Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

10 điểm du lịch nước ngoài đón mùa đông tuyệt đẹp

Những thành phố này luôn bị bao phủ bởi tuyết trắng nhưng lượng khách tới tham quan không hề giảm so với các mùa khác. Mời các bạn tham khảo 10 điểm sau.

Edinburgh, Scotland

Mùa đông ở châu Âu giá lạnh nhưng lượng du khách đổ về Edinburgh không hề thua kém các mùa khác. Một trong những tour du lịch rất phát triển và được ưa chuộng ở nơi đây chính là tour ma. Khi thành phố lên đèn cũng là lúc những tour ma này khởi động. Dẫn dắt tour ma phải là hướng dẫn viên du lịch có tài kể chuyện, giọng nói trầm bổng, cuốn hút.
Những tour ma không đơn thuần để hù dọa du khách mà còn là cách tiếp thị khôn khéo về lịch sử Edinburgh. Điểm đặc biệt những tour này là mô tả sống động "bóng tối" Edinburgh dựa trên sự kiện lịch sử và vụ án có thật từng xảy ra trong lòng thành phố.
Du khách sẽ theo chân người kể chuyện băng qua đường phố u tịch, ngõ ngách tối tăm, khoảng sân âm u, hành lang yếu ớt ánh đèn… đến một số địa điểm và lắng nghe những câu chuyện huyền bí. Còn gì tuyệt vời hơn nữa khi đến Edinburgh vào một ngày mùa đông giá lạnh và tham gia vào đội quân săn ma.
1-8527-1385613410.jpg
Thành phố Edinburgh mùa đông về.

Salzburg, Áo

Thiên đường nhỏ bé Salzburg nằm khiêm tốn ở phía Tây nước Áo, sát với biên giới Đức, cách Munich chưa đến 300 km. Dù là diện tích nhỏ, Salzburg luôn biết cách thu hút khách du lịch với những nét đẹp lãng mạn đặc trưng của một thành phố cổ châu Âu.
Trung tâm thành phố Salzburg nhỏ bé và duyên dáng nằm bên bờ sông với nhiều chiếc cầu bắc qua dòng nước chảy xiết. Các con đường nhỏ bé có bề ngang chưa đến 3 m nhưng lại luôn nhộn nhịp và là các khu phố buôn bán sầm uất. Tại đây du khách cũng có thể đắm chìm vào một không gian êm ái, lãng mạn bởi tiếng đàn violon, guitar êm dịu vang lên khắp nơi. Đó là buổi biểu diễn của những nghệ sĩ đường phố hoặc sinh viên nhạc viện vừa thực tập vừa mưu sinh.
Nét thanh bình, êm ả nhưng cũng sống động của Salzburg luôn làm say đắm lòng du khách một khi đặt chân đến đây.
2-9077-1385613411.jpg
Mùa đông tuyệt đẹp ở Áo.

Tromso, Na Uy

Vào thế kỷ 18-19 thành phố Tromso còn được biết đến với tên gọi "Paris của miền Bắc". Ngày nay, người dân địa phương và khách du lịch thập phương còn ưu ái tặng thêm cho Tromso một tên gọi tuyệt đẹp nữa: "Thủ đô của Bắc Cực". Lý do Tromso được nhận biệt danh này là vì nó văn minh hơn nhiều người tưởng trước khi du lịch đến đây, mặc dầu nằm trong vùng Bắc Cực. Tromso nằm ở vĩ tuyến 69, nhưng ấm áp và sống được nhờ ảnh hưởng của dòng nước ấm Bắc Cực tên Gulf Stream (Hải lưu dòng Vịnh). Dù vậy mùa hè ở đây cũng lạnh như mùa đông Hà Nội. Để đến Tromso hãy tham khảo chương trình du lịch Na Uy
3-6706-1385613411.jpg
Một góc trời Tromso.

Amsterdam, Hà Lan

Amsterdam trước đây chỉ là một làng chài nhỏ bên sông. Ngày nay, thành phố này là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của đất nước Hà Lan, mang dáng dấp của một thành phố cổ châu Âu. Nơi đây tập trung một số trung tâm thương mại lớn vào bậc nhất châu Âu như Trung tâm thương mại thế giới, trung tâm mua sắm Magna Plaza.
Mùa đông ở Hà Lan không kéo dài như một số quốc gia khác, thời tiết giá lạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 1. Việc đi lại, thăm thú ở Hà Lan rất thuận tiện. Với kiến trúc cổ kính và nhiều kênh rạch, Amsterdam cũng rất hấp dẫn du khách di tham quan bằng cano chạy dọc theo các con kênh, ngắm những ngôi nhà nhỏ rực rỡ sắc hoa. Ngồi trên những chiếc cano hay con thuyền lướt nhẹ trên kênh rạch dày đặc của Amsterdam, bạn sẽ có những cảm nhận khác biệt, thấy cuộc sống thật thanh bình, yên ả.
4-2091-1385613411.jpg
Một góc phố ở Amsterdam.

