Người Thổ Nhĩ Kỳ dùng một từ là có thể diễn đạt ý cho cả câu, tuy nhiên lời tạm biệt của họ có thể kéo dài đến cả tiếng đồng hồ.
Xem thêm: Istanbul và những bí quyết giữ chân du khách
Dưới đây là một số nét văn hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi giao thoa của hai miền đất Á - Âu.
Mở màn cho lời tạm biệt là khi khách nói "Yavaş yavaş kalkalım", có nghĩa là từ từ đứng dậy ra về nào. Tiếp sau là sự đáp lại của chủ nhà "nhưng chúng ta đang nói chuyện rất vui vẻ" hoặc "còn sớm, hãy ngồi thêm lúc nữa". Sau những lời qua lại lịch thiệp, chủ nhà chỉ ra cửa cho bạn, nơi giày dép được xếp gọn gàng để khách xỏ vào. Tiếp đó, khách và chủ trao nhau những nụ hôn tạm biệt lên má và nói lời hứa hẹn lần gặp mặt tới cũng như xin lỗi vì các sai sót trong lần đón tiếp này.
Nếu bạn không gặp lại họ trong một thời gian dài vì đi xa, chủ nhà sẽ nói "Su gibi git, su gibi gel" - nghĩa là cả đi và trở về nhanh như nước. Đồng thời, họ sẽ lắc một bình nước sau khi cầu mong cho bạn có chuyến đi thượng lộ và bình an.
Ăn nhiều rau củ quả vào buổi sáng giống như một thói quen ưa thích của người Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bữa đầu tiên của ngày, bạn sẽ thấy các món như dưa chuột, cà chua, olive ngâm, cùng với trứng, pho mát ăn kèm bánh mì. Bàn ăn của người Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không thể thiếu đi một tách nhỏ trà cay.
Bữa sáng các khách sạn thường bao gồm mứt, hoa quả tươi, bánh börek (làm từ bột, bơ và rau bina), nutella và tahin pekmez để ăn với bánh mì. Nhiều nhà hàng của Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở khu vực gần rừng hoặc vùng đồng quê phục vụ köy kahvaltısı - dạng bữa sáng địa phương. Thực đơn có thêm bánh bazlama cỡ lớn, và sucuklu yumurta làm bằng trứng rán, lạp xưởng.
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một ngôn ngữ có tính chắp dính. Các hậu tố trong tiếng của nước này đứng liên tiếp sau nhau càng làm từ mạnh hơn. Ví dụ ở trên có hơi quá mức, tuy nhiên, trong các cuộc đối thoại thường ngày ở đây bạn sẽ bắt gặp như "temizlettiremeyecekmişsiniz". Nghĩa của từ này là chắc bạn không định làm sạch đồ.
Cà phê là một nét văn hóa nổi bật của người Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Bộ văn hóa và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ.
Các công ty gia đình như Kurukahveci Mehmet Efendi và Fazıl Bey đã phục vụ mọi người trong các quán cà phê và phòng khách từ thời của đế chế Ottomans (1299 - 1923). Còn Osmanlı là một nhà cung cấp cà phê mới, đang giới thiệu lại văn hóa cà phê trong nhà tới những thế hệ trẻ hơn. Họ đưa Türk kahvesi truyền thống vào một quán cà phê có không gian trẻ trung.
Xem thêm: Istanbul và những bí quyết giữ chân du khách
Dưới đây là một số nét văn hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi giao thoa của hai miền đất Á - Âu.
Lời tạm biệt dài cả tiếng đồng hồ
Người Thổ Nhĩ Kỳ quan niệm "lời chào dài ngắn phụ thuộc vào khách khi họ đến, còn khi ra về thì do chủ nhà". Vì nơi này có văn hóa là đón chào khách tới là một vinh dự lớn, chủ nhà sẽ không để bạn rời đi một cách dễ dàng. Một buổi viếng thăm tối sẽ có trà, kẹo, và khi các đĩa hoa quả đem ra là dấu hiệu cho bạn biết để nói lời ra về. Tuy vậy, quá trình nói tạm biệt khá dài trước khi bạn thật sự bước chân ra khỏi nhà chủ.Mở màn cho lời tạm biệt là khi khách nói "Yavaş yavaş kalkalım", có nghĩa là từ từ đứng dậy ra về nào. Tiếp sau là sự đáp lại của chủ nhà "nhưng chúng ta đang nói chuyện rất vui vẻ" hoặc "còn sớm, hãy ngồi thêm lúc nữa". Sau những lời qua lại lịch thiệp, chủ nhà chỉ ra cửa cho bạn, nơi giày dép được xếp gọn gàng để khách xỏ vào. Tiếp đó, khách và chủ trao nhau những nụ hôn tạm biệt lên má và nói lời hứa hẹn lần gặp mặt tới cũng như xin lỗi vì các sai sót trong lần đón tiếp này.
