Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Những nguyên tắc ăn uống cần lưu ý trên thế giới

Không chĩa đũa vào người khác khi ăn ở Trung Quốc hay chai rượu rỗng phải được đặt dưới sàn ở Nga... là những điều có thể bạn chưa biết.
Xem thêm: 9 điều cấm kỵ khi du lịch Hàn Quốc

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nguyên tắc ăn uống riêng biệt. Bạn nên nhập gia tùy tục để tránh gây những hiểu lầm đáng tiếc xoay quanh bàn ăn.

Trung Quốc: Nguyên tắc thứ nhất cần nhớ là đừng bao giờ chĩa đũa vào người đối diện, đó là biểu hiện của sự khiếm nhã. Nguyên tắc thứ hai đó là không bao giờ cắt sợi mì khi ăn. Họ quan niệm rằng sợi mì càng dài tượng trưng cho việc sống thọ, cắt mì đồng nghĩa với chết sớm.
Người Trung Quốc tin rằng sợi mì càng dài nghĩa là sống càng thọ. Cắt mì là điều không nên làm. Ảnh: Weirdhood.

Hàn Quốc: Người nhỏ trong nhà không được tự ý dùng bữa nếu người lớn chưa bắt đầu ăn.

Chile: Bạn đừng bao giờ dùng tay để ăn bất kỳ món nào ngay cả khi đó là pizza.

Italy: Khi bạn từ chối lần đầu lời mời dùng bữa của một người Italy, điều đó có thể vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, trong lời mời thứ hai, bạn nhất định phải nhận lời nếu không muốn tình cảm rạn nứt.

Pháp: Người Pháp ăn uống rất từ tốn, thậm chí là chậm chạp. Khi dùng bữa, bạn cũng đừng vội vàng ăn quá nhanh. Họ cho rằng những người ăn nhanh sở hữu tính cách không tốt. Bạn không nên bỏ lại thức ăn thừa, họ sẽ nghĩ rằng mình nấu ăn dở tệ.
Dùng bữa với người bạn Pháp, hãy ăn sạch sẽ chứ đừng để lại đồ thừa. Ảnh:Weirdhood.

Tanzania: Nếu được một gia đình Tanzania mời dùng tiệc tối, bạn nên đến trễ 20 phút thay vì đến sớm vì có thể khiến chủ nhà khó chịu.

Nga: Chỗ dành cho những chai rượu vodka rỗng là dưới sàn nhà, nếu đặt trên bàn là dấu hiệu của chuyện không hay sắp xảy ra. Họ cũng không dùng dao khi thưởng thức món ăn.

Ai Cập: Nếu món ăn bạn đang dùng có phần nhạt hơn so với khẩu vị quen thuộc, đừng rắc thêm muối vì đây là hành động có ý chê trách đầu bếp không nấu ăn ngon.
Rắc thêm muối vào món ăn sẽ khiến người Ai Cập nghĩ bạn chê họ nấu dở. Ảnh:Weirdhood.

Kazakhstan: Trong một bữa ăn có phục vụ trà, tách của bạn thường sẽ chỉ được châm một nửa. Người Kazakhstan cho rằng nếu tách trà được châm đầy nghĩa là chủ nhà đang muốn tiễn khách.

Tường Ý (theo Weirdhood)

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Nguyên tắc bỏ túi khi du lịch các nước

Tại Croatia, hoa cúc chỉ dành cho tang lễ, còn tại Pháp, hoa cẩm chướng đỏ gắn liền với sự thiếu may mắn.
Xem thêm: Kỹ năng sơ cứu cơ bản cần biết khi đi du lịch



















Việt hóa bởi UpLevo.com - Nguồn: Scoopwhoop

Việt Nam qua những tấm hình siêu rộng

Qua kỹ thuật panorama - chụp ảnh toàn cảnh, khiến các điểm đến quen thuộc của Việt Nam như Hà Nội, Mai Châu, Đà Lạt hiện ra đầy mới mẻ.
Xem thêm: Việt Nam lọt top những điểm đến hàng đầu năm 2015
Mai Châu là huyện miền núi tỉnh Hòa Bình. Tới thị trấn này bạn sẽ đi qua khu vực cột cờ, nơi có thể ngắm toàn cảnh. Kỹ thuật panorama giúp du khách cảm nhận đủ đầy về một góc Mai Châu yên bình với núi, nếp nhà nhỏ hay những thửa ruộng lúa xanh.

