đi bằng gì


- Nếu chưa quen đường xá, bạn cứ đi taxi. Taxi ở Thái Lan rẻ và dễ chịu hơn Việt Nam nhiều. Đi từ sân bay về khách sạn và ngược lại tất nhiên nên đi taxi, hết khoảng 300-400bath. Bạn để í đồng hồ tính tiền, không nên trả giá trước, thường đắt hơn để đồng hồ đó.

- Nếu quen đường, đi tuk tuk cũng là một điều thú vị. Tuy nhiên các bác tuk tuk rất hay gạ mình đến một số trung tâm bán đồ trang sức vì họ dẫn khách đến là sẽ được coupon xăng dầu. Cần nói rõ với họ là mình chỉ đến điểm mình cần đến thôi, ko đi lòng vòng đâu sất.

Nếu đi tham quan:


- Hoàng cung là một điểm rất đáng để đi xem, đẹp và rộng, xem cũng hết 1 buổi. Khi vào Hoàng cung, đền, chùa, lưu ý nên mặc quần áo dài, đừng “hở” nhiều quá mà họ nhắc nhở.

Một số lưu ý khác:


- Khi đi mua sắm, nhớ mang theo: card của khách sạn (lúc về chỉ cần đưa cho lái xe, đỡ giải thích nhiều), đi giầy gót thấp (tốt nhất là giầy thể thao loại nhẹ), ba lô to (có thể khóa lại bằng 1 chiếc khóa con), 1 chai nước, 1 chiếc ô (một ngày có thể nhiều lần mưa và nắng xen kẽ nhau).

- Khi đi ra khỏi khách sạn, vali để ở phòng nên khóa lại. Chìa khóa phòng luôn luôn gửi lại khách sạn. Buổi tối trước khi về KS nên mua hẳn chai nước to mà uống cho thỏa thích, đừng uống đồ trong tủ lạnh của khách sạn, đắt gấp 3.

- Gọi điện: có thể mua sim và thẻ, bán ở khắp nơi, khoảng hơn 100k là có thể gọi về Việt Nam rồi (tất nhiên với số tiền ấy chỉ gọi được vài phút thôi).

- Tôn trọng quy định về xếp hàng: đôi khi bạn sẽ ngạc nhiên khi ngay cả ở trong…. toilet người ta cũng xếp hàng một cách… vui vẻ. Đừng cố chen lấn nhé, họ sẽ nhìn mình với con mắt thiếu thiện cảm đấy.

- Trước khi đi, in sẵn vé máy bay khứ hồi và voucher check in khách sạn.

Hy vọng với những lưu ý này sẽ giúp cho bạn có một chuyến đi vui vẻ và có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ từ đất nước chùa vàng. Đất nước của du lịch.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Kinh nghiệm sắp xếp đồ khi đi du lịch

Bạn sẽ mang bao nhiêu đồ cho một chuyến đi của mình? Bạn sẽ mang bao nhiêu ba lô, vali cho một chuyến đi? Những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự không đơn giản chút nào.

Nếu bạn mang nhiều đồ: bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về trang phục trong chuyến đi, hạn chế phần nào việc phải sử dụng dịch vụ giặt ủi (tiết kiệm được kinh phí)… nhưng xin hãy nghĩ tới những điều phiền toái mà bạn phải đối diện: với đóng đồ đạc đồ sộ kia ai sẽ mang nó giúp bạn? bạn sẽ phải trả thêm chi phí hành lý mang theo khi đi máy bay? đống hành lý của bạn sẽ như thế nào sau chuyến đi khi bạn bổ sung thêm vài món đồ lưu niệm,…

Xem lại lịch trình đi 

Bạn cần phải nắm chắc về điểm đến, số lượng ngày đi, các hoạt động trong chuyến đi (dự kiến),… Từ đó sẽ xác định được số lượng các đồ đạc cần mang theo: áo quần, giầy dép,…

Lên danh sách các thứ mà bạn cần mang đi (checklist)

Lên danh sách theo thứ tự ưu tiên, bao gồm: áo quần, giày dép, tiền bạc (thẻ visa, tiền mặt, séc du lịch), giấy tờ tùy thân (passport, visa, CMND,…), các phiếu booking (khách sạn, vé máy bay,…), bản đồ, sách (guidebook, truyện,…), những đồ đạc khác: laptop, máy ảnh, kem đánh răng, sửa tắm, sửa rửa mặt,…

Nhớ rằng: cái gì không nằm trong danh sách này thì bạn không mang theo.

