Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Bữa ăn sáng đúng chất xứ lạnh Đà Lạt

Ngồi sưởi ấm bên lò đúc chờ bánh căn chín, tìm đến ấp Ánh Sáng để thưởng thức tô bún bò giò... sẽ khiến bạn thật sự hòa nhịp vào một ngày mới cùng người dân thành phố sương mù.



Ở một nơi có khí hậu giá lạnh như Đà Lạt, những chiếc bánh căn vàng ươm nóng hổi luôn được nhiều người lựa chọn cho bữa điểm tâm. Món ăn không dùng dầu mỡ mà được đúc chín trên khuôn đất nung tạo ra mùi thơm của bánh với chút cháy cạnh.


Bạn có thể ăn kèm bánh căn với mắm nêm hoặc nước mắm mỡ hành. Sự kết hợp này khiến cho miếng bánh càng thêm đậm đà. Trong cái lạnh buổi sớm, người dân Đà Lạt thường ngồi quây quần bên lò đúc để vừa sưởi ấm, vừa chờ bánh chín để thưởng thức bữa ăn sáng. Những câu chuyện ngày mới vì thế cũng rôm rả hơn.


Trên con phố nhỏ của ấp Ánh Sáng, người dân lại yêu thích ăn bún bò giò để khởi đầu ngày mới thật “ấm bụng”. Tô bún đúng khẩu vị Đà Lạt thường không quá nồng mùi nước hầm sả bò mà chỉ cần có vị ngọt thanh, mùi thơm thoang thoảng để khi ăn sẽ hài hòa với phần giò heo.


Tùy theo khẩu vị mà có thể thêm chanh hoặc nước mắm ngâm ớt, gắp thêm một chút rau sống thái vụn để tô bún tăng thêm hương vị.


Ít cầu kỳ hơn so với những món ăn nóng hổi khác ở Đà Lạt, bánh mì xíu mại là một bữa sáng nhẹ nhàng nhưng không kém phần hấp dẫn. Một phần đầy đủ của bữa sáng này chỉ bao gồm bát nước xíu mại thơm lừng và ổ bánh mì giòn rụm để ăn kết hợp. Cái lạnh của xứ sở sương mù càng khiến món ăn trở nên ngon miệng.


Hầu hết người dân ở thành phố này đều thích ăn mọi thứ thật nóng hổi. Do vậy chủ quán đặt một lò than ấm để mọi người có thể nướng lại bánh mì nóng giòn hơn.


Một buổi sáng nhẹ nhàng sẽ chầm chậm kết thúc cùng với giọt cà phê tí tách. Trong quán cà phê bình dân nhỏ bé, mọi người thường nói với nhau những câu chuyện chung hoặc chơi vài ván cờ để tạm quên đi cái lạnh ngoài trời.


Bên ly cà phê cao nguyên ấm áp, bạn có thể hòa mình vào câu chuyện cùng mọi người, hoặc đắm chìm trong bản nhạc xưa để cảm nhận trọn vẹn một buổi sáng thư thả ở thành phố này.

Gỏi sam đậm đà vị biển ở đảo Cát Bà


Thịt sam được nướng trên bếp than cho chín vàng, thơm lừng rồi xé nhỏ, trộn cùng với trứng sam, rau răm, húng, lạc, vừng... tạo thành món gỏi sam ngọt, thơm.

Sam biển là đặc sản mà nhiều du khách đến đảo Cát Bà thường săn tìm. Từ tháng 10 tới tháng 2 âm lịch hàng năm là mùa sam sinh sản. Vì vậy để bắt được sam biển, ngư dân cũng phải tính con nước và chọn ngày ra khơi.

Điểm đặc biệt khác so với các loài là sam thường đi theo cặp nên khi bắt sẽ được cả đôi. Nếu bắt được một con, ngư dân sẽ nhanh chóng thả ngay xuống biển.

Thịt sam rất ngọt, có mùi vị riêng, có thể chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, chứa nhiều đạm và có tác dụng thanh nhiệt. Trong đó, các món được ưa chuộng hơn cả là chả sam, sam nướng, gỏi sam, xào chua ngọt hay nấu cháo, miến.