Những con tàu, nhà thuyền nuôi trồng thủy sản ở Cát Bà trở nên nhỏ bé hơn trong góc nhìn này. Đây đồng thời là khu du lịch nổi tiếng của Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Các điểm đến nổi tiếng ở đây là đảo Khỉ, bãi tắm Cát Cò, động Hùng Sơn, vườn quốc gia Cát Bà...

Hồ Gươm, Hà Nội. Với hệ thống cây xanh mát bao quanh, nơi đây được nhiều người lựa chọn như điểm vui chơi, rèn luyện sức khỏe cả sáng lẫn chiều.

Tam Cốc được xem như "vịnh Hạ Long trên cạn" thuộc tỉnh Ninh Bình. Du khách tới đây quanh năm nhưng tập trung nhiều khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6. Lúc này, lúa chín vàng hai bên bờ sông Ngô Đồng tạo bức tranh thiên nhiên đẹp mắt. Bạn có thể leo lên Hang Múa để chiêm ngưỡng toàn cảnh và chụp một bức hình kỷ niệm.

Vào thế kỷ 15, Hội An (Quảng Nam) là thương cảng phồn thịnh, nơi giao lưu buôn bán của các thương nhân người Hoa, Nhật. Ngày nay, Hội An có sức hút lớn với du khách trong nước và quốc tế nhờ vẻ đẹp cổ kính. Với kỹ thuật này, bạn có thể quan sát nhiều nét đặc trưng chỉ trong một tấm hình như dòng sông Hoài hiền hòa, nghề chài lưới và những ngôi nhà cổ kính.

Bãi Nhà Cũ được xem như thiên đường bình yên của đảo Bình Ba, Khánh Hòa. Dưới góc nhìn toàn cảnh, bạn có thể quan sát những con sóng biển xanh biếc, khi tiến gần bờ thành màu nhạt hơn. Ngoài ra, điểm nhấn khác còn ở những rạn san hô đa dạng về hình dáng, bãi cát trắng mịn, nằm khép mình dưới mỏm núi đá.

Biển Hồ hay Tơ Nueng là miệng một ngọn núi lửa khổng lồ ở phía bắc thành phố Pleiku, Gia Lai. Nằm tại khu vực nắng nóng Tây Nguyên nhưng mực nước trong năm ở đây không thay đổi do hệ thống núi bao quanh. Góc nhìn rộng giúp du khách quan sát "đôi mắt Pleiku" tràn đầy sức sống giữa trời mây dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể đi thuyền độc mộc để thưởng ngoạn vẻ đẹp ấy.

Trong ảnh là đồi chè Cầu Đất, một điểm đến đổi gió của nhiều phượt thủ. Nơi này có lịch sử khoảng 100 năm. Thời điểm tham quan phù hợp là cuối năm. Lúc này, thời tiết mát mẻ, hoa dã quỳ nở vàng rực dọc lối đi tạo khung cảnh quyến rũ.

Hồ Tà Pạ, An Giang là dấu vết còn lại tại khu vực cấm khai thác đá của một công ty. Màu sắc nước trong hồ thay đổi theo thời tiết và độ sâu. Khi trời trong, hồ có màu xanh ngọc bích. Chỗ nông hơn thì xanh nhạt, màu kem, cam sẫm hoặc vàng. Nơi này vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch nên còn giữ nhiều nét đẹp hoang sơ, quyến rũ.

Rùa Hay Xỉn (VnExpress)

Bài đăng phổ biến