Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Những món chả làm xiêu lòng người Hà Nội

Chả cốm, chả rươi hay chả cá từ lâu là một số món ăn đặc trưng của Hà Nội, nhất là trong những ngày thu se lạnh.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Các món chả góp phần làm nên sự đa dạng cho kho tàng ẩm thực Việt Nam. Ở rất nhiều quán ăn ở Hà Nội bán các loại chả dưới đây.

Chả cốm

Tháng 9 mùa thu Hà Nội, những con đường ngập sắc lá vàng và gánh hàng rong chở cốm len lỏi khắp các ngõ ngách Hà Nội. Đó cũng là lúc xuất hiện món chả cốm ngon trứ danh, từ quán hàng bình dân cho tới những nhà hàng sang trọng.

Chả cốm là món ăn thường xuất hiện trong các quán ăn từ bình dân đến sang trọng. Ảnh: emdep

Những hạt cốm dẻo, thơm, xanh có thể dùng để ăn chơi cùng chuối tiêu hay nấu thành xôi, chè, bánh cốm, cốm xào... Nhưng đặc trưng nhất có lẽ là món chả cốm với hương thơm vương vất.

Chả cốm không dùng các loại gia vị dậy mùi như hành, tỏi… vì sẽ làm mất hương cốm. Chả ngon khi được hấp sơ trước khi rán và càng thơm hơn khi được bọc trong lá sen, có thể ăn cùng với cơm, xôi, bánh mì hay bún đậu mắm tôm. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt nạc băm, dẻo của hạt cốm bên trong và giòn xốp của lớp vỏ bên ngoài.

Bạn có thể ăn ở quán trên phố Hàng Khay, ngõ Phất Lộc, phố Hoàng Cầu. Món ăn này được ăn kèm với bún đậu mắm tôm, có giá 35.000 - 40.000 đồng một suất.

Chả rươi

Rươi là một món ăn đặc sản nhưng chỉ có theo mùa. Vào độ tháng 9, 10 âm lịch là lúc rươi sinh sản và phát triển. Món ăn này là đặc sản nhưng cũng rất thách thức người ăn nếu nhìn thấy những con rươi sống loe ngoe.

Vào mùa, khắp các chợ đều có những quán hàng bán rươi màu xanh nhạt ửng sắc bạc. Khi vớt lên người ta rửa qua bằng nước lạnh cho sạch hết nhớt và rác, sau đó cho vào nước nóng già để rụng bớt lông, để ráo nước rồi mới chế biến.

Chả rươi rất kén người ăn. Ảnh: Đinh Hương

Rươi được trộn đều cùng một chút thịt băm nhuyễn, hành, thì là, vỏ quýt thái sợi nhỏ, trứng gà, cuối cùng mới cho gia vị để rươi không bị vỡ. Cách làm đơn giản nhưng cũng phải có bí quyết với tỷ lệ pha trộn để sao cho rươi không vị vỡ, mà món chả vẫn đậm đà, người ăn cảm nhận được vị béo của rươi.

Chả rươi có vị thơm ngon, ngọt, bùi, ngậy của rươi và vị thơm nhẹ của vỏ quýt khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Những người sành ăn thường cuốn chả rươi với lá lốt, ăn rất ngon, lạ miệng. Một số quán ăn như trên phố Lò Đúc, Gia Ngư... bán với giá khoảng 15.000 đồng một miếng.

Chả mực

Chả mực có ở rất nhiều nơi, làm từ mực mai tươi ngon được đánh bắt từ biển. Ở nhiều vùng biển có mực nhưng không phải nơi đâu cũng làm được chả mực thơm ngon và đậm hương vị như Hạ Long.

Muốn làm chả ngon người chế biến phải giã bằng tay, và đều cho đến khi mực dẻo kết dính với nhau là được.

Những miếng chả mực ăn giòn, dai và đậm đà vị biển. Ảnh: nauanngon

Chả mực được nêm một chút nước mắm, hạt tiêu giã giập và nắm thành từng miếng, thả vào chảo dầu nóng chiên vàng. Khi ăn cảm nhận được vị ngọt, giòn, dai và đậm hương vị biển cả. Chả mực được chấm cùng tương ớt hay nước mắm nguyên chất đều ngon. Ở Hà Nội bạn có thể ăn ở một số nhà hàng hải sản ở đường Nguyễn Khánh Toàn, phố Hàng Đậu...với giá 80.000 đồng một đĩa.