Nếu bạn không gặp lại họ trong một thời gian dài vì đi xa, chủ nhà sẽ nói "Su gibi git, su gibi gel" - nghĩa là cả đi và trở về nhanh như nước. Đồng thời, họ sẽ lắc một bình nước sau khi cầu mong cho bạn có chuyến đi thượng lộ và bình an.
Bữa sáng nhiều rau củ quả
Một bữa sáng có nhiều món ăn làm từ rau củ quả. Ảnh: Patiska Bag Evi
Ăn nhiều rau củ quả vào buổi sáng giống như một thói quen ưa thích của người Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bữa đầu tiên của ngày, bạn sẽ thấy các món như dưa chuột, cà chua, olive ngâm, cùng với trứng, pho mát ăn kèm bánh mì. Bàn ăn của người Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không thể thiếu đi một tách nhỏ trà cay.
Bữa sáng các khách sạn thường bao gồm mứt, hoa quả tươi, bánh börek (làm từ bột, bơ và rau bina), nutella và tahin pekmez để ăn với bánh mì. Nhiều nhà hàng của Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở khu vực gần rừng hoặc vùng đồng quê phục vụ köy kahvaltısı - dạng bữa sáng địa phương. Thực đơn có thêm bánh bazlama cỡ lớn, và sucuklu yumurta làm bằng trứng rán, lạp xưởng.
Câu nói rất dài chỉ cần dùng với một từ duy nhất
Bạn đã bao giờ đọc một từ dài như thế này chưa? - "muvaffakiyetsizleştiricileştiriveremeyebileceklerimizdenmişsinizcesine".Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một ngôn ngữ có tính chắp dính. Các hậu tố trong tiếng của nước này đứng liên tiếp sau nhau càng làm từ mạnh hơn. Ví dụ ở trên có hơi quá mức, tuy nhiên, trong các cuộc đối thoại thường ngày ở đây bạn sẽ bắt gặp như "temizlettiremeyecekmişsiniz". Nghĩa của từ này là chắc bạn không định làm sạch đồ.
Đi xe buýt đường dài tốt hơn là bay
Nếu đi du lịch bằng hàng không giá rẻ trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ bỏ qua nhiều cảnh đẹp vì chỉ nhìn được từ trên máy bay. Hệ thống buýt đường dài ở đây cũng thoải mái không kém đi máy bay, bạn có đèn đọc sách, màn hình tivi riêng, wifi và người phục vụ đồ uống, thức ăn vặt. Điều bất tiện duy nhất của chuyến đi buýt đường dài chỉ là không có nhà vệ sinh trên xe.Mỗi tách cà phê đều chứa đựng lịch sử
Người Thổ nhĩ Kỳ cho rằng khi nhận một tách cà phê Türk kahvesi là bạn đang mang ơn người phục vụ vì lòng tốt của họ. Trong văn hóa cà phê truyền thống của nước này, người uống cần nhấp từ từ từng ngụm nhỏ và chia sẻ cảm xúc của mình để tăng thêm sự gắn kết bạn bè hàng chục năm.Các công ty gia đình như Kurukahveci Mehmet Efendi và Fazıl Bey đã phục vụ mọi người trong các quán cà phê và phòng khách từ thời của đế chế Ottomans (1299 - 1923). Còn Osmanlı là một nhà cung cấp cà phê mới, đang giới thiệu lại văn hóa cà phê trong nhà tới những thế hệ trẻ hơn. Họ đưa Türk kahvesi truyền thống vào một quán cà phê có không gian trẻ trung.
Hương Chi (theo Matadornetwork)