Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Khám phá hầm rượu dài 100m trên đỉnh núi Bà Nà

Hầm rượu Debay được người Pháp đào xuyên vào lòng núi Bà Nà (Đà Nẵng) nhằm cất giữ các loại rượu, đặc biệt là loại rượu vang nổi tiếng.


Hầm rượu Debay được người Pháp xây dựng xuyên vào lòng núi trên đỉnh Bà Nà (TP. Đà Nẵng) từ năm 1923. Sau thời gian bị bom đạn chiến tranh tàn phá, hầm rượu độc đáo này đã được phục dựng và đưa vào khai thác phục vụ du khách.

Từ năm 1919 đến 1938, người Pháp đã cho xây dựng hàng trăm ngôi biệt thự, bệnh viện, bưu điện…ngay trên đỉnh Bà Nà để phục vụ nhu cầu nghỉ mát của các quan chức, sỹ quan quân đội Pháp, thương gia Pháp và những người Việt giàu có. Đồng thời, họ đã cho xây dựng hầm rượu Debay nhằm cất giữ các loại rượu và đặc biệt là loại rượu vang nổi tiếng được coi là “quốc hồn, quốc túy” được mang từ Pháp sang.


Hầm rượu Debay là một công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc, được đào sâu vào trong lòng núi, dài 100m, cao 2,5m và rộng khoảng 2m. Bên trong còn có các hầm cất giữ, hàm chưng cất, khu vực bar, lò sưởi và sảnh.


Hầm rượu Debay nằm sâu trong lòng núi, nên nhiệt độ trong hầm rượu thường khoảng 16 độ đến 20 độ C, là nhiệt độ lý tưởng cho việc cất giữ các loại rượu vang.


Hầm rượu Debay là công trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà.




Trong hầm rượu Debay có 14 hốc, gồm 11 hốc nhỏ và 3 hốc lớn. Thời Pháp thuộc, mỗi hốc rượu này đều có chủ nhân của nó đăng ký gửi rượu cất giữ trong hầm. 


Một số người lớn tuổi trước đây từng làm phu cho người Pháp ở Bà Nà kể lại rằng, người Pháp cất giữ rượu vang trong những hũ rượu này và mang ra tiếp đãi khách quý trong những buổi khánh tiết.


Một điều đặc biệt khi du khách tới hầm rượu là có thể gửi cất rượu tại đây nhằm có dịp tiếp đãi bạn bè và người thân khi có dịp đến tham quan lại hầm rượu. 


Độc đáo nhất là vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời (một loại cây chỉ có ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng), vòm hầm được làm hình vòng cung để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối. Đó chính là những lý do mà cho đến ngày nay Hầm rượu Debay vẫn tồn tại thách thức với thời gian trong khi hàng trăm ngôi biệt thự đã trở thành phế tích.


Cùng với sự ra đi của người Pháp ở Việt Nam vào năm 1945, Bà Nà đã chìm vào quên lãng và hầm rượu Debay cũng chịu chung số phận trong một thời gian dài. Mặc dù khu vực này đã bị bom đạn đánh sập, nhưng hầm rượu về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn và đã được phục dựng lại để đưa vào khai thác phục vụ du khách khi lên “tiên cảnh” Bà Nà.


Trên thế giới, các nước nổi tiếng về rượu vang như Pháp, Úc, Tây Ban Nha… hàng năm đều tổ chức các lễ hội rượu vang lớn, thu hút được nhiều người từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về. Tại Hầm rượu Debay - Bà Nà, du khách cũng đã được tận hưởng không khí sôi động và náo nhiệt tại Lễ hội rượu vang. 



Ngay tại lễ hội, các du khách được thưởng thức những ly rượu vang trắng, vang đỏ của những thương hiệu rượu vang nổi tiếng thế giới kèm với tiệc buffett ngoài trời và cùng thưởng thức những vũ điệu độc đáo, nóng bỏng của các vũ công chuyên nghiệp và cùng thả hồn vào vườn hoa Le Jarnin De’Amour với muôn ngàn đóa hoa khoe sắc.

Những cung đường Việt Nam tuyệt đẹp trong mắt phượt thủ Nga

Trên nền nhạc 'My home' của nhóm Talisco, clip 45 ngày khám phá của hai anh em Georgy Tarasov được gói gọn với những trải nghiệm rất "Việt Nam" khi lang thang trên khắp các nẻo đường, đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem


Theo VNExpress

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Hộ chiếu độc đáo của Canada

Những bức tranh lung linh sắc màu sẽ hiện lên khi chiếu tia UV vào các trang trong quyển hộ chiếu của Canada.

Được phát hành từ giữa năm 2013, quyển hộ chiếu của công dân Canada khiến các tín đồ du lịch trên thế giới phải ghen tị vì tính độc đáo và sáng tạo. Nếu chỉ nhìn dưới ánh sáng bình thường bạn sẽ thấy chúng cũng giống bao quyển hộ chiểu của các nước khác. Tuy nhiên, khi được chiếu dưới tia UV (tia cực tím) thì những bức tranh in nổi sẽ hiện lên sắc nét và ấn tượng.


Tất cả các trang bên trong của quyển hộ chiếu của Canada đều được in theo cách thức này. Các hình ảnh cũng là cách thức quảng bá du lịch và ca ngợi đất nước Canada như hình lá phong, các nhân vật nổi tiếng, cảnh quan ấn tượng...

Đồng thời với cách thiết kế này cùng với một con chip sinh trắc học (công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt, khuôn mặt... để nhận diện) được gắn vào các hộ chiếu cá nhân cũng giúp ngăn chặn những hành vi sao chép, làm giả hộ chiếu một cách tối đa nhất.













Hà Đan (theo Boredpanda)

Bài đăng phổ biến