Nagano, Nhật Bản

Mùa đông ở Nhật Bản thực sự lộng lẫy và nên thơ với khung cảnh phủ đầy tuyết trắng. Đến thăm nước Nhật, du khách sẽ được thấy tận mắt những ngọn núi tuyết phủ trắng xóa ở Nagano, Yuzawa Nakazato, Nigata…
Khi những đợt gió lạnh từ Siberia tràn về, toàn bộ vùng Nagano ngập trong tuyết dày tới hàng mét và đây là khu vực có mật độ tuyết rơi dày nhất ở Nhật Bản. Du khách châu Âu tới thăm Nagano vào mùa đông đã bị choáng ngợp trước vẻ đẹp lấp lánh của những bông tuyết phủ kín dãy núi trùng điệp và họ đã trìu mến gọi đó là dãy Alps của Nhật Bản.
5-8841-1385613411.jpg
Mùa đông ở Nagano.

Reykjavik, Iceland

Khí hậu của Iceland không quá khắc nghiệt vào mùa đông như cái tên lạnh giá của nó. Điểm du lịch thu hút nhiều du khách nhất của quốc gia này là thủ đô Reykjavik, được xem như "ngôi làng hiện đại". Đây cũng là nơi được mệnh danh là một trong những thành phố xanh, sạch nhất thế giới. Đến Reykjavik vào lúc này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ánh trăng sáng vằng vặc lúc nửa đêm và thiên nhiên thơ mộng, quyến rũ.
6-3785-1385613411.jpg
Mùa đông không lạnh ở Reykjavik.

Berlin, Đức

Mùa đông ở Berlin làm say đắm lòng người bởi tuyết trắng đẹp lộng lẫy dưới những ánh đèn trên khắp đường phố. Thời tiết ở thủ phủ của Đức vào những tháng cuối năm rất lạnh nhưng bù lại Berlin nổi tiếng khắp thế giới với thị trường Giáng sinh sôi động. Thị trường chợ Giáng sinh tại đây được đánh giá là nhộn nhịp, hấp dẫn và là điểm đến đáng nhớ của châu Âu. Để đến Berlin bạn cần xem chương trình du lịch Đức tại travel.com.vn
7-3458-1385613412.jpg
Berlin nổi tiếng với các khu chợ Giáng sinh sầm uất.

Ottawa, Canada

Nằm trong thung lũng sông Ottawa, phía bờ đông của tỉnh Ontario, Ottawa là thủ đô và cũng là thành phố đông dân thứ tư của Canada. Mùa đông, sông Ottawa hóa thành biển trắng xóa và tuyết rơi nhiều.
Tuyết cứ rơi, rơi mãi, chất dần thành đống trên mặt đất, trên mái nhà, khiến các cành cây bị uốn cong vì nặng trĩu. Tuyết rơi trên bệ cửa sổ, phủ đầy nóc ôtô đậu trên đường... Tuyết rơi tạo nên những khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích. Sự tĩnh lặng, tinh khiết của màu trắng mùa đông Ottawa vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp, đầy quyến rũ. du lịch Canada
8-6448-1385613412.jpg
Mùa đông Ottawa cũng lãng mạn không kém bất kỳ một xứ sở lạnh giá nào của thế giới này...

Washington DC, Mỹ

Khác với New York và nhiều thành phố du lịch tại Mỹ với các tòa nhà chọc trời, ồn ào và đông đúc, thủ đô Washington DC mang vẻ đẹp yên bình với các công trình kiến trúc thấp tầng và rất nhiều tượng đài, công viên, cây xanh, vành đai rừng.
Mùa đông ở Washington DC đẹp lộng lẫy dưới tuyết. Các tòa nhà lấp lánh ánh đèn lúc đêm về cùng với không khí đón Giáng sinh. Đến nơi này, du khách sẽ không thể bỏ qua những khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng như công viên National Mall, tháp Washington, Ðài Tưởng Niệm Lincol...
9-8431-1385613412.jpg
Buổi tối mùa đông ở Washington DC.