Kiểm tra vali và balô bạn hiện có

Tùy thuộc vào điểm đến, và thời gian đi mà số lượng hành lý mang theo có sự khác nhau: đi ngắn ngày bạn có thể chỉ mang một ba lô, đi dưới một tuần bạn có thể mang một ba lô lớn (hoặc vali) và một ba lô nhỏ…

Kiểm tra xem vali, balô bạn đang có có chứa được hết những đồ đạc bạn mang theo không? Nếu không chứa được hết, giải pháp cho bạn là: mượn balô, mua balô, hoặc bỏ lại một số thứ không cần thiết ở nhà (lên danh sách theo thứ tự ưu tiên là vì vậy)

Sắp xếp hành lý

Xác định đồ đạc của bạn sẽ được đặt trong balô nào, cái nào trước, cái nào sau…

Xếp đồ

Hiện có hai cách xếp đồ phổ biến khi đi du lịch là: xếp theo kiểu cuốn và xếp chồng.
- Xếp cuốn (cuộn):  Trước hết bạn cần xếp quần áo thành hình chữ nhật (gấp đôi theo nữa chiều dọc), chồng hai hoặc ba thứ lên nhau rồi cuốn lại (giống cuốn bánh).

- Xếp bó (xếp chồng): Chồng ha hoặc ba thứ lên nhau rồi gấp lại.

Cả hai cách trên đều giúp bạn tiết kiệm được một khoản không gian đáng kể cho vali hay balô của mình, đồng thời quần áo của bạn cũng ít bị nhăn nhó hơn.

Thông thường người ta sẽ kết hợp cả hai kiểu xếp đồ nói trên khi xếp đồ vào vali, balô.

Một vài điều cần chú ý:

Các giầy tờ quỳ thân, các phiếu booking,… phải luôn mang bên mình
Nếu bạn đi xa, nên mang theo một ít đồ ăn nhẹ để trong balô nhỏ mang theo bên mình.
Khi xếp giầy, đừng quên rằng bên trong đôi giầy của bạn còn có một không gian có thể đựng được một vài thứ. Giày dép: thường thì 2 đôi là đủ.

Những điểm đến thú vị cho dịp Tết Dương lịch và Giáng sinh

Vào dịp Tết Dương lịch và Giáng sinh, bạn có thể tổ chức một chuyến du lịch cùng người thân, bạn bè tới Sapa, Đà Lạt, Đà Nẵng...
Tuyet_roi_Sapa.jpg

Miền Bắc

Người dân phương Nam vốn chỉ biết đến hai mùa mưa và nắng, hiếm khi biết đến mùa đông. Nếu muốn ngắm tuyết rơi, bạn có thể đến thị trấn Sapa. Mỗi năm, du khách quốc tế và Việt Nam vẫn tìm đến đây để tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng cao. Những đêm đông lạnh, bạn có thể thưởng thức thắng cố với vị ngọt rất riêng, đi chợ Tình và cảm nhận mùa Đông bên bếp lửa hồng ấm áp với những món nướng thơm phức như khoai, bắp, trứng... Có đến Sapa vào mùa đông mới cảm hết sự bí ẩn của nơi này được che phủ bởi những vệt mây trắng giăng ngang trời, chỉ chừa những khoảng không mong manh để tia nắng xuyên qua, tạo nên những khoảnh khắc đẹp đến khó tả.
Festival_Hoa_DL.jpg
Nếu Sapa có đỉnh Hàm Rồng, thác Cát Cát tung bọt rắng xóa thì Đà Lạt ngàn hoa lại là điểm đến của những đôi tình nhân và những gia đình tìm phút giây lãng mạn quây quần bên nhau. Năm nay Đà Lạt kỷ niệm 120 năm thành lập với sự kiện Festival hoa Đà Lạt và chào đón năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014. Đây là dịp để trải nghiệm những dấu ấn không phai cùng thời gian tại Nhà thờ Con gà, Vườn hoa thành phố, Ga xe lửa Đà Lạt - Trại Mát, hồ Xuân Hương, thung lũng Tình yêu và dấu tích của những ngôi biệt thự Pháp còn khá nguyên vẹn. Đà Lạt dù xưa, dù nay vẫn mang nét đặc trưng của "thành phố trong rừng" và hồ Xuân Hương như viên ngọc mát xanh giữa lòng thành phố. Bạn cũng có thể khám phá đỉnh Langbiang mờ sương và dạo chợ Đà Lạt với những món ngon phố núi.
Phu_Quoc.jpg

Miền Trung

Về tới miền Trung lại có đỉnh Bà Nà, nơi vẫn được xem là Đà Lạt miền Trung với khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đây là một không gian nghỉ dưỡng lý tưởng giữa miền Trung nắng gió. Nếu tìm kiếm không gian khoáng đạt, về với biển, bạn có thể chọn Nha Trang, Phú Quốc với những bãi biển cát trắng phẳng mịn, khung cảnh hoang sơ và các món hải sản ngon địa phương.
Vietravel hiện giới thiệu hàng trăm tour đón Giáng sinh và năm mới. Tìm hiểu thêm tại đây
Liên hệ: Công ty Du lịch Vietravel, 190 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM
Tel: (08) 3822 8898. Ext: 229, 230, 231, 232, 233, 234, 235, 236, 237.
Hotline: 0938 301 399 và các trung tâm, chi nhánh, phòng đăng ký du lịch của Vietravel trên toàn quốc hoặc truy cập mạng bán tour trực tuyến www.travel.com.vn

Bài đăng phổ biến