Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Phượng tím khoe sắc nồng nàn ở Hà Nội

Cả Hà Nội chỉ có vài cây phượng tím, vốn có xuất xứ từ Đà Lạt. Phượng tím khoe sắc khi trời còn chưa thực sự sang hè, như để 'dọn đường' cho những bông phượng hồng rực rỡ hơn.


Phượng tím có nguồn gốc từ châu Mỹ, tên khoa học là Jacranda mimosaefolia D.Don thuộc họ Cúc nác. Phượng tím lần đầu tiên được nhân giống và trồng thành công ở Đà Lạt. Vài năm trở lại đây người ta thấy phượng tím được trồng ở nhiều nơi trên cả nước.



Ở Hà Nội, cây phượng tím được nhiều người biết đến hơn cả nằm trong ngõ 62 phố Nguyễn Chí Thanh, được trồng trong khuôn viên một ngôi biệt thự đang bỏ hoang. Ngoài ra còn một cây phượng tím rất đẹp soi bóng xuống hồ Bảy gian, gần làng Ngọc Hà. Từ giữa tháng 4, phượng tím đã bắt đầu đơm bông khoe sắc tím và đến cuối tháng thì đang tàn.


Khi Hà Nội bắt đầu chuyển mùa xuân - hạ là thời điểm phượng tím đúng kỳ nở rộ.




Khi phượng đỏ chưa kịp đơm bông thì phượng tím đã nở bung khoe sắc.



Hoa phượng tím cánh mỏng, đầu loe rộng nở thàm chùm đơn sắc.



Màu phượng tím tạo ra không gian đầy thơ mộng và lãng mạn.


Những ai yêu phượng tím luôn có cảm giác bang khuâng khi ngắm nhìn những chùm hoa tím biếc, tỏa hương bên cửa.


Khi phượng tím đến độ tàn mới là lúc phượng đỏ bắt đầu khoe sắc thắm trong cái nắng mùa hè.

Các bạn có thể tham khảo tour Ha Noi qua các chương trình du lịch hè tại website travel.com.vn
Lam Lam

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

6 món ăn kinh điển hễ nhắc tên là muốn đến Tết ngay

Hình ảnh con gà luộc, bát canh măng, đĩa nem rán hay miếng bánh chưng, mứt bí, mứt gừng khiến teen cảm thấy ngày Tết đang rất gần.

Bánh tét, bánh chưng

Bánh tét khác bánh chưng ở chỗ dùng lá dong gói thay vì lá chuối. Ảnh:cukieuviet.com

Trong khi người miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam lại chuộng bánh tét. Cả hai loại bánh này tương đồng về nguyên liệu và cách nấu, chỉ khác hình dáng và lá gói (bánh tét dùng lá chuối thay vì lá dong).

Theo tục lệ xưa của người Việt Nam, Tết là những ngày nghỉ ngơi trọn vẹn nên hai loại bánh này có thể để được lâu và ăn dần. Bánh tét thường có nhân mặn với thịt mỡ, đậu xanh (giống bánh chưng) nhưng cũng có loại nhân chuối hoặc đậu đen.

Hành muối

Hành muối được xem là thứ gia vị không thể thiếu trong những ngày Tết. Ảnh: Eva.vn

Chỉ những ngày giáp Tết, hành muối mới xuất hiện và bày bán khắp các khu chợ, siêu thị. 

Trong mâm cơm truyền thống ngày Tết, hành muối là món không thể thiếu và ngoài bánh chưng, nó còn được ăn cùng giò thủ để chống ngấy.

Giò thủ

Giò thủ có thể để nhiều ngày mà ăn vẫn ngon. Ảnh: Báo Phụ Nữ

Giò thủ (hay còn gọi là giò xào) có nguồn gốc từ miền Bắc với thành phần chính là thịt tai, mũi heo xào chín, nén chặt bằng khuôn. Món này có thể để nhiều ngày mà ăn vẫn ngon, cách tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh.

Gà luộc, canh măng

Gà luộc ngày Tết còn có ý nghĩa "cát tường", tức là như ý, cầu được ước thấy. Ảnh: Khỏe&Đẹp

Đêm giao thừa, nhà teen nào cũng chuẩn bị một con gà luộc để thắp hương, riêng phần nước đem nấu cùng măng và ăn dần. Dù không phải món ăn cao cấp hay hiếm có khó tìm, tới mỗi dịp Tết, gà luộc và canh măng vẫn mang dấu ấn đặc biệt với mỗi người.