Prague, Czech

Bất chấp lịch sử phát triển khá phức tạp, thành phố lớn nhất và là thủ đô của Cộng hòa Czech, Prague vẫn nổi lên như một trong những điểm đến du lịch hàng đầu châu Âu bởi đặc sản bia giá rẻ và kiến trúc đẹp tuyệt thời Trung cổ.
Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta đặt chân tới vùng đất yên bình này vào một ngày mùa đông, nhìn ngắm những con phố, những dãy núi được bao phủ bởi một màu tuyết trắng thanh thoát. Nhiều người khi đến Czech đều nói rằng Prague đẹp hơn khi mùa đông về.
10-7453-1385613412.jpg
Mùa đông ở Prague, Czech.
Anh Minh
ẢnhDiscovery

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Kinh nghiệm Du lịch núi Yên Tử

Yên Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu hành, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngày nay nói tới Yên Tử là ta lại nghĩ ngay tới lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên Du lịch núi Yên Tử lại diễn ra quanh năm, việc đi Cáp Treo cũng giúp ngắn khoảng cách và thời gian cho du khách. Điều này giúp bạn có nhiều thời gian để thưởng lãm Phong Cảnh đẹp tuyệt vời của Núi Non mây trời Yên Tử. Đặc biệt vào những ngày quang mây, từ đỉnh núi bạn có thể nhìn thấy Biển Hạ Long.

Thời gian đi Yên Tử

Hàng năm lễ hội Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về trẩy hội. Đi vào mùa lễ hội nhất là những ngày đầu khai hội sẽ rất đông. Nếu mục đích là đi Lễ thì bạn nên chọn sang tháng 2 âm đi cho đỡ đông. Còn mục đích đi vãn cảnh thì bạn có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm. Một số lưu ý khi đi vào mùa lễ hội, bạn xem ở phía cuối bài.

Đi đến Yên Tử

Hàng ngày đều có các chuyến xe đi Hạ Long từ bến xe Mỹ Đình, các xe này đều chạy qua Yên Tử. Các bạn rất dễ dàng tới Yên Tử bằng các xe khách như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long và nhiều nhà xe khác, xe đi Hạ Long, Móng Cái chạy liên tục cứ khoảng 30 phút lại có 1 chuyến. Giá vé khoảng 90k/người.

Đường đi, từ Hà Nội bạn đi Bắc Ninh rồi rẽ vào đường 18 đi Cẩm Phả, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí, tới đền Trình Yên Tử vào thắp hương rồi rẽ đi Yên Tử. Nếu đi xe khách thì bạn cứ nhắc lái xe cho xuống đền Trình để vào khu Yên Tử.

Từ Hải Phòng đi Yên Tử bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi rẽ trái đi ngược lại đường 18 khoảng 2km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử.

Từ đền Trình vào Yên Tử bạn có thể đi xe ôm giá khoảng 35k/người, hoặc đi taxi vào.

Ngoài các xe khách chạy hàng ngày đi tuyến Hạ Long, bạn có thể đi xe khách thẳng vào Yên Tử của công ty Vận Tải Hà Nội. Xe chạy hàng ngày vào dịp lễ hội, ngoài thời gian lễ hội họ chỉ chạy vào ngày chủ nhật, bạn có thể liên hệ trực tiếp để hỏi về thời gian xe chạy.

Hành trình leo núi

Dưới chân núi có một khu dịch vụ lớn cung cấp đầy đủ các dịch vụ như ăn uống, nghỉ ngơi, bãi đỗ xe. Từ đây nếu bạn đi bộ thì có thể dễ dàng thấy một dốc cao với bậc thang đi lên núi. Nếu đi cáp treo thì bạn phải đi xe điện hoặc tiết kiệm thì tự đi bộ vào khoảng 1,5km để tới Ga cáp treo.

Thời gian thăm núi Yên Tử phụ thuộc vào bạn đi cáp treo hay đi bộ leo núi. Nếu đi Cáp Treo bạn có thể đi trong 1 ngày, còn đi Bộ thì thường là đi 2 ngày. Hoặc kết hợp 1 chiều lên đi bộ và chiều xuống đi cáp treo, hoặc ngược lại.

Lịch trình du lịch Yên Tử

Đi Yên Tử trong ngày

Nếu đi trong ngày các bạn nên đi sớm từ Hà Nội, với khoảng cách khoảng 120km Hà Nội đi Yên Tử, mât khoảng 2,5 giờ đi ô tô. Bạn nên xuất phát từ HN lúc 5h30 hoặc 6h, đến chân núi và đi cáp treo lúc 8h30. Đi 2 lần cáp treo và đi bộ xen giữa các điểm cáp treo lên tới Chùa Đồng lúc trưa. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi ăn trưa với đồ ăn mang theo.

Thăm quan nghỉ ngơi, lễ bái và chụp ảnh xong bạn lại xuống núi, khoảng 15h bạn bắt đầu xuống. Về lại Hà Nội khoảng 19h30.

Đi 1 ngày thì nên đi sớm và đi Cáp treo, nên ăn tự túc để chủ động thời gian. Nếu bạn đi muộn thì có thể ăn trưa tại Hoa Yên, tuy nhiên sẽ về lại HN rất muộn.