Món sam biển từ lâu đã được nhiều du khách săn tìm khi ghé thăm đảo Cát Bà.

Để làm món gỏi sam người chế biến phải rất cầu kỳ. Thường người nấu chỉ chọn sam cái vì nhiều thịt. Sau khi cắt tiết, toàn bộ mai, vây, chân của sam được vứt bỏ. Để an toàn, phần gan, ruột của sam không được để dính vào thịt bởi sẽ gây dị ứng.

Sam được rửa sạch đem đặt lên bếp than hồng, trở đều cho đến khi chín vàng ươm bốc mùi thơm. Người chế biến sẽ dùng kéo sắc cắt vòng quanh yếm để lấy được trứng sam, phần thịt ở sống lưng và sát đuôi. Thịt sam nướng lên rất thơm, dai và ngọt thịt, trứng bùi béo, ăn không ngán.

Trứng sam và thịt sam được xé thành miếng nhỏ, trộn cùng với hành lá, ớt, tỏi, rau răm, húng, vừng, lạc rang giã nhỏ, thêm chút giấm gạo trộn cùng, nêm gia vị cho vừa miệng là có món gỏi sam hấp dẫn.

Gỏi sam phải được ăn kèm với nước mắm ngon, cay. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, thơm không thua bất kỳ loại hải sản nào ở biển như cua, ghẹ... Món ăn lạ và đầy ắp hương vị biển thường được bán ở các nhà hàng trên đảo Cát Bà. Với giá từ 500.000 đến 700.000 đồng một đôi, du khách có thể mua xong để nhà hàng chế biến.
Theo VnExpress

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

'Du lịch Mafia' bùng nổ ở Sicily


Tới chỗ Bố già khét tiếng từng sinh sống hay du ngoạn trên ngọn đồi Savoca - nơi Michael Corleone bắt đầu chuyện tình lãng mạn với người vợ đầu của mình đang là điểm thu hút lượng lớn khách tham quan.

Italy không chỉ có thành Rome huyền thoại, có chuyện tình Romeo - Juliet, nơi đây còn là điểm đến mộng mơ của du khách từng say mê các phẩm nổi tiếng của Mario Puzo với những cái tên như Al Capone, Vito, Tony... Không ít trong số đó đã ao ước được đặt chân tới những nơi mà các nhân vật trong truyện, phim từng sinh sống.

Nắm bắt được tâm lý này của du khách, một số công ty lữ hành ở Sicily (nơi được biết đến là "thánh địa" của Mafia) đã tổ chức các tour du lịch tới tham quan những địa điểm từng được chọn quay phim Bố già. Ngôi làng bên sườn đồi Savoca, gần Taormina, nơi Michael Corleone bắt đầu một câu chuyện tình lãng mạn của mình với người vợ đầu tiên, Apollonia, đang thu hút lượng khách khổng lồ ghé thăm.


Bar Vitelli ở Savoca, nơi diễn ra một vài cảnh quay trong phim Bố già đang là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Một số công ty còn táo bạo hơn khi tổ chức cho du khách tới thăm, qua đêm tại những nơi thuộc "lãnh địa" của Mafia ngày nay ở Palermo, Corleone và Siracusa. Trên website của mình, hãng lữ hành Sicily-Tour viết: "Chúng tôi sẽ nói về Mafia, họ đến từ đâu và họ đang làm gì".

Nếu đủ dũng cảm, bạn có thể tham gia vào trải nghiệm ngồi nói chuyện vớiAngelo Provenzano - con trai của trùm xã hội đen khét tiếng Bernardo Provenzano, người được mệnh danh là "ông chủ của các ông chủ".

Trong tour du lịch 14 ngày ở Sicily, du khách còn có cơ hội nếm thử rượu vang, tham gia khóa học nấu ăn hay các hoạt động ngoại khóa khác.

 Ngôi làng bên sườn đồi Savoca

Bài đăng phổ biến