Chả cá

Chả cá là món dễ ăn hấp dẫn được khẩu vị của nhiều người. Cách làm chả không khó, nguyên liệu chủ yếu là cá còn tươi, thịt chắc, có thể để nguyên miếng hoặc quết nhuyễn.

Để tăng độ kết dính, người ta cho thêm một chút thịt nạc trộn lẫn rồi cho một số gia vị như hành, thì là, tiêu, ớt... sau đó cặp tre tươi hoặc vỉ nướng trên lò than hoa. Người nướng phải quạt lửa vừa đủ để chả cá chín phần bên trong mà không bị cháy.

Những lát chả cá vàng ươm, hấp dẫn. Ảnh: Thảo Nghi

Cắn miếng chả cá còn nóng, mùi thơm đặc trưng của thì là tỏa ra nhè nhẹ, hòa quyện với vị chả cá đượm nồng gia vị mà thấy nức lòng. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở nhà hàng phố Giảng Võ, Đường Thành, Thái Hà với giá khoảng 160.000 đồng một suất.

Anh Phương

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Đặc sản "nghĩ đến là thèm" khi du lịch Cà Mau

Cà Mau là vùng đất trời phú cho hệ sinh thái đa dạng nên cũng sản sinh ra nhiều loại đặc sản hấp dẫn du khách. Khi tới du lịch Cà Mau, du khách có thể lựa chọn nhiều loại đặc sản để mang về làm quà.
 


Cá lóc khô là một đặc sản của Cà Mau

Tôm khô Cà Mau

Tôm khô Cà Mau nổi tiếng là tôm khô Rạc Gốc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Hàng năm cứ vào tháng 11 âm lịch là bà con tại Rạch Gốc lại vào mùa làm tôm khô. Để sản suất ra được những con tôm khô ngon, chất lượng, ngày xưa bà con thường luộc rồi phơi thủ công, nhưng ngày nay, nhiều hộ gia đình đãđầu tư máy sấy để con tôm đảm bảo độ ngon ngọt.


Tôm khô Rạch Gốc

Chị Thanh bán hàng thực phẩm đồ khô tại chợ phường 7, Cà Mau cho biết, để có được sản phẩm mang hương vị đặc trưng của rừng, biển, người làm tôm khô cũng phải có bí quyết riêng khi luộc tôm. Tôm phải được luộc trong nước thật sôi từ 5-6 phút, rồi mới cho muối vào luộc tiếp khoảng 4 phút nữa sau đó đem ra phơi hoặc sấy khô thủ công.

Hiện nay, giá tôm khô ở Cà Mau dao động từ 450 nghìn đồng đến 1,3 triệu đồng tùy vào kích cỡ con tôm. Tôm khô Cà Mau chủ yếu là tôm tự nhiên được người dân thu hoạch ở các vuông nước mặn và ngoài biển.

Tôm khô có nhiều loại to nhỏ khác nhau. Loại to dùng để làm nộm, xào. Loại nhỏ để nấu canh và rim kho quẹt.

Cá kèo khô

Cá kèo khô luôn luôn có trong danh bạ những đặc sản nổi tiếng của Cà Mau. Vùng bán đảo Cà Mau nổi tiếng nhiều cá kèo với câu nói cửa miệng "cá kèo nổi như mù u rụng".

Trong trí nhớ của những người dân Cà Mau, ngày xưa hằng năm cứ vào mùa mưa, cá kèo lại nổi lên đầy khắp các kênh rạch. Đây là mùa đánh bắt cá kèo rộ nhất trong năm. Nhưng hiện nay, cá kèo tự nhiên hiếm hơn nên nhiều bà con nông dân đã thả trong vuông đầm nhà mình.

Cá kèo có dáng bơi khá đặc biệt, không chìm trong nước như các loại cá khác mà đầu cứ nổi lên khỏi mặt nước, thân dựng đứng dưới nước.