Nem rán

Trong miền Nam, nem rán còn có tên chả giò. Ảnh: Menungon

Món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ cúng phải kể đến nem rán. Loại truyền thống và phổ biến nhất là nhân thịt nạc băm, miến, nấm hương, giá đỗ, trứng. Tất cả trộn đều, sau đó gói trong lá nem thành từng chiếc tròn trịa, cuối cùng là chiên ngập dầu. Món này còn có thể điều chỉnh một số nguyên liệu để tăng thêm hương vị như thay giá đỗ bằng khoai tây hay bổ sung thêm cà rốt, tôm và cua bể.

Ở miền Trung, nem rán còn có tên chả cuốn, riêng Thanh Hóa gọi là chả. Còn tại miền Nam, món này được gọi là chả giò hoặc nem Sài Gòn (theo cách nói của người miền Bắc).

Các loại hạt, mứt

Không chỉ là nét văn hóa ngày Tết, mứt gừng còn có công dụng chống cảm lạnh giữa lúc giao mùa. Ảnh: Coviet.vn

Những ngày giáp Tết, các con phố cổ Hà Nội, trong đó có Hàng Đường, lại nhộn nhịp kẻ bán, người mua các loại mứt. Nhiều người lớn tuổi nơi đây còn kể lại rằng trước kia, khi tới con phố này, mùi thơm của hoa quả được sên trong đường đã tỏa ra ngào ngạt. Các hộ gia đình nơi đây chủ yếu làm mứt bằng cách thủ công, truyền thống.

VnExpress

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Mai anh đào Đà Lạt rực rỡ đón xuân

Còn hơn một tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, nhưng thời điểm này hoa mai anh đào đã rực hồng, mang sắc xuân về với Đà Lạt (Lâm Đồng).

Sắc mai anh đào đầy quyến rũ

Mai anh đào là loài hoa đặc trưng làm nên thương hiệu riêng của thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Theo các vị cao niên ở thành phố này thì hoa thường nở vào mùa xuân và nở rộ vào dịp Tết Nguyên đán.


Nhiều thập kỷ qua, loài hoa có cánh mỏng manh phơn phớt hồng này cứ lặng lẽ bung hoa đón Tết và níu chân nhiều du khách gần xa. Năm nay cũng vậy, dù là năm nhuận nhưng dường như mai anh đào cũng biết “nhịn” lại một thời gian để khoe hoa đúng vào dịp Tết cổ truyền góp xuân cho phố núi.

Hồ Xuân Hương – không gian lý tưởng để ngắm mai anh đào 

Mai anh đào khoe sắc trên một triền đồi Đà Lạt 

Ruộng vườn Đà Lạt cũng ngập sắc hoa


Hai bên đường Trần Hưng Đạo rực sắc mai anh đào

Phố phường Đà Lạt thắm sắc hoa 

Mai anh đào trên đường phố Đà Lạt


Đường phố ngợp hoa 

Vào những ngày này, trên khắp các đường phố Trần Hưng Đạo, Lê Đại Hành, Hồ Tùng Mậu, Trần Phú, Phù Đổng Thiên Vương, Tương Phố, Nguyễn Du, Trần Quốc Toản, Trương Công Định,…đều đã rực rỡ sắc mai anh đào.


Trên đường Trần Hưng Đạo, dọc 2 bên đường của khu biệt thự cổ Cadasa, mai anh đào đã nở bung. Đây là một trong những địa điểm lý tưởng cho những du khách hay những đôi tình nhân để ghi lại dấu ấn của một chuyến đi hay lưu lại một kỷ niệm ngọt ngào trong mùa cưới. Chính vì vậy mà cung đường này trong những ngày qua luôn tấp nập du khách đến thưởng lãm hoa và chụp hình lưu niệm. 


Nụ xuân

Đường quê rực rỡ với mai anh đào 

Vẻ đẹp khó quên

Điểm nhấn ấn tượng nhất cho du khách ngắm hoa có lẽ là không gian quanh thắng cảnh hồ Xuân Hương thơ mộng. Quanh bờ hồ này, du khách có thể thả bộ, hít thở không khí trong lành để ngắm hoa, hoặc chọn cho mình những chỗ ngồi lý tưởng trong các quán cà phê ven hồ rồi chiêm ngưỡng sắc đẹp khó quên của loài hoa đầy quyến rũ này.

Còn trên các cung đường vào Đà Lạt như đường ĐT 723, đèo Ngoạn Mục, đèo D’ran, đèo Prenn hay quanh khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Thung lũng vàng… mai anh đào đều rực hồng sắc hoa chờ đón bước chân lữ khách.

Gia Bình – Võ Trang

Bài đăng phổ biến