Đi Yên Tử 2 ngày

Có nhiều phương án, bạn có thể kết hợp đi Yên Tử và Hạ Long trong 2 ngày 1 đêm. Ngày 1 xuất phát từ Hà Nội đi Hạ Long, chiều tham quan Hạ Long và ngủ lại tại Bãi Cháy hoặc Tuần Châu. Tối bạn có thể vui chơi, xem nhạc nước, biểu diễn cá Heo tại khu du lịch Tuần Châu.

Ngày 2 bạn nên đi sớm, vì dành cả ngày cho Yên Tử, đi cáp treo cả 2 chiều lên và về. Có thể mang đồ ăn trưa đi cùng, hoặc ăn trưa tại mấy quán ăn ở Hoa Yên. Chiều khoảng 16h xuất phát về lại Hà Nội.

Ngoài ra bạn có thể leo núi bằng đường bộ, sẽ khá mệt và bạn cần thời gian. Nên tới Yên Tử vào chiều ngày 1, leo lên Hoa Yên rồi nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau leo sớm, và về trong ngày 2. Đi bộ 2 ngày thì sẽ đỡ mệt hơn nhiều vì có thời gian nghỉ đêm tại đó. Còn nếu đi bộ trong 1 ngày thì sẽ rất vất vả, và đau chân.

Một số lưu ý khi đi Yên Tử


  • Nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi.
  • Quần áo thì tùy vào mùa. Nhưng tốt nhất là nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc vào.
  • Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp Lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu.
  • Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm ngía.
  • Không nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận.
  • Những chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra.
  • Lưu ý giữ vệ sinh chung, dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui định.

Tour núi Yên Tử thuộc chương trình du lịch Hạ Long, mời bạn tham khảo các chương trình tour mới nhất tại website travel.com.vn

Du lịch trong nước: 5 vùng đất khắc nghiệt nhất Việt Nam

Đó là những khu vực vùng sâu với điều kiện khí hậu và đất đai khắc nghiệt, khiến con người rất khó khăn để tồn tại và sinh sống. 

Cao nguyên đá Đồng Văn

5-vung-dat-khac-nghiet-nhat-o-7370-4231-
Ảnh: Reds.vn.
Cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang có địa hình toàn những ngọn núi khô cằn, lởm chởm đá, gây khó khăn và ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Đồng bào dân tộc ở đây phải gùi đất lên, lèn vào các hốc đá để có thể trồng được cây lương thực trên các sườn núi. Để đến Đồng Văn bạn cần tham khảo các chương trình du lịch Hà Giang.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn

5-vung-dat-khac-nghiet-nhat-o-7806-3736-
Ảnh: Reds.vn.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, kéo dài đến phía tây tỉnh Yên Bái, là nơi có đỉnh Phansipang cao 3.142 m, được coi là nóc nhà của Đông Dương. Khu vực này có rất ít cư dân sinh sống bởi địa hình hiểm trở và khí hậu lạnh giá vào mùa đông. Để đến Hoàng Liên Sơn hãy tham khảo chương trình du lịch Lào Cai, du lịch Tây Bắc

Mẫu Sơn

5-vung-dat-khac-nghiet-nhat-o-2650-1930-
Ảnh: Reds.vn.
Mẫu Sơn là vùng núi cao khoảng 800 - 1.000 m, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình, cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt - Trung. Nơi đây được coi là khu vực lạnh nhất ở Việt Nam, vào mùa đông nhiệt độ tại nhiều nơi ở Mẫu Sơn luôn ở mức âm và thường xuyên có băng giá, tuyết rơi. Để đến Mẫu Sơn hãy xem chương trình du lịch Lạng Sơn.

Quảng Trị

5-vung-dat-khac-nghiet-nhat-o-2617-8718-
Ảnh: Reds.vn.
Là vùng đất khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam, tỉnh Quảng Trị là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và có tỷ lệ diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh cao nhất cả nước, chiếm tới 83,3% diện tích đất tự nhiên. Từ năm 1975 đến nay, Quảng Trị đã có hơn 2.600 người chết và 7.000 nạn nhân bị tai nạn do bòm mìn, trong đó 31% nạn nhân là trẻ em. Sẽ phải mất rất nhiều thập niên để có thế trả lại sự bình yên cho mảnh đất miền Trung nắng gió này.

Quần đảo Trường Sa

5-vung-dat-khac-nghiet-nhat-o-9947-9652-
Ảnh: Reds.vn.
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa có khoảng 7 đảo và 14 bãi cạn, trên các đảo không có đất trồng trọt và rất ít nước ngọt, và thường phải hứng chịu những cơn bão lớn từ biển khơi. Ngoài sự tiếp tế từ đất liền, quân và dân đã thực hiện nhiều biện pháp tăng gia sản xuất, đánh bắt cá, nuôi gia súc, trồng rau thủy canh và áp dụng các công nghệ mới như dùng pin mặt trời, lọc nước biển… để bảo đảm điều kiện sinh sống và bảo vệ biển đảo.

Bài đăng phổ biến