Cá kèo khô Cà Mau nổi tiếng khắp nơi.

Chế biến cá kèo khô rất đơn giản. Tuy nhiên cá kèo khô phải có độ mặn vừa phải, nướng lên ăn với cơm trắng hay dùng với cháo trắng thì không thể chê vào đâu được.

Hiện nay, cá kèo khô được bán cho du khách với giá từ 250 đến 300 nghìn đồng/kg.

Mắm cá lóc

Cá lóc miền Tây là đặc sản nổi tiếng khắp nơi nhưng cá lóc Cà Mau lại để lại cho du khách nhiều ấn tượng khó quên.

Cá lóc Cà Mau là cá tự nhiên, được người dân thả trong các đầm, vuông và họ thu hoạch hàng năm. Cá lóc không to, chỉ 2 – 3 lạng/con sẽ được người dân dùng để làm mắm. Người ta sẽ lựa những con cá còn tươi, làm sạch hết phần ruột, cho muối vào trong bụng, phủ kín lưng rồi cho cá vào các khạp, chum, vại lớn, đặt lên bề mặt cá một vài tấm nan được đan bằng tre, nứa.

Sau khi ủ muối xong, cá được lấy ra bỏ lớp muối đầu, ủ tiếp với thính chừng 1 tháng rồi mới chao qua nước đường, mang đi ủ, phơi nắng nhiều lần nữa mới cho ra hũ mắm như ý.


Cá lóc khô.

Mắm cá lóc rất ngon, dù ăn sống hay chưng với thịt. Còn nếu dùng làm lẩu ăn chung với rau và một số loại rau rừng khác thì chỉ ăn một lần là không sao quên được mùi vị đặc trưng. Mắm cá lóc ở Cà Mau bán với giá 120-150 nghìn đồng/kg.

Ngoài mắm cá lóc, Cà Mau còn đặc sản cá lóc khô. Cá lóc được bà con phơi hoặc sấy khô. Cá lóc khô bán với giái 200-300 nghìn đồng/kg. Cá lóc khô ăn vẫn giữ được vị ngọt của cá, vị dẻo của thịt cá. Cá lóc khô có thể dùng để nướng, rim thịt, sốt cà chua…

Ba khía

Khi du lịch Cà Mau, du khách còn có thể mua con ba khía mang về làm quà, chế biến các món ăn.

Ba khía Rạch Gốc là đặc sản đã có thương hiệu vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả.

Khoảng tháng 7, 8 âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.

Mắm ba khía có giá 50 đến 80 nghìn đồng/kg.

Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được.

Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc với sả và ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt, gồm sả băm nhuyễn trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn.

Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ. Ba khía luộc ăn cùng với nước chấm là một món ăn không thể quên đối với du khách.
 
(Theo Infonet)

Cẩm nang cơ bản cho lần đầu tới Đài Loan

Những lưu ý về ngôn ngữ, tiền tệ và phương tiện đi lại hữu ích cho mọi du khách lần đầu đặt chân đến Đài Loan.
Xem thêm: 10 trải nghiệm không thể bỏ qua ở Đài Bắc

Đài Loan là nơi vừa thể hiện được nét đẹp của thiên nhiên phong phú, màu sắc cổ xưa của văn hóa truyền thống lại không kém phần sôi động của đô thị hiện đại nhất nhì châu Á. Đài Loan có diện tích khoảng 36.000 km2 với phần lớn lãnh thổ là các đảo tạo thành.

Thành phố Đài Bắc là trung tâm văn hóa, chính trị có gần 7 triệu người sinh sống, mật độ dân số cao nhất Đài Loan. Với những du khách lần đầu đặt chân tới đây, một số thông tin cơ bản bên dưới sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Khung cảnh thành phố nhìn ra tòa nhà 101 cao nhất Đài Loan. Ảnh: Alamy.

Ngôn ngữ nào được sử dụng ở Đài Loan ?

Đa số người dân đều nói tiếng Đài Loan - ngôn ngữ của người Hakka, dân tộc lớn nhất sinh sống ở đây. Ở các trường, học sinh được học tiếng Trung Quốc phổ thông. Ngoài ra một số vùng còn nói tiếng Quan Thoại hoặc Phúc Kiến.

Hai ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở Đài Loan là tiếng Anh và tiếng Nhật. Bạn có thể tới các quầy thông tin du lịch để hỏi những điều cần biết bằng tiếng Anh. Còn lại tại các quầy hàng hay cả lái xe taxi cũng không thạo tiếng Anh.

Sử dụng loại tiền tệ nào?

Người Đài Loan sử dụng đài tệ (NT), cả tiền giấy và tiền xu. Hiện có 5 mệnh giá tiền giấy: 2.000, 1.000, 500, 200 và 100 NT (100 Đài tệ khoảng 686.000 đồng). Tiền xu có các mệnh giá: 50, 20, 10, 5 và 1 NT.

Bạn nên đổi trước một ít Đài tệ ở nhà để tránh phải đổi tiền ở sân bay, khách sạn, những nơi đắt đỏ nhất. Bạn nên đổi tiền ở các ngân hàng của chính phủ hoặc các máy ATM. Mỗi ngân hàng sẽ có một tỉ giá khác nhau, sau khi đổi tiền trên hóa đơn sẽ ghi rõ khoản phí dịch vụ. Du khách nên kiểm tra thông tin tỉ giá trước.

Đổi tiền bằng thẻ tín dụng là cách rẻ nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ý bởi việc chuyển đổi sẽ không thực hiện ngay tức thì. Nếu tỷ giá thay đổi, việc chuyển đổi có thể tốn nhiều hơn so với ước lượng ban đầu của bạn.

Loại phương tiện đi lại nào thuận lợi?

Từ sân bay quốc tế Đài Bắc (Taoyan International Airport – CKS Airport), bạn có thể dễ dàng bắt xe buýt tới các điểm như Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Taoyuan và Hsinchu. Để đến sân bay, nếu ở các thành phố ven bờ biển phía Đông như Hualien hay Taitung, bạn nên bắt tàu tới Đài Bắc trước, rồi bắt xe buýt tới sân bay, mất khoảng 1 giờ đi xe buýt.

Tàu cao tốc là phương tiện thuận tiện nhất để tới sân bay (giá dao động từ 40 NT đến 1.300 NT theo quãng đường đi). Tuy nhiên, bến tàu cao tốc không nằm trong sân bay Taoyuan. Bạn cần bắt xe buýt theo chuyến giá 35 NT khoảng 20 phút sẽ đến nơi.

Ngoài tàu cao tốc, trong thành phố bạn có thể tùy chọn sử dụng hệ thống tàu điện ngầm (MRT), xe buýt, taxi hoặc tự thuê cho mình một chiếc ô tô. Trong đó, tàu điện ngầm được nhiều người chuộng nhất. Tránh dùng xe buýt trong các giờ cao điểm (7h - 9h30 và 17h - 19h), nên mang theo áo len mỏng bởi trên xe thường để điều hòa rất lạnh. Giá xe buýt sẽ đắt hơn trung bình 30 NT mỗi chuyến vào những ngày cuối tuần (từ 260 NT đến 630 NT/chuyến)

Dạo quanh những bãi biển, khu du lịch nổi tiếng như hồ Sun Moon, Kenting, Green Island và Penghu rất đơn giản. Bạn có thể thuê một chiếc xe tay ga giá rẻ mà chẳng cần bằng lái xe quốc tế hay thẻ ID. Cách dễ dàng nhất để thuê một chiếc xe là ở tại nơi bạn lưu trú.

Lưu ý khác

Bạn có thể tới Quầy thông tin của Bộ Du lịch Đài Loan ở sân bay để đăng ký nhận vé xe buýt miễn phí cho chặng đường từ sân bay Taoyuan đến Đài Bắc và ngược lại.

Tải ứng dụng iTaiwan để sử dụng wifi miễn phí tại tất cả các Trung tâm Du lịch. Bạn chỉ cần đăng ký bằng hộ chiếu là có thể truy cập internet dễ dàng ở mọi nơi có tín hiệu “iTaiwan”.

Như Bìn

Bài đăng phổ biến